Bị mất răng số 6 có niềng được không?
Răng số 6 là răng hàm lớn vĩnh viễn, đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai nhuyễn thức ăn. Vậy nên nếu mất đi răng số 6 sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của cơ thể và cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.
Có rất nhiều người thắc mắc là bị mất răng số 6 có niềng được không? Câu trả lời là có, bạn có thể niềng năng sử dụng mắc cài kim loại, mắc cài sứ hoặc mắc cài trong suốt Invisalign.
Đặc điểm của răng số 6
Răng số 6 hay còn gọi là răng hàm lớn thứ nhất, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn, cũng như định hình sự phát triển của hàm răng. Chiếc răng này thường mọc trong khoảng từ 6 - 8 tuổi và không có quá trình thay thế, nghĩa là nó chỉ mọc một lần duy nhất
Răng hàm số 6 có đặc điểm là:
- Diện tích mặt nhai rộng giúp răng có khả năng nghiền nát thức ăn hiệu quả.
- Phần chân răng lớn: Răng số 6 hàm trên thường có 3 chân, trong khi răng hàm dưới có 2 chân.
- Hệ thống mạch máu, dây thần kinh và dây chằng phong phú. Do đó, khi có vấn đề về răng này, việc điều trị thường phức tạp và kéo dài hơn so với các răng khác.
- Răng hàm số 6 thường có từ 3 - 5 ống tủy, là răng có nhiều ống tủy nhất, khiến việc điều trị tủy trở nên khó khăn hơn.
Hậu quả khi bị mất răng số 6
Việc mất răng số 6, một trong những răng quan trọng nhất trong hàm, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Những ảnh hưởng cụ thể khi mất răng số 6 bao gồm:
- Khi mất răng số 6, việc nhai sẽ trở nên khó khăn, thậm chí không thực hiện được ngay cả với thức ăn mềm. Vì vậy, buộc người mất răng phải nhai lâu một bên hàm, dẫn đến mỏi hàm và mặt bị lệch.
- Mất răng số 6, đặc biệt là ở hàm dưới, lâu ngày sẽ khiến xương hàm bị tiêu biến, khiến má bị hóp lại theo thời gian. Kết quả là không chỉ gây khó khăn trong ăn uống mà còn làm giảm thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến gương mặt trông già hơn.
- Khi mất răng số 6, các răng xung quanh có xu hướng nghiêng về khoảng trống mất răng, gây xô lệch răng. Từ đó có thể dẫn đến các vấn đề về khớp cắn, làm cho việc nhai càng trở nên khó khăn.
Bị mất răng số 6 có niềng được không?
Có rất nhiều người thắc mắc rằng liệu: “bị mất răng số 6 có niềng được không”? Câu trả lời là có, nếu bạn đã mọc hoặc đang mọc răng số 8 (răng khôn), một số trường hợp răng khôn mọc ngầm thì vẫn có thể niềng được.
- Nếu không có răng khôn hoặc răng khôn đã nhổ thì việc niềng răng khi mất răng số 6 không có ích cho tình trạng răng miệng của bạn, lúc này bạn nên tiến hành phương pháp trồng răng Implant.
- Trường hợp mất răng số 6 nhưng còn răng số 7, số 8 cùng hàm và cùng phía thì có thể kéo 2 răng này thay cho răng số 6. Sau khi kết thúc niềng răng thì bạn có thể ăn uống thoải mái như chưa bị mất răng.
- Trường hợp răng số 8 đang mọc thì cũng có thể làm như trường hợp trên, nhưng nếu răng số 8 mọc ngầm thì phải căn cứ tuỳ thuộc vào tình trạng của răng và được điều chỉnh theo tư vấn của bác sĩ nha khoa.
Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay
Có 3 phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay, đó là niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt Invisalign.
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là một phương pháp chỉnh nha hiệu quả. Mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng đến nay, phương pháp này vẫn được nhiều người lựa chọn.
Đây là phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha như: mắc cài được làm bằng kim loại, dây thun, dây cung,... để tạo lực kéo nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm.
So với một số phương pháp khác như niềng răng trong suốt hoặc các phương pháp điều trị nha khoa khác, niềng răng mắc cài kim loại thường có chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên, mắc cài có thể là nơi tạo ra mảng bám thức ăn và vi khuẩn, đặc biệt là ở các khu vực khó vệ sinh. Từ đó, tăng nguy cơ sâu răng hoặc viêm nướu nếu không vệ sinh kỹ lưỡng.
Xem thêm: Bị mất răng hàm dưới gây hậu quả gì? Khắc phục như thế nào?
Niềng răng mắc cài sứ
Mắc cài sứ thường được làm màu sắc tương tự như màu của răng, giúp chúng trở nên rất khó nhận biết và tạo ra một nụ cười tự nhiên hơn so với mắc cài kim loại. Sứ là vật liệu không gây kích ứng và không chứa kim loại, giảm nguy cơ gây tổn thương hoặc viêm nướu so với mắc cài kim loại.
Không những thế chất liệu sứ cũng có bề mặt mịn và không thấm nước, giúp loại bỏ mảng bám thức ăn và vi khuẩn dễ dàng hơn, giữ cho răng và nướu luôn sạch sẽ.
Dù vậy, mắc cài sứ thường có chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại do vật liệu và quá trình sản xuất phức tạp hơn. Ngoài ra, sứ có độ dẻo và bền kém hơn kim loại, do đó có nguy cơ gãy vỡ trong quá trình sử dụng cao hơn, đặc biệt là khi ăn những thức ăn cứng.
Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign sử dụng các khay niềng trong suốt để nắn chỉnh răng thay vì hệ thống mắc cài. Điều này giúp đảm bảo thẩm mỹ cao trong quá trình niềng răng, người khác không dễ nhận biết, giúp người sử dụng cảm thấy tự tin khi giao tiếp mà không sợ bị lộ ra rằng họ đang niềng răng.
Khay niềng Invisalign được làm từ vật liệu nhựa linh hoạt, mềm mại, giảm thiểu nguy cơ gây tổn thương cho lợi và nướu so với mắc cài kim loại hoặc sứ.
Các khay niềng răng trong suốt có thể tháo ra để dễ dàng trong việc ăn uống và vệ sinh, không gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Người dùng có thể ăn bất kỳ thực phẩm nào mà không cần lo lắng về việc gãy hoặc làm hỏng mắc cài.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, người dùng cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện đeo khay niềng liên tục trong thời gian được chỉ định. Invisalign không phải là phương pháp phù hợp cho mọi trường hợp điều chỉnh răng, đặc biệt là các vấn đề sai lệch răng nghiêm trọng hoặc cần phải điều chỉnh góc cắn lớn.
Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi “bị mất răng số 6 có niềng được không”, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn cụ thể nhé.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Vĩnh Long 2024
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Phước được đánh giá cao
- Điểm danh 10 nha khoa uy tín tại Đồng Nai năm 2024
- Review nha khoa uy tín tại Cà Mau
- Review nha khoa uy tín tại Bạc Liêu
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Bình Dương
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Vũng Tàu
- Cách chữa mòn cổ chân răng tại nhà hiệu quả