Nhức răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhức răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Sinh non, tiền sản giật, sinh con nhẹ cân… là những rủi ro có thể xảy ra nếu phụ nữ mắc các vấn đề răng miệng nghiêm trọng trong giai đoạn mang thai. Mẹ bầu bị nhức răng có thể khắc phục bằng các nguyên liệu tự nhiên, sử dụng thuốc giảm đau an toàn và điều trị tại nha khoa.
Nguyên nhân dẫn đến đau nhức răng khi mang thai
Nhức răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đau nhức răng không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà còn gây nguy hiểm đến thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân dẫn đến đau nhức răng khi mang thai để có thể phòng ngừa một cách tốt nhất nhé!
Dưới đây là những lý do phổ biến gây nên tình trạng đau răng khi mang thai:
1. Sự thay đổi hormone
Thời kỳ mang thai, nồng độ hormone nội tiết tố ở phụ nữ tăng cao. Điều này thúc đẩy quá trình lưu thông máu và làm gia tăng lượng máu trong cơ thể, khiến mẹ bầu dễ bị sưng nướu, đau nướu, đau răng…
2. Sự thay đổi môi trường PH trong khoang miệng
Trong giai đoạn thai kỳ, độ PH trong khoang miệng thay đổi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
3. Tình trạng nôn do ốm nghén
Giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên bị nôn do ốm nghén làm tăng lượng acid trong khoang miệng, acid bào mòn men răng và dễ gây ra tình trạng nhạy cảm, đau răng, sâu răng.
4. Sự thay đổi chế độ và thói quen ăn uống
Phụ nữ mang thai cần nguồn dinh dưỡng đầy đủ để nuôi dưỡng thai nhi nên lượng thức ăn nạp vào cơ thể nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, nhiều mẹ bầu thay đổi thói quen ăn uống, thèm ngọt hoặc thèm chua, dẫn đến tích tụ mảng bám răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công răng, gây viêm nướu, sâu răng, đau nhức răng…
5. Thay đổi về lượng nước bọt
Khi có thai, lượng nước bọt tiết ra cũng thay đổi rõ rệt dẫn đến mất cân bằng độ ẩm trong khoang miệng, tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn phân hủy lượng thức ăn thừa bám trên răng và tạo ra acid phá hủy răng.
6. Đau răng bệnh lý hoặc do mọc răng khôn
Đau răng trong thời kỳ mang thai có thể là biểu hiện tiến triển của các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, mòn răng…
Những bệnh lý này có thể khởi phát trước khi mang thai nhưng chưa nghiêm trọng và chưa có biểu hiện rõ ràng nên chị/ em không phát hiện kịp thời, đến khi mang thai bệnh bước vào giai đoạn nặng hơn và gây ra các triệu chứng sưng, đau.
Trường hợp mẹ bầu mang thai bị sưng và đau vùng nướu răng trong cùng hàm thì có khả năng bạn đang mọc răng khôn hoặc đau do răng khôn mọc ngầm, răng khôn bị sâu, răng khôn mọc lệch…
Nhức răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhức răng khiến cho mẹ bầu khó chịu, cản trở hoạt động ăn nhai và sinh hoạt của mẹ bầu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho sức khỏe và tinh thần của giảm sút. Nhưng điều mẹ bầu lo lắng nhất đó chính là không biết nhức răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sức khỏe răng miệng của người mẹ có ảnh hưởng lớn đến tình trạng thai nhi. Cụ thể như sau:
Nhức răng và các bệnh lý răng miệng làm tăng nguy cơ sinh non vì vi khuẩn gây bệnh có thể đi vào nhau thai làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối gây chuyển dạ sớm.
Các vấn đề răng miệng ở mẹ bầu còn có thể dẫn đến tăng tiền sản giật và sinh con nhẹ cân lên 2-3 lần. Hậu quả là trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não, nhận thức kém, dễ gặp các vấn đề tăng động hoặc tự kỷ.
Nếu mẹ bầu có sức khỏe răng miệng kém, cấu trúc răng yếu thì trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề răng miệng hoặc răng dễ bị tổn thương.
Nhức răng khi mang thai phải làm sao?
Chúng ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi “Nhức răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?”chính là “Có”. Vậy mẹ bầu bị nhức răng phải làm sao? Tùy theo mức độ đau nhức và tình trạng răng miệng cụ thể mà sẽ có phương pháp xử lý phù hợp cho mẹ bầu bị đau răng.
Vì giai đoạn thai kỳ là giai đoạn quan trọng, bất kỳ tác động nào cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên mẹ bầu cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và cẩn trọng khi chữa trị. Cách tốt nhất là mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ nha khoa để được tư vấn chính xác nhất.
Thông thường, khi mẹ bầu bị đau nhức răng, nếu không quá nghiêm trọng thì mẹ bầu có thể giảm tình trạng đau nhức bằng cách vệ sinh răng miệng kỹ, súc miệng bằng nước muối và sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để giảm đau như tỏi, gừng, lá bạc hà, lá trà xanh, đọt ổi non, tinh dầu đinh hương…
Thuốc giảm đau răng cũng là một trong những cách mẹ bầu có thể áp dụng nếu các phương pháp giảm đau tự nhiên không mang lại hiệu quả. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ.
Trường hợp đau răng nghiêm trọng với những biểu hiện như đau nhức dữ dội không thuyên giảm, sưng phù hàm mặt, không thể há miệng, sốt… thì mẹ bầu cần được cấp cứu nha khoa ngay lập tức. Bác sĩ sẽ thăm khám và tìm ra nguyên nhân dẫn đến đau nhức răng, điều trị triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
Hướng dẫn phòng ngừa đau răng trong thời gian mang thai
Đau răng trong thời kỳ mang thai quả thật là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn cần lưu ý một số điều sau:
1. Thăm khám răng miệng tổng quát trước khi mang thai
Nếu việc mang thai nằm trong kế hoạch thì trước khi mang thai, phụ nữ cần tiến hành thăm khám răng miệng tổng quát. Thăm khám tổng quát sẽ giúp Bác sĩ tầm soát sức khỏe răng miệng, làm sạch vôi răng và xử lý kịp thời nếu có vấn đề bất thường.
2. Kiểm tra răng miệng định kỳ trong thời gian mang thai
Kiểm tra răng miệng định kỳ là một giải pháp phòng tránh đau răng hiệu quả khi mang thai. 3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm lý tưởng để thăm khám răng tuy nhiên bạn có thể thăm khám ở bất kỳ thời điểm nào nếu sức khỏe mẹ và bé ổn định. Bác sĩ sẽ khám và đề nghị cạo vôi răng nếu mảng bám vôi răng tích tụ nhiều.
Xem thêm: Đang có bầu mà bị đau răng phải làm sao?
3. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
Việc chăm sóc và vệ sinh răng trong thời gian mang thai vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm.
Sau mỗi lần ăn, mẹ bầu cần loại bỏ thức ăn thừa với chỉ nha khoa và súc miệng sạch. Bàn chải đánh răng cần được thay mới sau 3 tháng sử dụng để hạn chế vi khuẩn phát triển. Mẹ bầu có thể dùng tăm nước để giúp quá trình vệ sinh răng hiệu quả hơn.
4. Chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học trong thai kỳ không chỉ bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng mà còn có lợi cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Dù cho thay đổi thói quen ăn uống thì mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều bất kỳ một loại thực phẩm nào mà cần ăn uống đa dạng và phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Trung tâm Implant Việt Nam đã giúp mẹ bầu trả lời câu hỏi “Nhức răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?” và đã có những lời khuyên hữu ích để bảo vệ sức khỏe răng miệng trong giai đoạn mang thai. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Gia Lai được tin tưởng
- Review top 10 nha khoa tại Đà Lạt uy tín, chất lượng
- Review chi tiết top 10 nha khoa uy tín tại Đắk Lắk
- Review Top 10 nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Review top 10 nha khoa uy tín tại Quảng Nam
- Review chi tiết 10 nha khoa uy tín tại Quảng Ngãi
- Review 10 nha khoa uy tín tại Bình Định bạn nên ghé
- Review top 10 nha khoa uy tín nhất tại Phú Yên