Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Những điều cần lưu ý khi trẻ thay răng sữa


Giai đoạn thay răng sữa là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển bộ răng ở người. Để giúp trẻ thay răng sữa thuận lợi, tạo tiền đề cho hàm răng chắc khỏe và thẩm mỹ về sau, ba mẹ cần có những lưu ý cần biết khi trẻ thay răng.
Những điều cần lưu ý khi trẻ thay răng sữa

Thay răng sữa là giai đoạn trẻ rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Trong quá trình thay răng sữa ba mẹ cần lưu ý chăm sóc và hướng dẫn trẻ vệ sinh răng kỹ lưỡng, nắm được những vấn đề bất thường có thể xảy ra để kịp thời cho trẻ thăm khám và điều trị.

Quá trình thay răng sữa là gì?

Khi trẻ sinh ra, trong miệng trẻ không có răng. Những chiếc răng sữa bắt đầu nhú lên vài tháng sau đó, thường là lúc trẻ được 6 tháng tuổi (có thể sớm hoặc trễ hơn tùy vào từng bé). Đến khoảng 3 tuổi, trẻ sẽ mọc đủ 20 chiếc răng sữa.

Hệ răng sữa giúp trẻ ăn nhai và thẩm mỹ giai đoạn đầu đời của trẻ. Từ khoảng 6-7 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa. Lúc này răng sữa sẽ bắt đầu lung lay và rụng dần theo thứ tự răng sữa mọc trước sẽ rụng trước, để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Quá trình thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn sẽ kéo dài đến khi trẻ 11-12 tuổi.

Thay răng sữa là quá trình rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn
Thay răng sữa là quá trình rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn

Bộ răng sữa của trẻ là 20 cái, còn răng vĩnh viễn là 28 cái (chưa bao gồm răng khôn). Trong quá trình mọc răng vĩnh viễn, hàm răng sẽ mọc thêm 8 răng mà hàm răng sữa không có, đó là 8 răng cối lớn (răng số 6 và răng số 7).

Răng khôn thường mọc ở độ tuổi 17-25 tuổi, ở người trưởng thành thường có 4 răng khôn, tuy nhiên nhiều trường hợp mọc ít hơn 4 hoặc không mọc răng khôn.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Trình tự thay răng sữa ở trẻ diễn ra như thế nào?

Trình tự thay răng sữa ở trẻ sẽ là răng nào mọc trước thì thay trước, cụ thể như sau:

  • Thay 2 răng cửa giữa hàm dưới: 6-7 tuổi
  • Thay 2 răng cửa giữa hàm trên: 7 tuổi
  • Thay 2 răng cửa bên hàm dưới (răng số 2): 7-8 tuổi
  • Thay 2 răng cửa bên hàm trên: 8-9 tuổi
  • Thay 2 răng nanh (răng số 3) hàm dưới: 9-10 tuổi
  • Thay 2 răng nanh hàm trên: 11-12 tuổi
  • Thay 2 răng cối nhỏ thứ nhất (răng số 4) hàm dưới: 10-11 tuổi
  • Thay 2 răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên: 10-12 tuổi
  • Thay 2 răng cối nhỏ thứ hai (răng số 5) hàm dưới: 11-12 tuổi
  • Thay răng cối nhỏ thứ hai (răng số 5) hàm trên: 10-12 tuổi
Tình tự mọc và thay răng sữa ở trẻ
Tình tự mọc và thay răng sữa ở trẻ

Trình tự thay răng trên đây chỉ áp dụng cho số đông, không áp dụng cho tất cả các trẻ. Một số trường hợp trẻ có thể không thay răng theo trình tự và thời gian như thông thường mà thứ tự thay răng có thể sẽ khác biệt hơn. Nếu trẻ vẫn thay răng và không gặp những vấn đề bất thường mà chúng tôi nêu ở phần tiếp theo thì ba mẹ không cần quá lo lắng.

Những vấn đề bất thường có thể gặp trong quá trình thay răng sữa

Quá trình thay răng sữa ở trẻ có thể gặp một số vấn đề bất thường sau đây:

1. Răng sữa rụng sớm

Rụng răng sữa hoặc mất răng sữa trước thời điểm thay răng hầu hết là hậu quả của việc sâu răng nặng, chấn thương răng sữa... Tùy theo tình trạng cụ thể mà Bác sĩ sẽ tư vấn cho ba mẹ giải pháp phù hợp. Đôi khi ba mẹ chỉ cần theo dõi cho đến khi bé mọc răng vĩnh viễn.

Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất răng sữa sớm
Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất răng sữa sớm

Răng vĩnh viễn có thể mọc và phát triển bình thường nếu mất răng sữa sớm. Tuy nhiên cũng sẽ có trường hợp mất răng sữa sớm dẫn đến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, mọc khó… và cần phải can thiệp để giúp răng vĩnh viễn phát triển bình thường, chẳng hạn như chỉnh nha, đeo hàm trainer…

Nếu lo lắng con bị mất răng sữa sớm gây ảnh hưởng đến mọc răng vĩnh viễn, ba mẹ có thể cho trẻ đeo khí cụ giữ khoảng để ngăn sự dịch chuyển của răng, giữ khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc.

Liên hệ

2. Răng sữa không lung lay, không rụng khi đến tuổi thay răng

Ngược lại với trường hợp mất răng sữa sớm là răng sữa không chịu rụng để cho răng vĩnh viễn mọc mặc dù đã đến thời điểm thay răng. Răng sữa không rụng sẽ khiến cho răng vĩnh viễn không thể mọc lên hoặc mọc lệch, mọc nghiêng ngả, mọc ngang, mọc ngầm.

Nếu gặp phải vấn đề này, phụ huynh cần cho trẻ thăm khám. Thông thường, trẻ sẽ được tư vấn nhổ răng sữa để cho răng vĩnh viễn có chỗ mọc và mọc thẳng hàng.

Hầu hết các trường hầu răng sữa không rụng để mọc răng vĩnh viễn dù đã đến thời điểm thay răng đều được chỉ định nhổ răng sữa
Hầu hết các trường hầu răng sữa không rụng để mọc răng vĩnh viễn dù đã đến thời điểm thay răng đều được chỉ định nhổ răng sữa

Xem thêm: Ghép xương hàm nên ăn gì và kiêng ăn gì?

3. Không mọc răng vĩnh viễn

Có trường hợp răng sữa đã rụng nhưng mãi không thấy mọc răng vĩnh viễn. Lúc này ba mẹ cần cho trẻ thăm khám để biết được là răng vĩnh viễn mọc chậm hay do không có mầm răng vĩnh viễn.

Nếu răng vĩnh viễn mọc chậm thì Bác sĩ có thể can thiệp rạch nhẹ nướu để giúp răng vĩnh viễn trồi lên. Nếu thiếu mầm răng thì trẻ có thể thực hiện can thiệp bằng chỉnh nha kéo khoảng hoặc đeo khí cụ giữ khoảng và đợi đủ 18 tuổi để thực hiện trồng răng Implant.

Đặt hẹn khám - tư vấn

4. Răng vĩnh viễn mọc lệch lạc

Răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, hô, móm, thưa... là điều mà nhiều trẻ gặp phải. Trên thực tế, khi trẻ bắt đầu thay răng sữa, ba mẹ có thể cho trẻ thực hiện tầm soát chỉnh nha để Bác sĩ kiểm tra xem răng có mọc đúng hướng, đúng chiều, đúng vị trí hay không.

Nếu có xu hướng mọc sai lệch, Bác sĩ sẽ tư vấn ba mẹ can thiệp tiền chỉnh nha với khí cụ điều chỉnh như hàm trainer hoặc các khí cụ khác. Khi trẻ 9-Cần lưu ý điều gì khi thay răng sữa? tuổi, trẻ có thực hiện niềng răng toàn diện nếu răng vẫn mọc lệch lạc…

Răng vĩnh viễn mọc lệch lạc ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng
Răng vĩnh viễn mọc lệch lạc ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng

Cần lưu ý điều gì khi thay răng sữa?

Khi trẻ thay răng sữa, ba mẹ cần lưu ý những điều sau đây để giúp trẻ thay răng thuận lợi, sở hữu hàm răng đều đẹp và chắc khỏe trong tương lai:

1. Nắm rõ thời điểm và trình tự thay răng ở trẻ

Nắm rõ thời điểm và trình tự thay răng sẽ giúp ba mẹ biết trẻ có đang thay răng bình thường hay không, kịp thời phát hiện những vấn đề như mất răng sữa sớm hoặc chậm mọc răng sữa, thay răng muộn để có giải pháp can thiệp.

2. Chú ý khi cho trẻ vệ sinh răng miệng

Một hàm răng khỏe, đẹp không thể thiếu vai trò của quá trình vệ sinh răng miệng. Trẻ cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đúng chuẩn nha khoa ít nhất 2 lần/ mỗi ngày. Ba mẹ cần hướng dẫn và theo dõi sát sao việc vệ sinh răng của trẻ để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, phòng ngừa sâu răng, viêm nướu…

Ba mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng đúng cách để giúp trẻ bảo vệ răng tốt hơn
Ba mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng đúng cách để giúp trẻ bảo vệ răng tốt hơn

Những vật dụng vệ sinh răng không thể thiếu đó là bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, chải lưỡi. Ở lưỡi là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nên cần chải lưỡi trong những lần vệ sinh răng để tiêu diệt vi khuẩn. Bên cạnh đó, để giúp làm sạch sâu hơn, ba mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch súc miệng, sử dụng thêm bài chải kẽ, tăm nước.

3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tốt cho răng

Trẻ cần được cung cấp đủ dưỡng chất để đảm bảo về thể chất. Đặc biệt, ba mẹ cần lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu các chất như canxi, photpho, kẽm, protein… là những chất cần thiết cấu tạo răng và bảo vệ răng chắc khỏe.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm giàu đường, dai cứng, dễ bám dính
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm giàu đường, dai cứng, dễ bám dính

Trẻ em rất thích đồ ngọt, các loại nước ngọt, bánh kẹo, đồ ăn vặt là những món ưa thích của trẻ. Những thực phẩm này rất dễ khiến răng bị sâu nên cần hạn chế. Các loại thực phẩm quá nóng/ quá lạnh/ quá dai cứng cũng cần tránh vì chúng đều dễ gây kích ứng răng, tổn thương răng.

4. Loại bỏ thói quen xấu của bé

Các thói quen như mút tay, đẩy lưỡi, thở miệng, nghiến răng, dùng răng cắn đồ vật, ngậm cơm khi ăn, bú bình khi ngủ… có thể khiến răng sâu, tổn thương răng, răng mọc lệch lạc theo thời gian, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Do đó, nếu nhận thấy trẻ có những thói quen này, ba mẹ cần tìm cách khắc phục để bảo vệ hàm răng cho trẻ.

Cho trẻ rèn thói quen tốt, bỏ những thói quen gây hại cho răng
Cho trẻ rèn thói quen tốt, bỏ những thói quen gây hại cho răng

5. Cho trẻ khám nha khoa định kỳ

Trẻ nên được thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để Bác sĩ theo dõi quá trình mọc và phát triển của hàm răng. Trong các lần khám, Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng răng trẻ để tư vấn chính xác cho ba mẹ, kịp thời phát hiện nếu có những vấn đề bất thường để can thiệp giải quyết hiệu quả.

Khám răng định kỳ giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe mỗi ngày
Khám răng định kỳ giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe mỗi ngày

Đối với những trẻ đủ tuổi, Bác sĩ sẽ cạo vôi răng để giúp trẻ làm sạch mảng bám vôi răng, tư vấn trám răng dự phòng để phòng ngừa sâu răng cũng như các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, áp-xe răng.

Trẻ thay răng sữa vô cùng quan trọng, vì vậy Trung tâm Implant Việt Nam hy vọng những thông tin mà trung tâm cung cấp sẽ giúp ba mẹ chăm sóc răng trẻ tốt hơn để trẻ có hàm răng chắc khỏe và nụ cười vui tươi mỗi ngày.

Liên hệ


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan