Ghép xương hàm nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Ghép xương hàm nên ăn gì và kiêng ăn gì? Sau khi ghép xương hàm, bệnh nhân cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi, magie, photpho, protein, kẽm, vitamin, đồng thời cần tránh thực phẩm dễ gây mưng mủ và ngứa, thực phẩm giàu đường, rượu, bia, thuốc lá… để giúp tăng cường tái tạo xương và nhanh lành thương.
Ghép xương hàm nên ăn gì?
Tiêu xương là hậu quả nghiêm trọng do mất xương lâu năm gây ra.
Tiêu xương hàm khiến việc trồng răng Implant trở nên phức tạp hơn. Nhiều trường hợp bệnh nhân không đủ số lượng và chất lượng xương để cấy trụ Implant. Trong những trường hợp này, bệnh nhân cần tiến hành ghép xương để bổ sung lượng xương hàm bị thiếu nhằm chuẩn bị cấy ghép Implant.
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ghép xương trong trồng răng Implant vô cùng quan trọng. Ăn uống đúng cách sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục và giúp xương hàm nhanh chóng được tái tạo. Ngược lại, có thể khiến việc ghép xương gặp rủi ro, thất bại và tiềm ẩn biến chứng.
Vậy ghép xương hàm nên ăn gì và kiêng ăn gì? Trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thực phẩm nên ăn khi thực hiện ghép xương nhé:
1. Thực phẩm chứa nhiều canxi
Canxi là thành phần chính cấu tạo xương nên sau khi ghép xương hàm, bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết (khoảng 1000-Phẫu thuật xương hàm kiêng ăn gì?00mg canxi) để thúc đẩy quá trình tái tạo xương và nhanh lành thương.
Sau khi thực hiện ghép xương, Bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân tăng cường những thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, bông cải xanh, các loại cá, các chế phẩm từ sữa, bánh mì…
2. Thực phẩm giàu protein
Ăn gì để xương chắc khỏe? Đương nhiên là không thể thiếu những thực phẩm giàu protein. Xương cần protein để trở nên rắn chắc. Protein cũng hỗ trợ hấp thụ tốt canxi và vitamin D cho xương.
Do đó, sau khi ghép xương, bệnh nhân nên ăn thức ăn chứa nhiều protein như thịt nạc, cá hồi, đậu phụ, các loại đậu… để xương nhanh chóng hồi phục.
3. Thực phẩm giàu magie
Magie là chất vi lượng hỗ trợ hấp thụ tốt canxi và điều chỉnh nồng độ canxi và vitamin D trong máu, từ đó tăng cường mật độ xương và giúp xương phát triển. Trong chế độ ăn của bệnh nhân ghép xương, cần bổ sung các thực phẩm giàu magie như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, rau lá xanh đậm, quả bơ…
4. Món ăn giàu photpho
Photpho kết hợp với canxi giúp hình thành và tái tạo xương. Vì vậy cần ăn uống đủ chất và bổ sung thực phẩm giàu photpho sữa, thịt, cá, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt…
5. Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm thúc đẩy quá trình hấp thu canxi, tăng cường khoáng hóa xương và tái tạo xương. Thiếu kẽm, xương sẽ không thể phát triển chắc khỏe, vết thương sẽ lâu lành. Do đó, sau khi ghép xương, cơ thể cần đủ lượng kẽm cần thiết để giúp xương nhanh lành và rắn chắc.
Kẽm được tìm thấy trong các thực phẩm như hải sản có vỏ, các loại hạt, các loại thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt...
6. Món ăn giàu vitamin D, B6, B12
Vitamin là khoáng chất không thể thiếu để tăng cường đề kháng và hỗ trợ phục hồi vết thương sau phẫu thuật ghép xương hàm. Các vitamin như vitamin D, B6 và B12 góp phần hình thành xương mới, giúp xương ổn định.
Các thực phẩm giàu vitamin D, B6 và B12 có thể kể đến bao gồm các loại nấm men dinh dưỡng, nội tạng động vật, cá hồi, thịt heo…
7. Thực phẩm giàu omega-3
Thực phẩm giàu omega-3 mà bạn có thể bổ sung sau khi ghép xương hàm như cá hồi, hạt lanh, quả óc chó, hạt chia... Bên cạnh tác dụng kháng viêm, chất béo không no còn giúp hạn chế các tình trạng đau nhức xương khớp, cứng khớp… Thực phẩm chứa nhiều omega-3 gồm có sữa, ngũ cốc, nước cam, các loại cá nước mặn…
Phẫu thuật xương hàm kiêng ăn gì?
Ghép xương hàm nên ăn gì và kiêng ăn gì? Ở phần trên, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn những thực phẩm nên ăn sau khi ghép xương hàm. Vậy những thực phẩm nào cần kiêng cử, hạn chế sau khi ghép xương?
1. Thực phẩm dễ gây mưng mủ và ngứa
Đồ nếp, xôi, rau muống, thịt gà, thịt bò là những thực phẩm dễ gây mưng mủ và ngứa, chúng có thể khiến vết thương dễ bị lở và chậm lành thương. Cho nên, thời gian đầu sau khi ghép xương, bệnh nhân cần hạn chế ăn những món ăn chứa các thực phẩm này.
2. Rượu, bia và chất kích thích
Rượu, bia và các chất kích thích là những thứ cần tránh sau khi ghép xương hàm vì chúng có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa máu khiến khó cầm máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, kéo dài thời gian hồi phục.
3. Thuốc lá
Sau khi ghép xương hàm hoặc trồng răng Implant, bệnh nhân cần tránh hút thuốc lá ít nhất là 2-4 tuần sau khi thực hiện. Các chất độc hại có trong thuốc lá sẽ cản trở quá trình lành thương và tái tạo xương, tăng nguy cơ biến chứng hậu phẫu.
4. Thực phẩm nhiều đường, dễ bám dính
Thực phẩm giàu đường hay dễ bám dính sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công răng miệng, đặc biệt là vùng ghép xương rất dễ bị tổn thương. Vi khuẩn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và làm thất bại điều trị ghép xương.
5. Thực phẩm dai cứng
Sau khi ghép xương bệnh nhân cần ăn thực phẩm mềm, tránh thực phẩm quá dai cứng sẽ tác động đến xương hàm, ảnh hưởng đến sự ổn định của xương vừa cấy ghép.
6. Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
Trong những ngày đầu, khu vực ghép xương trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích như nhiệt độ. Vì vậy, bệnh nhân cần tránh những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để cảm thấy dễ chịu hơn và lành thương nhanh hơn.
Bài viết này cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan đến chủ đề “Ghép xương hàm nên ăn gì và kiêng ăn gì?” Để được tư vấn chi tiết các vấn đề về sức khỏe răng miệng, ghép xương và trồng răng Implant, Quý khách vui lòng liên hệ với Trung tâm Implant Việt Nam, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chính xác nhất cho bạn!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống