Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Mất răng có sao không? Biện pháp khắc phục


Việc mất răng không phải là hiếm. Các tình trạng di truyền, bệnh nướu răng, chấn thương, sâu răng, nha chu… là những nguyên nhân phổ biến gây mất răng. Vậy bị mất răng có sao không, khắc phục như thế nào?
Mất răng có sao không? Biện pháp khắc phục
Mất răng có sao không? Nhiều trường hợp cho thấy mất răng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ mà còn hạn chế hoạt động ăn nhai và làm suy giảm sức khỏe. Biện pháp điều trị mất răng gồm trồng răng Implant và cầu răng sứ.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng mất răng

Mất răng có sao không? Có nhiều tình trạng, vấn đề sức khỏe và các yếu tố khác có thể gây mất răng hoặc làm tăng nguy cơ mất răng, bao gồm:

1. Di truyền

Trong một số trường hợp, thiếu răng do dị tật di truyền của hàm trên và hàm dưới xương hàm được gọi là không răng bẩm sinh. Những dị tật gây ra tình trạng này có thể là sứt môi hở hàm ếch, loạn sản ngoại bì, hội chứng Down…

Bệnh nhân bị hội chứng loạn sản ngoại bì dẫn đến không răng bẩm sinh
Bệnh nhân bị hội chứng loạn sản ngoại bì dẫn đến không răng bẩm sinh

2. Bệnh về nướu

Một nguyên nhân phổ biến khác gây mất răng là bệnh nướu răng. Bệnh nướu răng nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn tới viêm nha chu, theo thời gian có thể khiến răng và xương bị sâu và các mô bị thoái hóa, dẫn đến mất răng.

3. Chấn thương

Những chấn thương thể thao, té ngã, tai nạn ô tô và các loại chấn thương khác có thể khiến bạn bị mất răng. Khi bị chấn thương răng cần ngay lập tức gặp nha sĩ hoặc bác sĩ nội nha, chuyên gia nha khoa trong vòng nửa giờ để được kiểm tra, chăm sóc, tránh tối đa tình trạng mất răng.

Nếu bạn bị mất một chiếc răng do chấn thương hoặc bị ngã, hãy cố gắng đặt lại chiếc răng đó vào ổ răng. Nếu cách đó không hiệu quả, hãy bảo quản nó trong một cốc sữa hoặc ngậm trong miệng khi bạn đến gặp nha sĩ.

Cấp cứu chấn thương nha khoa
Cấp cứu chấn thương nha khoa

Không quấn răng bị gãy rụng trong khăn giấy hay làm sạch răng bằng bất kỳ hóa chất nào hoặc chạm vào phần chân răng bị lộ ra.

4. Bệnh lý răng miệng

Một số bệnh lý nha khoa như sâu răng, áp-xe răng, viêm tủy răng… cũng làm tăng nguy cơ mất răng nếu không kịp thời thăm khám và điều trị.

5. Những yếu tố khác

Ngoài ra, các yếu tố như tuổi già, dinh dưỡng kém, thói quen hút thuốc, vệ sinh răng miệng kém, không khám răng định kỳ… cũng sẽ khiến cho sức khỏe răng miệng giảm sút và dễ bị mất răng hơn.

Mất răng có sao không?

Mất răng có sao không? Có nhiều người thường lơ là khi bị mất răng và nghĩ thiếu một vài cái răng thì cũng không có vấn đề gì nghiêm trọng. Nhưng thực tế, mất răng để lại nhiều hậu quả nặng nề:

  • Vì thức ăn không được nghiền nhuyễn nên dễ gây ra vấn đề về đường tiêu hóa và các vấn đề về dinh dưỡng, miễn dịch (người mất răng thường hay bị đau bao tử, suy dinh dưỡng, ốm yếu, đề kháng kém).

  • Ăn nhai khó khăn, thức ăn khó được nghiền nhuyễn trước khi đi vào đường tiêu hóa. Đặc biệt nếu mất nhiều răng thì bệnh nhân sẽ không thể thoải mái ăn uống các món ăn yêu thích mà phải ăn những thức ăn mềm, lỏng.
  • Tăng nguy cơ mất thêm răng, sâu răng hoặc các vấn đề nha khoa khác.
  • Thoái hóa mô và tiêu xương hàm, dẫn đến tình trạng nhăn nheo, miệng trũng, già trước tuổi.
  • Khi bị mất răng, các răng còn lại sẽ có xu hướng nghiêng về phía răng bị mất gây xô lệch khớp cắn, khó vệ sinh răng miệng.
  • Khi bị mất răng, trước tiên nụ cười của bạn sẽ trở nên kém duyên hơn. Sau đó, theo thời gian, cơ mặt dần bị biến dạng khiến miệng móm, mặt lệch, lão hóa sớmd dẫn đến tâm lý tự ti, ngại cười, ngại giao tiếp, hình thành rào cản xã hội.

Làm gì khi bị mất răng?

Cấy ghép răng implant, cầu răng sứ, làm răng giả tháo lắp đều là những phương pháp khắc phục tình trạng mất răng hiện nay. Lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào số lượng răng bị mất, tình trạng xương hàm, sức khỏe và tài chính của bệnh nhân và các yếu tố khác.

1. Cấy ghép răng Implant

Cấy ghép răng Implant là phương pháp trồng răng giả được đánh giá tốt nhất hiện nay. Răng Implant có cấu tạo như một chiếc răng thật, có chân răng là trụ kim loại bằng titanium được cấy trực tiếp vào bên trong xương hàm, và thân răng được làm bằng sứ nha khoa gắn lên trụ Implant thông qua khớp nối Abutment.

Răng Implant có độ bền chắc cao, ăn nhai tốt, thẩm mỹ tự nhiên như răng thật. Tuổi thọ có thể tồn tại suốt đời nếu được chăm sóc đúng cách. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm và giúp cơ mặt không bị thoái hóa.

2. Cầu răng sứ

Đối với những bệnh nhân có sức khỏe kém hoặc không đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép răng Implant thì có thể lựa chọn cầu răng sứ.

Cầu răng sứ được thực hiện bằng cách mài hai răng bên cạnh những răng bị mất và để tạo thành một giá đỡ nâng đỡ bộ răng bằng sứ thay thế răng đã mất.

Phục hình răng bị mất bằng giải pháp cầu răng sứ
Phục hình răng bị mất bằng giải pháp cầu răng sứ

Cầu răng sứ thực hiện nhanh, đáp ứng ăn nhai và thẩm mỹ tuy nhiên thời gian sử dụng ngắn hơn Implant, cần có răng khỏe mạnh làm trụ đỡ hai bên và không thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm.

3. Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là một biện pháp bạn có thể cân nhắc khi muốn cải thiện tình trạng mất răng.

Đây là giải pháp phục hình truyền thống khi bị mất răng nhằm khắc phục phần nào về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng. Bác sĩ sẽ dùng một nền nhựa hoặc khung kim loại và gắn răng giả ở bên trên để tạo thành phục hình hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, vì có nhiều bất tiện như độ bền chắc chưa cao, thẩm mỹ kém tự nhiên, dễ bị rơi… nên hàm giả tháo lắp thường ít được chỉ định, chỉ sử dụng với bệnh nhân không đủ điều kiện cấy ghép răng Implant

Hàm giả tháo lắp thường được chỉ định cho bệnh nhân không đủ điều kiện cấy ghép răng Implant
Hàm giả tháo lắp thường được chỉ định cho bệnh nhân không đủ điều kiện cấy ghép răng Implant

Trên đây là những thông tin cần biết về vấn đề “Mất răng có sao không?” Chúng tôi đã cung cấp nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục khi bị mất răng. Nếu bị mất răng, bạn có thể đặt lịch thăm khám và tư vấn giải pháp trồng răng implant an toàn chính xác từ bác sĩ trung tâm Implant Việt Nam.

Đăng ký ngay


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan