Bạn đã hiểu rõ về kỹ thuật trồng Implant răng cửa chưa?
Trồng Implant răng cửa là kỹ thuật sử dụng chân răng nhân tạo bằng Titanium để đặt vào xương hàm, thế chỗ chân răng đã mất. Sau khi hoàn tất quy trình trị liệu, bạn sẽ sở hữu chiếc răng mới có diện mạo y như răng thật với khả năng ăn nhai tốt và độ bền chắc cao. Bên cạnh đó, biện pháp này còn không gây thương tổn hay xâm lấn đến các răng khác, không tạo cảm giác vướng víu, bất tiện, cộm cấn như những biện pháp phục hình răng trước đây.
Thế nào là trồng Implant răng cửa?
Trồng Implant răng cửa là kỹ thuật sử dụng chân răng nhân tạo bằng Titanium để đặt vào xương hàm, thế chỗ chân răng đã mất. Một thời gian sau, trụ Implant sẽ bám chắc vào xương hàm nhờ quá trình tích hợp tạo nên một chân răng mới với kết cấu vững chắc. Trụ này kết hợp cùng mão răng sứ có hình dáng, màu sắc, kích cỡ giống hệt như răng thật sẽ tạo thành một chiếc răng mới hoàn hảo.
Trồng Implant răng cửa có tỉ lệ thành công rất cao, lên đến hơn 98% và chỉ cần tiến hành một lần, không phải thay mới nếu khách hàng chăm sóc răng miệng tốt. Bên cạnh đó, biện pháp này còn không gây thương tổn hay xâm lấn đến các răng khác, không tạo cảm giác vướng víu, bất tiện, cộm cấn như những biện pháp phục hình răng trước đây. Sau khi cấy ghép, bạn sẽ có chiếc răng mới với ngoại hình y như răng tự nhiên, khả năng ăn nhai tốt và bền chắc trong thời gian dài.
Trồng Implant răng cửa đau không?
Quá trình trồng răng Implant có đau không, mức độ đau thế nào sẽ tùy thuộc vào các yếu tố như tâm lý, cơ địa, ngưỡng chịu đau của khách hàng, công nghệ cấy ghép và tay nghề của y bác sĩ phẫu thuật. Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này đâu vì trước khi cấy ghép, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ cho bạn và cảm giác lúc này chỉ là ê nhức nhẹ tại vị trí đặt trụ Implant. Cảm giác này sẽ chấm dứt sau 2 đến 3 ngày.
Trồng Implant răng cửa có duy trì được lâu không?
Răng Implant được làm từ Titanium nguyên chất, có khả năng chịu áp lực lớn và không bị ăn mòn. Hơn nữa, chúng còn có độ tương thích cao với cơ thể, không gây ra bất cứ tác hại nào cho sức khỏe. Vì vậy, tuổi thọ của răng rất cao, có thể kéo dài đến 20, 30 năm hoặc thậm chí là trọn đời nếu như bạn chăm sóc răng miệng tốt.
Để giữ được độ bền đẹp cho răng Implant, bạn nên chú ý tới 5 vấn đề sau:
- Vệ sinh răng sạch sẽ: Chải răng ít nhất mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm hoặc bàn chải chuyên dụng. Sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch hoàn toàn kẽ răng.
- Cẩn thận khi ăn uống: Bạn nên hạn chế ăn các thức ăn quá dai, quá cứng, quá lạnh và quá nóng, đồng thời cũng nên loại bỏ thói quen dùng răng để cắn xé hay mở nắp chai.
- Lựa chọn trụ Implant thích hợp: Dùng trụ chất lượng cao, có kích cỡ vừa vặn với vị trí chân răng đã mất sẽ giúp tránh hiện tượng nứt gãy do phải chịu áp lực lớn sau này.
Xem thêm: Những yếu tố quyết định thời gian trồng răng Implant mất bao lâu?
- Lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín: Thực hiện trồng răng Implant tại cơ sở nha khoa uy tín, có đầy đủ máy móc, thiết bị và bác sĩ tay nghề giỏi sẽ giúp quá trình cấy ghép suôn sẻ, thuận lợi, đạt hiệu quả cao và duy trì được tuổi thọ lâu dài.
- Khám răng định kỳ: Việc tái khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề về răng và có biện pháp xử lý kịp thời.
Trồng Implant răng cửa sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích to lớn cả về thẩm mỹ và sức khỏe. Khi gặp vấn đề vì mất răng cửa, bạn hãy cân nhắc và thực hiện cấy ghép Implant càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, đây là một biện pháp tương đối khó và phức tạp nên bạn cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín để sử dụng dịch vụ.
Quý khách hàng muốn tư vấn thêm về kỹ thuật này, bạn có thể chat ngay với Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam hoặc liên hệ theo số hotline 1900 56 5678, đội ngũ nhân viên tại Nhân Tâm luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm