Bị mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Cấu trúc và chức năng của xương hàm
Trước khi tìm hiểu “Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm”, mời các bạn cùng tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của xương hàm để hiểu tầm quan trọng của xương hàm và sự nguy hiểm của tiêu xương hàm.
Xương hàm là phần xương có kích thước lớn nhất ở mặt, gồm xương hàm trên và xương hàm dưới.
Xương hàm trên có vai trò cố định các răng hàm trên và kết nối với các xương khác của mặt và sọ như xương gò má, xương lệ, xương khẩu cái, xương trám, xương sàng. Xương hàm dưới là xương duy nhất trong hộp sọ có khả năng di động, kết nối với xương thái dương thông qua khớp thái dương hàm.
Xương hàm được cấu tạo từ hai loại mô là mô vỏ não (là phần cứng chứa nhiều khoáng chất) và mô xốp là phần bên trong, có đặc tính xốp như miếng bọt biển, hoạt động như một cơ chế giảm sốc.
Xương hàm có vai trò giữ cho răng ổn định vững chắc, hỗ trợ tạo lực giúp răng thực hiện chức năng ăn nhai và định hình khuôn mặt. Đồng thời, cùng các cơ vùng họng và miệng để thực hiện hoạt động liên quan đến miệng như nói, cười, há miệng…
Bị tiêu xương hàm là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu
Bị tiêu xương hàm hay tiêu xương ổ răng là hiện tượng xương hàm bị suy giảm về chiều cao, chiều rộng, số lượng, mật độ, thể tích của xương, khiến chất lượng xương hàm trở nên kém và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. 3 nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiêu xương hàm, bao gồm:
- Bệnh viêm nha chu mãn tính gây ra tình trạng viêm nhiễm thường xuyên, phá hủy xương ổ răng.
- Tình trạng mất răng hoặc nhổ răng mà không được điều trị sớm khiến xương tại vị trí mất răng không được kích thích phát triển qua hoạt động nhai và dần bị teo.
- Sử dụng cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp khiến tiêu xương diễn ra nhanh hơn.
Bạn có thể nhận biết hiện tượng tiêu xương hàm qua những dấu hiệu sau:
- Xương hàm bị thu hẹp: Kích thước hoặc chiều cao của xương hàm giảm.
- Xoang hàm bị hạ thấp ở vị trí răng mất: Xương ở khu vực răng mất có sự thay đổi về kích thước và xuất hiện lõm sâu.
- Nướu sưng đỏ và chảy máu chân răng: Đây là dấu hiệu viêm nhiễm vùng quanh răng và tổn thương xương hàm. Bị tiêu xương hàm cũng hay gây ra cảm giác buốt, đau nhức khi ăn nhai.
- Răng lung lay hoặc di chuyển: Xương hàm bị tiêu sẽ không thể cố định vững chắc chân răng, từ đó làm cho răng lung lay hoặc di chuyển khỏi vị trí ban đầu.
- Thay đổi thẩm mỹ khuôn mặt: Xương hàm bị tiêu nhiều sẽ khiến cấu trúc gương mặt thay đổi, mặt bị lệch, khuôn miệng trở nên móm lại, má hóp, da chảy xệ, lão hóa trước tuổi.
Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Trên thực tế, mỗi bệnh nhân bị mất răng sẽ diễn ra tình trạng tiêu xương không giống nhau mà phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của từng người. Những điều này có thể tác động đến việc tiêu xương nhanh hay chậm, nhiều hay ít.
Thông thường, nếu một người có sức khỏe bình thường mà bị mất răng, thì sau 3 tháng xương hàm sẽ dần bị suy giảm mật độ, khiến xương trở nên xốp và dần bị thoái hóa. Sau khi mất răng 6 tháng, xương sẽ bị tiêu khoảng 25% và tỷ lệ này tăng lên 45-60% sau mất răng khoảng Bị tiêu xương hàm là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu tháng.
Bên cạnh đó, một số biện pháp phục hình răng được cho là có khả năng khiến xương hàm dễ bị tiêu nhanh hơn như làm hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ. Do những phương pháp này không có phục hình chân răng, mà các răng giả sẽ tạo áp lực lên xương hàm để thực hiện ăn nhai khiến xương hàm tổn thương nhanh hơn.
Các dạng tiêu xương hàm khi bị mất răng?
Ở phần phía trên, trung tâm Implant Việt Nam đã giải đáp cho bạn “Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm. Tùy thuộc vào vị trí mất răng mà tiêu xương hàm sẽ có nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
1. Tiêu xương theo chiều dọc
Đây là tình trạng phần xương hàm tại vị trí mất răng bị lõm xuống, trũng sâu so với vùng xương hàm xung quanh khiến chiều cao của xương bị thu ngắn. Vùng nướu sẽ dần teo nhỏ lại theo thời gian.
2. Tiêu xương theo chiều ngang
Đây là sự hao hụt về kích thước bề rộng ở vùng xương nơi chân răng bị mất. Vùng xương xung quanh sẽ có khuynh hướng giãn ra và xâm lấn sang khoảng trống vùng xương bị mất răng, khiến các răng khác bị dịch chuyển và xô lệch, ảnh hưởng đến khớp cắn và thẩm mỹ.
3. Tiêu xương khu vực xoang
Trường hợp này xảy ra khi bị mất răng hàm trên. Vì xương hàm trên thông với các xoang nên nếu bị mất răng hàm trên và không nhanh chóng khắc phục thì xương hàm sẽ bị tiêu và các đỉnh xoang sẽ dần tràn xuống phía dưới, làm tăng độ rộng của các xoang.
4. Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt
Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt xảy ra khi bệnh nhân bị mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm. Lúc này, khuôn mặt của bệnh nhân sẽ thay đổi rõ rệt, cơ mặt dần bị lệch mất cân đối, khuôn miệng lõm vào và da vùng mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn, trông già trước tuổi.
Hậu quả khi bị tiêu xương hàm
Sau khi đã nắm được tỷ lệ tiêu xương ước lượng sau từng mốc thời gian bị mất răng, thì chúng ta cũng cần nắm được hậu quả khi bị tiêu xương hàm để nhanh chóng tìm được biện pháp ngăn chặn càng sớm càng tốt.
Như đã chia sẻ, xương hàm sẽ liên kết với các xương khác vùng sọ mặt để giúp nâng đỡ răng, bảo vệ hoạt động ăn nhai và giao tiếp hằng ngày. Ngược lại, hoạt động cắn xé và nghiền thức ăn của răng sẽ kích thích tế bào xương phát triển và giúp xương hàm khỏe mạnh.
Do đó nếu mất răng xảy ra, thì sau một thời gian xương hàm tại vị trí răng bị mất sẽ dần bị thoái hóa gây suy giảm về số lượng, mật độ, thể tích và chiều cao của xương ổ răng và khu vực xung quanh chân răng, từ đó dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, có thể kể đến như:
1. Lệch khớp cắn
Khi bị mất răng, Xương hàm bị tiêu thì các răng còn lại sẽ dần đổ về vị trí răng bị mất gây ra tình trạng lệch khớp cắn, hai hàm răng không thể ăn khớp với nhau.
Điều này có thể gây ra đau đớn, khó chịu khi ăn nhai, khiến thức ăn không được nghiền nhỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa.
2. Mất thẩm mỹ và biến dạng mặt
Xương hàm bị tiêu sẽ khiến nướu bị teo lại, ảnh hưởng đến chức năng định hình khuôn mặt. Dần dần, khuôn miệng trở nên hóp và bị móm, mặt bị lệch do tình trạng nhai một bên, má hóp, da nhăn nheo và chảy xệ trông già nua, kém thẩm mỹ.
3. Ảnh hưởng đến ăn nhai và sức khỏe răng miệng
Hiện tượng mất răng và tiêu xương làm giảm sức ăn nhai, thường gây nên tình trạng đau khi cắn, nhai. Bên cạnh đó, tiêu xương gây tụt nướu và thức ăn dễ giắt vào khoảng trống mất răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công răng gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, nha chu…
4. Khả năng phục hình răng bị hạn chế
Khi xương hàm bị tiêu, không đủ xương để cấy ghép răng implant hoặc đặt răng giả. Việc phục hình răng trở nên khó khăn hơn, cần phải ghép xương sẽ kéo dài thời gian và tốn thêm chi phí. Đồng thời cũng giảm tỷ lệ thành công và kết quả có thể không đạt được như mong muốn.
5. Ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng sống
Mất thẩm mỹ khiến bệnh nhân bị mất răng tiêu xương mang tâm lý tự ti, ngoại hình trở nên kém thu hút, làm giảm đi các cơ hội tốt đẹp về công việc, tình duyên trong cuộc sống. Bệnh nhân dễ thu mình và khó hòa nhập với cộng đồng.
Bên cạnh đó, sức khỏe răng miệng giảm dẫn đến sức khỏe toàn thân giảm, đặc biệt là tình trạng mất nhiều răng, mất răng lâu năm, mất răng toàn hàm sẽ khiến bệnh nhân thiếu dinh dưỡng, cơ thể gầy gò ốm yếu và hệ miễn dịch kém hơn.
6. Tăng nguy cơ mất các răng khác
Khi xương ở vị trí mất răng bị tiêu thì sẽ kéo theo sự tiêu xương ở các răng kế cận, khiến các răng đó bị lung lay. Nếu không kịp thời điều trị thì sẽ dẫn đến mất các răng còn lại, thậm chí mất răng hàng loạt, vô cùng nguy hiểm.
Khắc phục tình trạng tiêu xương hàm sau khi mất răng
Bị mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Thông thường sau 3 tháng mất răng thì xương hàm sẽ bắt đầu bị suy giảm số lượng và mật độ xương. Mất răng càng lâu thì tình trạng tiêu xương sẽ càng trầm trọng. Việc điều trị cũng sẽ trở nên phức tạp, tốn kém và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Do đó, ngay sau khi mất răng, bệnh nhân cần nhanh chóng tiến hành phục hình lại răng bị mất để ngăn chặn tiêu xương hàm.
Hiện nay, có 3 phương pháp được áp dụng để phục hình răng bị mất là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant.
Tuy nhiên chỉ có kỹ thuật trồng răng Implant mới có thể ngăn chặn hiện tượng tiêu xương vì cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp chỉ phục hình thân răng, không có chân răng nên không thể kích thích tế bào xương phát triển.
Trong khi đó, răng Implant được thiết kế dựa trên hình dạng của răng thật nên có đủ cả chân răng và thân răng.
Chân răng là trụ Implant được làm từ Titanium và được cấy trực tiếp vào xương hàm. Thân răng là một mão sứ có màu sắc, đường vân và hình dáng giống răng tự nhiên. Chân răng và thân răng được kết nối chắc chắn thông qua khớp nối Abutment.
Vì trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm để thay thế chân răng thật bị mất nên hoàn toàn có vai trò như một chân răng thật, không chỉ tạo lực chắc chắn nâng đỡ thân răng để ăn nhai mà còn kích thích xương hàm phát triển không ngừng, tránh được tình trạng tiêu xương.
Trong trường hợp bệnh nhân thực hiện cấy ghép Implant khi xương hàm đã bị tiêu nhiều thì sẽ cần tiến hành kỹ thuật ghép xương để bổ sung phần xương bị thiếu trước khi cấy trụ Implant, giúp Implant đứng vững trong xương. Sau một thời gian ăn nhai, xương sẽ được tái tạo và trở nên chắc khỏe.
Nên nhớ quá trình tiêu xương hàm sau khi bị mất răng là một hiện tượng đào thải tự nhiên của cơ thể nên bất cứ bệnh nhân bị mất răng nào cũng sẽ gặp phải. Vì vậy, bệnh nhân cần thực hiện trồng răng Implant càng sớm càng tốt để ngăn chặn cũng như khắc phục hậu quả tiêu xương.
Kỹ thuật cấy răng Implant hiện nay vô cùng phổ biến, Implant có thể được chỉ định trong nhiều trường hợp mất răng khác nhau như mất 1 răng, mất nhiều răng, mất răng toàn hàm, mất răng lâu năm, không răng bẩm sinh…
Và mỗi bệnh nhân khác nhau sẽ được áp dụng phác đồ điều trị gồm kỹ thuật thực hiện, thời gian, loại trụ Implant, chi phí khác nhau dựa trên tình trạng cụ thể.
Sau mất răng bao lâu thì nên trồng răng Implant?
Sau khi mất răng xương hàm sẽ dần tiêu biến theo thời gian, vậy nên trồng răng Implant sau mất răng bao lâu để hạn chế tiêu xương?
Trên thực tế, không có thời gian chính xác cho câu hỏi này mà Bác sĩ sẽ đưa ra thời gian phù hợp tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân . Để trồng răng Implant, bệnh nhân cần phải có sức khỏe ổn định, nếu có các bệnh lý về răng miệng thì cần điều trị dứt điểm rồi mới tiến hành cấy trụ.
Thông thường, nếu đáp ứng điều kiện về sức khỏe, tinh thần, tài chính, thời gian, tình trạng xương hàm tốt, mô nướu chắc khỏe thì bệnh nhân có thể tiến hành đặt Implant tức thì ngay sau khi bị mất răng hoặc nhổ răng.
Trường hợp bệnh nhân bị các vấn đề răng miệng hoặc nhổ răng có ảnh hưởng đến mô nướu và xương ổ răng thì nên chờ khoảng 3-4 tháng sau điều trị để nướu và xương ổ răng lành hẳn mới tiến hành trồng răng Implant.
Trong trường hợp bệnh nhân không thể phục hình Implant tức thì hoặc sau 3-4 tháng mất răng do bệnh lý răng miệng phức tạp, do xương hàm bị thiếu hụt số lượng hoặc tổn thương xương ổ răng không thể chống đỡ trụ Implant thì có thể thực hiện cấy ghép Implant vào thời điểm 1 năm sau khi mất răng.
Trường hợp bị mất răng lâu năm, tiêu xương trầm trọng, bệnh nhân vẫn có thể tiến hành cấy ghép Implant nếu đủ điều kiện để ghép xương.
Kỹ thuật ghép xương sẽ sử dụng xương nhân tạo hoặc xương tự thân để bổ sung số lượng xương bị thiếu nhằm giúp nâng đỡ và cố định trụ Implant. Lúc này, quá trình điều trị có thể tốn thời gian hơn và phát sinh thêm chi phí ghép xương.
Bài viết trên đây của trung tâm Implant Việt Nam đã cung cấp những thông tin cần biết về chủ đề “Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm” và phương pháp khắc phục tình trạng tiêu xương bằng trồng răng Implant. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia Implant hàng đầu Việt Nam.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống