Bị mất răng thì phải làm sao?
Bị mất răng thì phải làm sao? Mất răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi bị mất răng, bạn cần nhanh chóng thăm khám tại địa chỉ nha khoa uy tín để tìm ra giải pháp phục hình phù hợp với tình trạng của mình.
Bị mất răng do đâu?
Bị mất răng thì phải làm sao? Trước khi tìm giải pháp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân nào có thể khiến bạn bị mất răng nhé! Mất răng có thể xuất phát từ những lý do sau đây:
- Bệnh về răng: Các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu… có thể khiến bạn phải mất răng hoặc có nguy cơ nhổ răng nếu không điều trị kịp thời.
- Tuổi tác: Người cao tuổi là đối tượng có tỷ lệ mất răng cao nhất bởi vì hiện tượng lão hóa của các bộ phận trong cơ thể. Tuổi càng cao, răng sẽ càng bị mất khoáng chất và trở nên yếu dần, dễ bị lung lay và cuối cùng là mất răng.
- Chấn thương răng: Răng có thể bị chấn thương dẫn đến nứt - mẻ - gãy- rụng răng nếu xảy ra tai nạn, va đập, tác động vật lý…
- Không răng bẩm sinh: Đặc điểm di truyền hoặc những rối loạn ở thai nhi có thể gây mất răng bẩm sinh.
- Mắc bệnh nền: Những bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, loãng xương, ung thư… sẽ làm tăng tỷ lệ bị mất răng.
- Thói quen gây hại cho răng: Những thói quen xấu sẽ khiến răng trở nên yếu và dễ bị tổn thương hơn. Đó là những thói quen như vệ sinh răng miệng sai cách, lười chải răng, ăn nhiều thực phẩm giàu đường hoặc axit, thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh, hút thuốc lá, nghiến răng…
Bị mất răng ảnh hưởng như thế nào?
Bị mất răng thì phải làm sao? Khi bị mất răng bạn cần điều trị càng sớm càng tốt vì mất răng gây ra nhiều hậu quả vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là 5 hậu quả mà bạn sẽ phải đối mặt nếu để mất răng lâu năm:
1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Răng là bộ phận đóng vai trò thẩm mỹ, do đó mất răng sẽ khiến thẩm mỹ bị giảm sút nghiêm trọng. Những khoảng trống trên cung hàm do mất răng để lại trông có phần “đáng sợ” và khiến người đối diện cảm thấy không có ấn tượng tốt với bạn.
Về lâu dài, mất răng có thể khiến mặt bị lệch, teo nướu, mặt bị biến dạng trở nên kém đầy đặn, má hóp, miệng móm… khiến ngũ quan thiếu cân đối, nụ cười kém duyên.
2. Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
Ảnh hưởng lớn thứ hai chính là về chức năng ăn nhai. Thiếu răng, hoạt động ăn nhai sẽ bị suy giảm. Thức ăn sẽ khó được nghiền nát trước khi đi vào đường ruột. Nếu bị mất nhiều răng, khả năng bệnh nhân phải ăn các đồ mềm, lỏng, không được ăn các món ăn yếu thích và mất đi thú vui ăn uống là rất cao.
3. Bị tiêu xương hàm
Chỉ khoảng 3 tháng sau khi mất răng, xương hàm sẽ có dấu hiệu giảm số lượng và mật độ. Càng ngày xương hàm sẽ càng bị mỏng và xốp, không còn đủ chất lượng để nâng đỡ các răng và cơ liên quan, từ đó khiến các răng khác dần trở nên lung lay, dẫn đến mất răng hàng loạt.
4. Bị lệch khớp cắn
Lệch khớp cắn là một trong những biến chứng do mất răng gây nên. Ban đầu, khi chưa mất răng, khớp cắn của bạn tương xứng. Nhưng sau khi bị mất răng, các răng còn lại sẽ dịch chuyển và đổ về phía khoảng trống, gây lệch lạc khớp cắn.
5. Sức khỏe toàn thân suy giảm
Việc suy giảm chức năng nhai sẽ khiến đường ruột phải hoạt động nhiều hơn để làm mềm thức ăn, dẫn đến những bệnh về đường tiêu hóa. Sức khỏe cũng dần suy giảm do không hấp thu đủ nguồn dinh dưỡng. Bên cạnh đó, khoảng trống mất răng còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây nên các bệnh lý răng miệng.
6. Giảm tự tin và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
Với nụ cười kém duyên và khuôn mặt trông già trước tuổi do mất răng thì sự tự tin của chúng ta cũng dần tiêu biến. Những khó khăn do mất răng gây ra khiến cuộc sống của chúng ta bị đảo lộn, mọi việc kém thuận lợi hơn so với khi sở hữu một hàm răng đầy đủ và một nụ cười đẹp.
Bị mất răng phải làm sao?
Bị mất răng phải làm sao? Sau khi tìm hiểu những tác hại của việc mất răng thì hẳn bạn đã hiểu vì sao các Bác sĩ nha khoa đều khuyên bệnh nhân nên nhanh chóng điều trị mất răng rồi đúng không nào!
Răng bị mất cần được phục hình càng sớm càng tốt. Hiện tại có 3 phương pháp phục hình được áp dụng khi bị mất răng dưới đây:
1. Trồng răng Implant
Trồng răng Implant còn có tên gọi khác là cấy ghép răng Implant, là một kỹ thuật nha khoa hiện đại và mang đến nhiều sự khác biệt so với các kỹ thuật cũ trong điều trị mất răng.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy cần có một giải pháp phục hình được cả chân răng và thân răng thì mới có thể ngăn chặn được những hậu quả do mất răng gây ra. Từ đó, răng Implant ra đời, có cấu tạo gồm cả chân răng và thân răng như một chiếc răng thật.
Tuy có chi phí cao nhất trong tất cả các phương pháp phục hình răng bị mất, song răng Implant đang dần thay thế các phương pháp cũ và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân mất răng vì những ưu điểm vượt trội như:
- Khả năng ăn nhai chắc chắn, ăn uống thoải mái như răng thật
- Thẩm mỹ cao, mang lại nụ cười tự nhiên
- Kích thích xương hàm phát triển giúp ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương
- Không cần mài răng hay dùng răng khác làm neo đỡ
- Độ bền cao, có thể sử dụng trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách
2. Hàm giả tháo lắp
Trường hợp bệnh nhân cao tuổi có sức khỏe yếu không đủ điều kiện trồng răng Implant hay bệnh nhân có thu nhập thấp thì có thể lựa chọn hàm giả tháo lắp để cải thiện phần nào khả năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Hàm giả tháo lắp gồm có hàm giả toàn phần (áp dụng cho mất răng toàn hàm) hoặc hàm giả bán phần (áp dụng cho mất một vài răng) được đeo dính vào khung hàm thông qua các móc kim loại hoặc các mô nướu bằng nhựa.
Hàm giả tháo lắp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, tuy nhiên lại không chắc chắn, dễ bị rơi khi ăn uống hay giao tiếp, thẩm mỹ kém tự nhiên, tuổi thọ thấp, đẩy nhanh quá trình tiêu xương hàm nên không được khuyến khích sử dụng trong thời gian dài.
3. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là giải pháp phục hình mất răng được thực hiện bằng cách dùng một cầu răng gắn cố định lên 2 (hoặc nhiều) răng đã được mài để làm trụ ở hai bên răng bị mất.
Cầu răng sứ nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì có thể sử dụng được 7-10 năm, thời gian phục hình nhanh và chi phí phải chăng. Tuy nhiên, khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của cầu răng vẫn chưa được đánh giá cao.
Do không có chân răng nên cầu răng sứ cũng không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương. Bên cạnh đó việc mài răng hai bên làm trụ sẽ khiến những chiếc răng này trở nên yếu đi. Để đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ bệnh nhân sẽ tốn chi phí và thời gian để làm dại. Do đó, đây không phải là giải pháp điều trị bền vững khi bị mất răng.
Làm sao để phòng ngừa mất răng?
Mất răng là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa và giẩm thiểu tối đa nguy cơ mất răng nếu có cách bảo vệ răng miệng đúng đắn. Hãy cùng nhau thực hiện những điều sau đây để phòng ngừa mất răng bạn nhé:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng chứa fluoride. Sử dụng bàn chải lông mềm và chải một cách nhẹ nhàng, kỹ lưỡng, bao phủ tất cả các bề mặt của răng.
- Tập thói quen dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa ra bám vào răng và kẽ răng.
- Dùng nước súc miệng hoặc nước muối để giúp sát khuẩn khoang miệng.
2. Chế độ ăn uống tốt cho răng
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày
- Hạn chế thức ăn nhiều đường, giàu tinh bột hoặc giàu axit
- Hạn chế các thực phẩm dai cững, dễ bám dính, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, đồ uống có ga, có cồn.
- Sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa và súc miệng thật sạch với nước lọc.
3. Từ bỏ các thói quen gây hại cho răng
- Không nên hút thuốc lá vì thuốc lá gây tổn thương đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.
- Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ thì nên đeo máng chống nghiến để bảo vệ răng.
- Không dùng răng cắn các vật cứng
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế căng thẳng, thức khuya, ăn vặt, ăn khuya…
4. Chăm sóc răng định kỳ
- Thăm khám và cạo vôi răng định kỳ 3-6 tháng/ lần sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng.
Bị mất răng phải làm sao? Tùy theo tình trạng cụ thể của bạn mà Bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phục hình phù hợp nhất. Bạn có thể liên hệ với Trung tâm Implant Việt Nam để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và đặt hẹn thăm khám miễn phí cùng chuyên gia nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm