Bị hở chân răng phải làm sao? Đâu là cách điều trị hiệu quả?
Bị hở chân răng là vấn đề răng miệng thường gặp ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ nụ cười làm bạn lo lắng. Vậy bị hở chân răng phải làm sao? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả qua bài viết sau.
Tình trạng hở chân răng
Hở chân răng là một vấn đề phổ biến trong lĩnh vực nha khoa hiện nay. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là phần lợi răng bị tụt, khiến cho chân răng bị lộ rõ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do ảnh hưởng của các bệnh lý như viêm lợi và viêm quanh răng, cùng với việc chăm sóc vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng bằng bàn chải quá cứng hoặc không đúng kỹ thuật.
Dấu hiệu nhận biết hở chân răng
- Lợi bị sưng lên, có màu đỏ thẫm và gây đau nhức.
- Hơi thở có mùi hôi, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Thân răng dài hơn so với bình thường và nướu răng dần bị co lại.
- Cảm giác nhạy cảm hoặc đau khi tiếp xúc với thức ăn hoặc đồ uống nóng, lạnh.
- Vùng chân răng thường bị chảy máu khi dùng chỉ nha khoa, chải răng hoặc có tác động lực nhẹ.
Hở chân răng gây ra hậu quả gì?
Khắc phục tình trạng hở chân răng càng sớm càng tốt là lời khuyên mà các bác sĩ thường đưa ra vì nhiều lý do sau:
- Tâm lý và giao tiếp: Vấn đề hở chân răng có thể gây ra cảm giác tự ti và e ngại trong giao tiếp ở nhiều người.
- Tính thẩm mỹ: Chân răng bị lộ dẫn đến sự không đồng đều và phá vỡ đi sự hài hòa tự nhiên giữa răng và nướu, ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của nụ cười.
- Đau và khó khăn khi ăn uống: Khách hàng có thể gặp phải cảm giác đau nhức và ê buốt khi ăn uống, làm cho việc thưởng thức thức ăn trở nên khó khăn và không còn ngon miệng.
- Chảy máu chân răng: Chân răng bị hở có thể dễ dàng gây ra tình trạng chảy máu chân răng, gây khó khăn trong việc duy trì vệ sinh răng miệng và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nướu.
- Sức khỏe và chức năng răng bị ảnh hưởng: Hở chân răng không chỉ làm yếu đi cấu trúc răng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, dẫn đến suy giảm sức khỏe răng miệng, vấn đề về tiêu hóa và không đảm bảo được các chức năng vốn có của răng như cắn, nhai.
Xem thêm: Nguyên nhân bị hở chân răng và dấu hiệu nhận biết
Giải pháp điều trị hở chân răng hiệu quả
Để xác định phương pháp điều trị bị hở chân răng phù hợp và đạt hiệu quả cao, bạn nên thăm khám tại nha khoa và thực hiện các bước kiểm tra như chụp phim để đánh giá cụ thể tình trạng răng miệng.
Dựa vào mức độ bị hở chân răng và tình trạng tổng thể của răng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Hở chân răng ở mức độ nhẹ
Hở chân răng ở mức độ nhẹ thường được điều trị thông qua một số phương pháp kết hợp nhằm giảm thiểu tình trạng ê buốt và tăng cường sức mạnh của men răng, cũng như tái tạo liên kết nướu răng.
Bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp như sau:
- Loại bỏ vôi răng: Bác sĩ sẽ thực hiện việc loại bỏ sạch vôi răng, các mảng bám trên bề mặt răng và sâu bên dưới nướu, giúp cho quá trình điều trị và phục hồi diễn ra nhanh chóng.
- Sử dụng thuốc uống: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc uống như fluoride để tăng cường men răng và giảm nguy cơ hình thành các vết sâu.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Vệ sinh răng miệng đúng cách là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Bạn chỉ cần đánh răng nhẹ nhàng theo chiều dọc, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám, giảm thiểu nguy cơ tái phát.
Hở chân răng nghiêm trọng
Trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp phẫu thuật cấy ghép vạt lợi để khắc phục.
Qua quá trình này, việc tái tạo lại hình dáng bình thường của vùng chân răng bị lộ sẽ được thực hiện. Kết quả sau phẫu thuật giúp khách hàng đạt được hàm răng đều đặn, mang lại sự tự tin trong giao tiếp với nụ cười rạng rỡ, không còn bị lo lắng về vấn đề thẩm mỹ do chân răng lộ ra.
>> Bài viết gợi ý: Khắc phục tình trạng hở chân răng giải pháp ghép nướu mang lại nét đẹp thẩm mỹ nụ cười tự nhiên.
Nếu bạn đang bị hở chân răng, hy vọng bài viết về vấn đề bị hở chân răng phải làm sao có thể giải đáp các thắc mắc của bạn. Nếu cần tìm địa chỉ nha khoa điều trị uy tín, hãy liên hệ ngay đến trung tâm Implant Việt Nam nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm