Cắm implant bao lâu thì ăn được?
Cắm implant là phương pháp mà bác sĩ sẽ đặt trụ titanium vào xương hàm của khách hàng. Chúng có khả năng tích hợp với xương hàm và hoạt động tương tự như một chân răng tự nhiên. Sau khoảng 4 – 6 tháng, bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên implant thông qua khớp nối abutment, giúp khách hàng khôi phục răng mất với đầy đủ chân và thân răng.
Sau khi cắm implant, khách hàng có thể ăn uống ngay sau khi thuốc tê hết tác dụng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý ăn những thức ăn mềm, lỏng, ít sử dụng lực nhai, đồng thời cần tránh nhai ở vùng vừa đặt trụ implant. Đến khi các mô mềm xung quanh implant đã lành và ổn định thì có thể ăn uống như bình thường.
Sau khi cắm implant bao lâu thì mới ăn được?
Sau khi cắm implant bao lâu thì ăn được là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều khách hàng. Bởi nếu không có chế độ ăn uống phù hợp, vết thương có thể bị nhiễm trùng, trụ implant bị lệch, thậm chí xảy ra hiện tượng đào thải, ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép.
Trên thực tế, cấy ghép implant được xem là tiểu phẫu trong đại đa số trường hợp. Do đó, ngay sau khi thuốc tê hết tác dụng thì bạn có thể ăn uống, nhưng lưu ý nên dùng những thức ăn mềm, lỏng, ít gia vị như: cháo, sữa, sữa chua,… để cung cấp năng lượng.
Xem thêm: Có thể cấy răng Implant tức thì sau khi mất răng không?
Nên ăn gì và không nên ăn gì sau khi cắm implant?
Cắm implant bao lâu thì ăn được đã được giải đáp. Vậy cụ thể thì nên và không nên ăn những thực phẩm nào? Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
Những thực phẩm nên ăn
- Thức ăn dạng mềm, lỏng: Bạn nên ăn những thức ăn đã được chế biến mềm, lỏng, nhất là khi vừa thực hiện cấy ghép. Đồng thời không nên ăn nhai quá mạnh, thay vào đó nên nhai từ từ và nhẹ nhàng.
- Trứng, sữa, cá: Đây là những thực phẩm rất giàu vitamin D – loại vitamin cần thiết cho việc chuyển hóa canxi và duy trì cấu trúc xương, nhờ đó làm tăng khả năng tích hợp giữa xương hàm và trụ titanium.
- Trái cây: Bạn nên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như: cam, dâu, bưởi,… để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, đẩy nhanh tốc độ lành thương, rút ngắn thời gian thực hiện cấy ghép implant.
- Các loại rau củ: Trong các loại rau củ chứa rất nhiều vitamin D, E, K,… rất tốt cho quá trình lành thương và khả năng tích hợp xương. Bạn có thể chế biến rau, củ thành đa dạng các món ăn vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe như: món luộc, canh, nước ép, sinh tố,…
Những thực phẩm không nên ăn
- Thức ăn quá nóng: Nhiệt độ cao sẽ khiến cho cục máu đông bị hòa tan, ảnh hưởng đến quá trình lành thương, gây chảy máu và đau nhức cho khách hàng.
- Thức ăn giòn: Những thức ăn giòn sẽ dễ tạo vụn nhỏ trong khoang miệng như: snack, khoai tây chiên, bánh quy, các loại hạt,… khiến vụn thức ăn rơi vào khoảng trống của răng, khiến vị trí cấy ghép bị nhiễm trùng.
- Thức ăn quá cứng hoặc quá dai: Những thực phẩm này đòi hỏi phải nhai nhiều, vô tình tác động lực quá mạnh đến chân răng, khiến implant bị lung lay, gây đau nhức và ảnh hưởng đến kết quả sau cùng.
- Thực phẩm cay, chứa nhiều chất kích thích: Trong tuần đầu tiên khi mới cấy ghép implant, bạn không nên ăn những thực phẩm quá cay, hoặc những thức ăn chứa nhiều đường, thức uống có gas, chất kích thích,… Bởi những thực phẩm này cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến vùng răng vừa phẫu thuật.
Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không được uống nước bằng ống hút vì hành động này có thể tác động đến răng và gây chảy máu. Ngoài ra, bạn nên tránh nhai ở vùng răng vừa cấy ghép vì sẽ làm tăng nguy cơ làm tan cục máu đông, khiến vết thương bị nhiễm trùng, lâu lành.
Sau khi cắm implant, bạn không cần phải kiêng quá nhiều, nhưng cần lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nếu trong thời gian chờ vùng cấy ghép lành lại mà gặp phải những dấu hiệu bất thường, bạn cần đến trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và có cách khắc phục kịp thời.
Để được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ ngay đến Trung tâm Implant Việt Nam qua Hotline 1900 56 5678. Chúng tôi luôn hỗ trợ bạn hết mình.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống