Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Nếu bệnh nhân bị mất răng hàm trên trong một thời gian, cấy ghép Implant thông thường có thể không phù hợp với họ do tiêu xương hàm hoặc chất lượng xương hàm trên kém. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bằng cách cấy ghép Implant chân bướm có thể là sự lựa chọn tối ưu và mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong trường hợp này.
Hiểu về cấy ghép Implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm một loại cấy ghép Implant cụ thể được sử dụng để phục hồi răng bị mất ở những bệnh nhân không đủ thể tích xương ở hàm trên. Sở dĩ được gọi là Implant xương bướm là vì vị trí trụ Implant rất đặc biệt, được cấy vào cùng xương bướm nằm ở bên trên vùng xương hàm phía sau của hàm trên.
Implant xương bướm dài hơn Implant thông thường, thường có kích thước từ 15 đến 20 mm. Kích thước này cho phép gia tăng độ ổn định và tận dụng sự hỗ trợ của vùng xương bướm dày đặc, loại bỏ nhu cầu thực hiện thủ thuật nâng xoang hoặc ghép xương, vốn thường cần thiết với các phương pháp cấy ghép Implant khác.
Khi trụ Implant được cấy cố định vào vùng xương bướm, chúng cung cấp một nền tảng vững chắc và ổn định cho phục hình răng giả bên trên, cải thiện chức năng ăn nhai, giúp bệnh nhân ăn uống thoải mái hơn và tối ưu thẩm mỹ, giúp bệnh nhân tự tin và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tìm hiểu lợi ích của Implant xương bướm
Lợi ích chính của cấy ghép Implant xương bướm nằm ở khả năng đặc biệt trong việc phục hình răng hoàn chỉnh cho những bệnh nhân không đủ thể tích xương ở hàm trên, cụ thể như sau:
1. Tránh các kỹ thuật bổ sung
Cấy ghép Implant xương bướm loại bỏ nhu cầu thực hiện thủ thuật nâng xoang hoặc ghép xương. Những kỹ thuật này nhằm giúp bổ sung lượng xương hàm còn thiếu, thường được chỉ định đối với bệnh nhân mất răng bị tiêu xương khi thực hiện cấy trụ Implant vào xương hàm.
Với Implant xương bướm, trụ Implant không được cấy vào xương hàm mà cấy vào vùng xương bướm, nên không chịu ảnh hưởng bởi tình trạng xương hàm của bệnh nhân. Điều này giúp cho việc điều trị ít xâm lấn hơn và giảm thời gian điều trị tổng thể.
2. Có thể thực hiện ăn nhai tức thì
Không giống như các kỹ thuật Implant khác, cần thời gian lành thương rồi mới có thể gắn phục hình tạm để hỗ trợ ăn nhai, Implant chân bướm có thể chịu lực ngay sau khi phẫu thuật cấy trụ, cho phép bệnh nhân có được bộ răng đầy đủ chức năng ngay trong ngày. t
3. Độ ổn định lâu dài và tỷ lệ thành công cao
Cấy ghép Implant đã được thực hiện và chứng minh dựa trên các ca điều trị với tỷ lệ thành công hơn 95% nhờ mật độ dày đặc ở vùng chân bướm hàm có thể giúp neo giữ trụ Implant một cách chắc chắn và an toàn, đảm bảo sự ổn định và độ bền lâu dài của răng giả.
4. Chất lượng cuộc sống được cải thiện
Bằng cách khôi phục chức năng và hình dáng của răng tự nhiên, cấy ghép Implant xương bướm cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể ăn, nói và cười một cách tự tin, cải thiện các mối quan hệ xã hội, nâng cao sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.
Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Cấy ghép Implant xương bướm là một trong những kỹ thuật Implant có độ phức tạp cao. Hiện nay, có rất ít địa chỉ nha khoa áp dụng thành công kỹ thuật này. Chính vì vậy, để nâng cao tỷ lệ thành công ca điều trị, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây:
1. Chọn địa chỉ trồng răng Implant uy tín
Chất lượng nha khoa, tay nghề Bác sĩ là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả trồng răng Implant. Rất ít Bác sĩ thực hiện thành công kỹ thuật này, do đó, bạn cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng để chọn địa chỉ nha khoa uy tín.
Để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, bệnh nhân nên ưu tiên những nha khoa có bề dày thành lập và phát triển lâu năm, có giấp phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp, có chuyên gia trồng răng Implant giỏi với nhiều năm kinh nghiệm.
Đồng thời nha khoa phải trang bị vật liệu chính hãng có nguồn gốc rõ ràng, ứng dụng những hệ thống trang thiết bị - công nghệ tân tiến hàng đầu thế giới để có thể giúp nâng cao độ chính xác, rút ngắn thời gian và hạn chế tối đa rủi ro khi trồng răng Implant.
Trung tâm Implant Việt Nam, với chuyên gia trồng răng Implant hơn 25 năm kinh nghiệm, ứng dụng hệ thống máy móc công nghệ kỹ thuật số hiện đại như hệ thống CT Cone Beam 3D, công nghệ Oral Scanner 3D, hệ thống định vị cấy ghép Implant X-Guide Navigation,… đã thực hiện thành công nhiều ca cấy ghép Implant phức tạp cho bệnh nhân mất răng lâu năm, bệnh nhân không răng bẩm sinh, bệnh nhân khe hở môi…
2. Chọn loại trụ Implant phù hợp
Khi cấy ghép Implant, bệnh nhân cần lựa chọn loại trụ Implant sao cho phù hợp với tình trạng xương hàm của mình để tối ưu hiệu quả ăn nhai và thẩm mỹ. Hiện nay trên thị trường có 4 dòng trụ Implant chất lượng, tích hợp xương tốt là Implant Nobel Biocare (Mỹ), Straumann (Thụy Sĩ), Anthogyr vàTekka (Pháp).
3. Giữ tâm lý thoải mái trước khi tiến hành trồng răng
Trước khi trồng răng Implant, bạn nên thăm khám sức khỏe để đảm bảo bản thân có cơ thể khỏe mạnh, có thể tiếp nhập phẫu thuật cấy ghép trụ Implant. Bên cạnh đó, nhịp tim, huyết áp… cũng ảnh hưởng đến việc điều trị nên bạn cần giữ tâm lý thoải mái, thả lỏng để tránh lo lắng sẽ làm tim đập nhanh, huyết áp tăng làm gián đoạn điều trị.
4. Chăm sóc theo đúng hướng dẫn của Bác sĩ
Trước, trong và sau khi trồng răng Implant, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của Bác sĩ về thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng, thăm khám định kỳ, cách chăm sóc vết thương… để nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn, hạn chế đào thải trụ Implant.
Trên đây là những điều bạn cần lưu ý khi cấy ghép Implant xương bướm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các phương pháp Implant nhằm cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai thì hãy liên hệ cho trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm