Trồng Implant ngăn chặn tiêu xương hàm cho người cao tuổi
Tiêu xương hàm ở người cao tuổi kéo theo nhiều hậu quả nặng nề như: Suy giảm chức năng nhai cắn, nghiền nhỏ thức ăn, xô lệch răng, sai lệch khớp cắn, lão hóa sớm, ảnh hưởng đến khả năng phát âm và thẩm mỹ gương mặt,…
Trong số các kỹ thuật phục hình răng mất hiện nay, cấy ghép Implant là giải pháp duy nhất vừa khôi phục được cấu trúc răng, vừa có thể ngăn chặn tiêu xương hàm. Người bị mất răng, nhất là người cao tuổi nên trồng lại răng càng sớm càng tốt để lấy lại chức năng ăn nhai, phòng tránh các bệnh răng miệng và ngăn chặn tiêu xương.
Tiêu xương hàm ở người cao tuổi và những nguy hiểm khôn lường
Tiêu xương hàm là một biến chứng nghiêm trọng của người bị mất răng, đặc biệt là nhóm người cao tuổi, khi hệ xương đang trong thời kì lão hóa. Hiện tượng này không những cản trở hoạt động ăn nhai mà còn tác động tiêu cực đến thẩm mỹ gương mặt.
Suy giảm chức năng nhai cắn, nghiền nhỏ thức ăn
Mất răng để lại khoảng trống trên cung hàm khiến thực phẩm không được nhai nghiền kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, tiêu xương còn khiến hàm răng yếu dần, giảm sức cắn, việc nhai cắn thực phẩm cứng gặp nhiều khó khăn. Chức năng ăn nhai suy giảm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ dưỡng chất và dẫn đến suy nhược cơ thể.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa
Tình trạng suy giảm khả năng nhai nghiền thức ăn, thực phẩm chưa được nghiền nát kỹ đã đẩy xuống dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác khiến những cơ quan này phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn. Vấn đề này diễn ra lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là đau dạ dày.
Xô lệch răng
Sự tiêu biến xương hàm làm giảm thể tích xương, khiến xương tụt thấp, từ đó khiến các răng thật còn lại bị đổ nghiêng về phía khoảng trống. Chân răng cũng vì vậy mà có triệu chứng lung lay, dễ gãy rụng khi có va chạm mạnh hoặc ăn nhai thực phẩm cứng.
Sai khớp cắn
Tình trạng tiêu xương khiến chiều dài xương tại khu vực răng mất ngắn hơn hàm còn lại. Tình trạng này không chỉ khiến răng bị xô lệch mà còn gây lệch lạc khớp cắn. Người mất răng không chỉ ăn nhai khó khăn, lực cắn suy giảm mà còn gặp khó khăn khi giao tiếp vì phát âm không tròn chữ.
Lão hóa sớm
Tình trạng tiêu xương hàm, đặc biệt là xương hàm dưới làm cho hàm dưới ngắn hơn so với hàm trên. Sự tiêu biến xương hàm còn khiến các dây chằng và cơ mặt hóp lại. Khuôn mặt của người bị mất răng vì thế mà teo đi, kèm theo các biểu hiện lão hóa sớm như da nhăn nheo, già đi trông thấy.
Xem thêm: Những điều cần biết khi trồng Implant cho người bị nha chu
Cấy ghép Implant – Tái tạo răng mất, ngăn chặn tiêu xương hàm ở người cao tuổi
Trong số các phương pháp khôi phục răng mất được ứng dụng hiện nay, trồng răng Implant là kỹ thuật duy nhất vừa khôi phục được răng, vừa có thể phòng tránh tiêu xương hàm. Người bị mất răng, đặc biệt là người cao tuổi nên phục hình răng sớm nhất có thể để lấy lại chức năng ăn nhai, phòng tránh các bệnh răng miệng và ngăn chặn tiêu xương.
Răng Implant có chân răng là trụ Titanium được cấy trực tiếp vào xương hàm giống như chân răng tự nhiên. Sau đó, răng sứ phục hình thân răng sẽ được gắn lên trên trụ thông qua vít Abutment. Nhờ có trụ chân răng duy trì lực nhai tác động lên xương hàm, kích thích tế bào xương phát triển mà tình trạng tiêu xương sẽ được ngăn chặn triệt để.
Bên cạnh đó, tuổi thọ của răng Implant cũng rất lâu dài, có thể sử dụng tốt trong vòng 25 năm đến trọn đời nếu chăm sóc tốt. Khách hàng có thể ăn nhai thoải mái và giao tiếp tự tin sau khi phục hình răng Implant.
Cấy Implant để phòng tránh tiêu xương hàm ở người cao tuổi do mất răng là việc làm quan trọng cần thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng mất răng thì hãy liên hệ ngay với Trung tâm Implant Việt Nam – Nha khoa trồng răng Implant chuyên sâu chất lượng cao tại TPHCM nhé. Các bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm tại đây sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn miễn phí cho bạn.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm