Ảnh hưởng chất kích thích đến kết quả trồng răng Implant?
Chất kích thích ảnh hưởng đến kết quả trồng răng Implant nhiều hơn bạn tưởng. Lượng chất kích thích có trong bia, rượu, thuốc lá, thuốc lào,… sẽ làm thời gian hồi phục vết thương kéo dài hơn, tác động xấu tới mô nha chu làm mất tính thẩm mỹ, giảm khả năng tái tạo mô xương, tăng nguy cơ tiêu xương hàm và tăng nguy cơ mất thêm răng. Vậy nên, bạn cần ngưng sử dụng những chất này ít nhất 2 – 4 tuần cả trước và sau khi cấy Implant.
Chất kích thích có ảnh hưởng đến kết quả trồng răng Implant không?
Trồng răng Implant là biện pháp khôi phục răng ưu việt và tân tiến nhất hiện nay. Trong kỹ thuật này một trụ Implant làm từ Titanium sẽ được cắm vào xương hàm để thế chỗ chân răng đã mất.
Theo kết quả từ nhiều nghiên cứu lâm sàng, các chất kích thích có cồn nằm trong nhóm các nguyên nhân gây ra sự thất bại của quy trình trồng răng Implant. Những đồ uống có cồn được lên men như bia, rượu, cà phê, thuốc lá,… đều là các chất không những gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà còn tác động rất lớn tới việc phục hình răng bằng cấy ghép Implant. Không sử dụng chất kích thích trước và sau khi cấy ghép Implant luôn là lời khuyên mà các bác sĩ đưa ra để đảm bảo sự bền vững, chắc khỏe của răng Implant.
Các trường hợp khách hàng nghiện bia rượu, thuốc lá hoặc vệ sinh răng miệng kém nếu cấy ghép Implant sẽ làm giảm đáng kể tỉ lệ thành công của phương pháp này và tăng nguy cơ Implant bị đào thải sau cấy ghép. Do đó, bác sĩ nha khoa luôn chỉ định khách hàng không dùng chất kích thích trong thời gian nhất định cả trước và sau phẫu thuật trồng răng.
Xem thêm: Nguyên nhân trồng răng Implant thất bại do vô trùng không đạt tiêu chuẩn
Chất kích thích ảnh hưởng đến kết quả trồng răng Implant như thế nào?
Những tác động tiêu cực mà các chất kích thích gây ra đối với khách hàng cấy ghép răng Implant bao gồm:
Kéo dài thời gian hồi phục vết thương
Thời gian hồi phục vết thương càng bị kéo dài thì vị trí vết thương sau phẫu thuật càng có nguy cơ bị tích tụ nhiều vi khuẩn, từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng khu vực mới cấy răng.
Giảm khả năng tái tạo mô xương
Rượu, bí, thuốc lá có thể ảnh hưởng trực tiếp tới xương hàm, làm giảm khả năng sản sinh, hình thành tế bào xương mới. Do vậy, tế bào xương ngày càng giảm đi, kèm theo đó là tình trạng tăng bài tiết hormon tại tuyến giáp – nguyên nhân hàng đầu làm giảm mật độ xương.
Tăng nguy cơ tiêu xương hàm
Khu vực xương hàm xung quanh chân răng giả nếu bị chất kích thích tác động trong thời gian dài sẽ làm rối loạn chức năng của tế bào xương và tăng nguy cơ tiêu xương khu vực trồng răng. Điều này làm cho răng Implant rất dễ lung lay.
Tăng nguy cơ mất thêm răng
Lượng chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá tác động tới phần xương xung quanh Implant trong một thời gian sẽ làm xương hàm tiêu biến, chức năng của tế bào xương rối loạn. Tình trạng tiêu xương lan rộng không chỉ khiến Implant bị lung lay mà còn tác động tới các răng thật bên cạnh, gia tăng nguy cơ mất thêm răng.
Tác động xấu tới mô nha chu làm mất tính thẩm mỹ
Dùng nhiều thuốc lá, rượu, bia,… sẽ làm tăng mảng bám, mảng ố vàng trên răng và tạo cơ hội cho bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Khi nướu ở vị trí Implant bị ảnh hưởng có thể làm chân răng giả lộ ra, gây mất thẩm mỹ, thức ăn dễ giắt lại vị trí cấy ghép, gây khó khăn trong việc vệ sinh.
Đối diện với các khách hàng sử dụng thuốc lá, rượu bia, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ sử dụng của từng người để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, tư vấn thời gian cần ngưng sử dụng những chất này cả trước và sau khi phẫu thuật trồng răng. Thường thì khách hàng sẽ cần ngưng sử dụng chất kích thích ít nhất 2 – 4 tuần trước và sau khi trồng răng.
Qua những thông tin trên, bạn đã nắm được chất kích thích ảnh hưởng đến kết quả trồng răng Implant như thế nào rồi đúng không? Nói không với các chất kích thích là điều bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo và cũng là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo việc phục hình răng Implant diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và thành công. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy trực tiếp liên hệ với trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn miễn phí nhé.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm