Chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị
Chảy máu chân răng là triệu chứng khá thường gặp, có thể là dấu hiệu thể hiện các vấn đề về sức khỏe răng miệng mà bạn cần lưu ý. Tình trạng này do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có thể kể đến như: bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, áp xe chân răng, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, vệ sinh răng sai cách sau khi trồng răng, hút thuốc lá thường xuyên, thay đổi nội tiết tố nữ,…
Để phòng ngừa và điều trị chảy máu chân răng, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng tốt, sử dụng bàn chải lông mềm, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn, từ bỏ thói quen hút thuốc lá,… Đặc biệt, bạn cần đến ngay nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám cụ thể, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến như:
Vệ sinh, chăm sóc răng miệng không đúng cách
Nhiều trường hợp chảy máu chân răng thường là do việc chải răng không đúng cách. Nếu bạn sử dụng bàn chải đánh răng quá thô cứng, chải răng quá mạnh và theo chiều ngang thì việc chảy máu răng là hoàn toàn có thể xảy ra. Đôi khi thói quen dùng chỉ nha khoa chưa đúng cách cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chảy máu nướu răng.
Do bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, áp xe chân răng,… là những bệnh lý hàng đầu gây nên tình trạng chảy máu chân răng.
- Viêm nướu: Bệnh này thường xảy ra do vệ sinh răng miệng kém, vùng răng nướu tích tụ nhiều mảng bám, lâu ngày gây viêm nhiễm dẫn đến sưng tấy, chảy máu, hôi miệng.
- Viêm nha chu: Đây là tiến triển của bệnh viêm nướu không được điều trị sớm. Bệnh này không chỉ gây chảy máu chân răng mà còn âm thầm khiến răng lung lay, thậm chí mất răng vĩnh viễn.
- Áp xe chân răng: Răng bị viêm nhiễm mà không được điều trị sẽ tạo thành mủ, gây áp xe chân răng. Chảy máu chân răng là dấu hiệu điển hình, người bệnh còn có thể bị sưng vùng mặt, đau nhức liên tục và sốt cao.
Do răng mọc lệch
Tình trạng răng mọc lệch (đặc biệt là răng khôn) cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm, khiến việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn, nướu dễ bị tổn thương và dẫn đến chảy máu.
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin K cũng là nguyên nhân khiến chân răng bị chảy máu. Do đó, bạn cần ăn nhiều các loại trái cây và rau củ quả, bổ sung thêm canxi, magie, vitamin C và K để tăng cường sức khỏe răng miệng.
Hút thuốc lá quá nhiều
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các chất có trong thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể mà còn tác động không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Những người thường xuyên hút thuốc lá thường có nhiều vôi răng hơn so với người bình thường, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển bệnh viêm nướu, viêm nha chu, gây chảy máu chân răng.
Thay đổi nội tiết tố ở nữ
Hiện tượng thay đổi nội tiết tố nữ thường diễn ra khi dậy thì, sử dụng thuốc tránh thai, mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh,… Việc thay đổi nội tiết tố là vấn đề khá phổ biến khiến bạn bị chảy máu nướu.
Các bệnh lý khác
Thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư vú, ung thư miệng,… cũng là một số bệnh lý gây ra triệu chứng chảy máu chân răng mà bạn cần lưu ý. Với bệnh ung thư miệng, bạn có thể thấy xuất hiện kèm một số hiện tượng như nhai nuốt khó khăn, sưng hoặc nổi hạch, viêm loét trong khoang miệng, hôi miệng,…
Biện pháp điều trị chảy máu chân răng
Biện pháp điều trị chảy máu chân răng
Điều trị chảy máu chân răng tại nhà
Khi thấy triệu chứng chảy máu chân răng, nếu không quá nghiêm trọng thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà như sau.
Dùng gạc để cầm máu
Nếu máu chảy nhiều bạn có thể lấy một miếng gạc sạch và ẩm đặt lên vùng bị chảy máu. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể mất nhiều thời gian để cầm máu hơn so với bình thường.
Chườm lạnh
Biện pháp này thường được áp dụng khi chảy máu do chấn thương răng miệng hoặc chấn thương mô nướu. Bạn chỉ cần dùng một miếng gạc lạnh áp vào đường viền nướu là sẽ hạn chế máu chảy, đồng thời giảm sưng hiệu quả. Đá lạnh cũng sẽ giúp giảm sưng và đau do viêm lợi.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có khả năng khử trùng, kháng viêm và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Do đó, sử dụng nước muối để súc miệng cũng là cách để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý nồng độ 0.9% hoặc pha nước muối ấm để súc miệng vài lần trong ngày.
Sử dụng tinh dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe như thư giãn thần kinh, sát khuẩn, giảm viêm,… Do đó, loại tinh dầu này cũng được sử dụng để giảm tình trạng chảy máu răng.
Hãy vệ sinh răng miệng cho sạch sẽ, sau đó dùng tăm bông thấm vào tinh dầu đinh hương rồi áp lên vùng chân răng bị chảy máu. Để yên khoảng 20 – 30 phút rồi súc miệng lại. Bạn có thể áp dụng cách này 2 lần/ngày để tình trạng chảy máu răng nhanh chóng được khắc phục.
Kết hợp trà xanh với mật ong
Trong trà xanh có chứa một lượng lớn EGCG và Fluor có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm và làm lành những tổn thương ở răng nhanh chóng. Trong khi đó, mật ong lại giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm chân răng. Vì thế, việc kết hợp giữa hai nguyên liệu này sẽ giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng hiệu quả, đồng thời giúp hàm răng chắc khỏe hơn.
Bạn chỉ cần pha 2 thìa mật ong vào ly nước trà xanh và khuấy đều. Dùng nước này ngậm trong miệng khoảng 2 phút rồi nhổ ra, sau đó tiến hành đánh răng như bình thường. Kiên trì thực hiện 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối, bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể.
Điều trị chảy máu chân răng tại phòng khám
Trong trường hợp tình trạng chảy máu chân răng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần đến thăm khám nha khoa càng sớm càng tốt. Tùy theo nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Cạo vôi răng
Cạo vôi răng là phương pháp thường được áp dụng để điều trị vấn đề chảy máu chân răng do bệnh viêm nướu, viêm nha chu gây ra. Trường hợp viêm nha chu nặng, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật vạt để loại bỏ túi nha chu hoặc làm giảm độ sâu túi quanh răng (viêm nha chu nặng với độ sâu túi quanh răng lớn hơn 5 mm) hoặc phẫu thuật tái tạo mô nha chu nhằm tái tạo một phần mô mềm và xương bị phá hủy sau khi tình trạng viêm đã ổn định.
Điều trị áp xe răng
Trong trường hợp răng bị chảy máu do áp xe răng, trước hết bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh để giúp tình trạng áp xe không được tiến triển. Tùy vào tình huống cần bảo tồn răng hay không mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị kế tiếp, có thể dùng phương pháp chữa tủy răng để bảo tồn răng bị áp xe, sau đó lấp lỗ hổng bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ.
Sử dụng thuốc điều trị
Trước khi sử dụng thuốc, bác sĩ vẫn thực hiện cạo vôi răng và giúp khôi phục nướu bằng một số loại nước súc miệng thông thường hoặc đặc trị. Nếu tình trạng chảy máu vẫn không được cải thiện thì bạn sẽ được kê thêm một số thuốc đặc trị như: Tetracycline, Amoxicillin, Penicillin,… tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh.
Xem thêm: Tác hại khôn lường của việc bọc răng sứ giá rẻ bạn nhất định phải biết!
Những biện pháp phòng ngừa chảy máu chân răng
Những biện pháp phòng ngừa chảy máu chân răng
Để phòng ngừa chảy máu chân răng cũng như nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng nguy hiểm, đồng thời duy trì được một hàm răng khỏe mạnh, bạn hãy lưu ý đến một số biện pháp dưới đây.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn nên lựa chọn các loại bàn chải đánh răng có lông mềm và thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chải răng dọc theo chân răng, không đánh quá mạnh gây tổn thương nướu. Lưu ý thay bàn chải 3 tháng/lần để tránh bàn chải bị sờn gây ảnh hưởng đến nướu răng và lây nhiễm vi khuẩn.
Ngưng hút thuốc lá
Không chỉ tác động đến răng miệng, hút thuốc lá còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim và đột quỵ. Do đó, bạn hãy tìm cách từ bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt, có thể nói chuyện với bác sĩ để có phương pháp bỏ thuốc lá tốt nhất.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Bổ sung vitamin C, vitamin K trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giảm tình trạng chảy máu nướu răng. Bạn có thể tìm thấy vitamin C trong các loại khoai lang, cam, ớt đỏ, cà rốt,… và vitamin K trong các thực phẩm như: rau cải xoăn, rau bina,…
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế các thực phẩm nhiều đường và tinh bột. Bởi các thực phẩm này sẽ làm tăng mảng bám và sự phát triển của vi khuẩn, dẫn đến viêm nướu, gia tăng bệnh sâu răng và gây chảy máu chân răng.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Để phòng ngừa chảy máu chân răng, bạn cần lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần kết hợp kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát để phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng nếu có.
Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý răng hàm mặt, Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam đã trở thành một trong các nha khoa uy tín được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Do đó, nếu có dấu hiệu chảy máu chân răng không khỏi hoặc các bệnh lý răng miệng khác, bạn có thể liên hệ ngay đến trung tâm nha khoa để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia nha khoa hàng đầu.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm