Thời gian và trường hợp gắn răng tạm sau khi trồng Implant
Gắn răng tạm sau khi trồng răng Implant sẽ giúp khách hàng đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai tương đối trong thời gian chờ đợi trụ Implant tích hợp xương hàm để gắn răng sứ cố định sau cùng. Tuy nhiên, việc lắp răng tạm trên Implant không phải trường hợp nào cũng phù hợp. Để nhận được sự tư vấn chính xác nhất trong trường hợp của mình, bạn nên tới thăm khám trực tiếp tại Trung tâm Implant Việt Nam.
Thế nào là răng tạm trên Implant?
Răng tạm trên Implant là cách phục hồi răng tạm thời trong thời gian chờ đợi gắn răng sứ cố định để đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ cho khách hàng và khôi phục lại một phần nhỏ khả năng ăn nhai đối với những người mất nhiều răng hàm phía trong và mất răng toàn hàm.
Thông qua việc gắn răng tạm sau khi trồng răng Implant, bác sĩ có thể trao đổi và quan sát trực quan hơn cùng với khách hàng các thông tin cần thiết liên quan đến răng sứ phục hình sau cùng như hình dáng, màu sắc răng và đường viền mô mềm để khách hàng có được kết quả hài lòng nhất với tính thẩm mỹ tối ưu.
Các loại răng tạm trên Implant
Hiện nay, có loại răng tạm mà bác sĩ nha khoa có thể chỉ định khách hàng sử dụng là răng tạm cố định và răng tạm tháo lắp. Mỗi loại răng tạm sẽ có những ưu nhược điểm riêng và thích hợp với từng trường hợp lâm sàng khác nhau.
Răng tạm tháo lắp
Nếu sử dụng răng tạm tháo lắp làm từ nhựa, bạn cần hạn chế đè nén trực tiếp lên trên mô ghép vì lực tác động này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình lành thương.
Ngoài việc tránh để răng tạm đè lên khu vực mô ghép, bạn cũng nên chú về thời gian sử dụng. Bạn chỉ cần đeo chúng khi cần thẩm mỹ, khi giao tiếp với mọi người, còn khi ăn uống buổi tối thì nên tháo ra.
Răng tạm cố định
Răng tạm cố định trên Implant có 2 dạng như sau:
- Răng tạm cánh dán: Đây là loại răng tạm được gắn cố định vào răng bên cạnh, liên kết giữa răng tạm và răng bên cạnh sẽ được tạo ra bằng chất liệu composite.
- Răng tạm trên Abutment: Loại răng tạm này được gắn trên khớp nối Abutment và đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao gần như răng thật, tái tạo các mô mềm xung quanh trụ Implant , cho độ chắc chắn và bền vững gần như phục hình răng sứ sau cùng.
Xem thêm: Trồng răng bằng cầu răng sứ có mấy loại và ưu điểm bạn không nên bỏ qua?
Có nên gắn răng tạm ngay sau khi trồng răng Implant không?
Theo lời khuyên từ các bác sĩ nha khoa, khách hàng không nên gắn răng tạm để tránh xảy ra các rủi ro như đè nén mô nướu và làm chậm tốc độ phục hồi vết thương.
Tuy nhiên với các trường hợp mất răng vùng thẩm mỹ như răng cửa hoặc mất toàn bộ hàm răng, mất quá nhiều răng hàm thì sẽ có các phương án làm răng tạm thích hợp.
Nên gắn răng tạm sau khi trồng răng Implant trong trường hợp nào?
Trong những trường hợp sau đây, khách hàng được khuyến khích sử dụng răng tạm trên Implant:
- Lấp đầy khoảng trống do răng mất để lại, nhất là răng cửa nhằm giúp khách hàng tự tin hơn trong thời gian chờ đợi gắn cố định răng sứ.
- Hỗ trợ khả năng ăn nhai ở mức độ tương đối khi bị mất răng toàn hàm hoặc mất nhiều răng hàm.
- Các trường hợp cần tái tạo mô nướu.
- Duy trì khoảng cách thích hợp giữa các răng trên cung hàm.
- Hỗ trợ khách hàng và bác sĩ hình dụng sự phù hợp của răng sứ sau khi hoàn tất quy trình phục hình.
Nên sử dụng răng tạm trên Implant trong thời gian bao lâu?
Thời gian sử dụng răng tạm thường sẽ tương ứng với khoảng thời gian chờ đợi để gắn cố định răng sứ. Tùy từng trường hợp cụ thể mà thời gian chờ đợi tích hợp xương sẽ kéo dài từ 3 đến 6 tháng.
Như vậy, việc gắn răng tạm sau khi trồng răng Implant có nên thực hiện hay không còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế của từng người. Tốt nhất, bạn hãy tới trực tiếp nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam để thăm khám và nhận tư vấn cụ thể, chính xác từ các bác sĩ nha khoa.
Bài viết liên quan
- Cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?
- Ghép xương hàm nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Những cảm giác sau khi trồng răng implant
- Cảnh báo tình trạng mất răng làm trồi răng đối diện
- Bệnh máu không đông có trồng răng Implant được không?
- Dự phòng và điều trị biến chứng khi trồng răng Implant
- Công nghệ Guided Biofilm Therapy
- Mất răng số 6 hàm dưới có sao không?