Ghép nướu trong phục hình răng bằng cấy ghép Implant
Ghép nướu là một thủ thuật giúp tạo hình lại nướu, phục hồi tổn thương và ngăn ngừa tình trạng tụt nướu do mất răng. Cấy ghép nướu giúp che phủ chân răng và tái tạo nướu làm cơ sở cho việc cấy ghép implant thành công
Những trường hợp sau đây thường được Bác sĩ chỉ định ghép nướu để điều trị Implant: Bệnh nhân bị tụt nướu, bệnh nhân có bệnh lý viêm nướu, trường hợp cười hở lợi bẩm sinh…
Sau khi cấy ghép nướu, bạn nên cân nhắc chăm sóc cẩn thận để có kết quả tốt nhất. Bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, nguội chẳng hạn như cháo, súp và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, bạn không nên dùng chỉ nha khoa, chải răng, thụt rửa quanh vùng tiểu phẫu cho đến khi vết thương lành.
Để vết thương nhanh chóng hồi phục, bạn cần sử dụng đúng liều lượng thuốc đã được chỉ định. Các bệnh nhân sau tiểu phẫu cũng cần nghỉ ngơi nhiều, không nên thức khuya, dễ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Ghép nướu trong phẫu thuật Implant là gì?
Ghép nướu để điều trị cấy ghép implant là một thủ thuật giúp tạo hình lại nướu, phục hồi tổn thương và ngăn ngừa tình trạng tụt nướu do mất răng. Cấy ghép nướu giúp che phủ chân răng và tái tạo nướu làm cơ sở cho việc cấy ghép implant thành công.
Khi phẫu thuật ghép nướu sẽ đem lại những lợi ích cho khách hàng như sau:
- Mở rộng vùng nướu, đủ để cho phép cấy ghép implant vào vị trí chắc chắn mà không lo bị dịch chuyển.
- Ngăn ngừa tình trạng tụt nướu, mòn hàm làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt.
- Giảm tình trạng tê buốt chân răng.
- Nó có thể ngăn ngừa sâu chân răng và sâu răng.
- Cải thiện hiệu quả chức năng ăn nhai của hàm.
Các phương pháp ghép nướu được áp dụng phổ biến hiện nay
Trong lĩnh vực điều trị và thẩm mỹ nha khoa, có 3 hình thức ghép nướu phổ biến áp dụng cho mọi trường hợp điều trị. Các phương pháp đó cụ thể như sau:
- Ghép mô liên kết: Đây là phương pháp điều trị cho những người bị nhiễm trùng chân răng. Bác sĩ sẽ sử dụng da và mô liên kết dưới biểu mô lấy từ vòm miệng để khâu vào mô nướu xung quanh chân răng cần cần ghép.
- Ghép nướu tự thân: Phương pháp này gần giống như ghép mô liên kết, phổ biến nhất ở những người có nướu mỏng cần nhiều mô hơn để mở rộng diện tích nướu. Một lượng mô được lấy ra khỏi vòm miệng để gắn vào vùng nướu cần điều trị để tạo thành một vạt và loại bỏ lớp mô bên dưới lớp thịt trên cùng.
- Ghép cuống: Đối với trường hợp tụt nướu nhưng có nhiều mô nướu gần răng, bác sĩ sẽ dùng vùng nướu xung quanh để sửa chữa. Phần cuống hoặc vạt của nướu bị cắt một phần rồi kéo xuống để che đi phần chân răng lộ ra ngoài và được khâu cố định chắc chắn tại vị trí đó.
Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám, tư vấn để lựa chọn phương pháp cấy ghép nướu phù hợp nhất và đạt kết quả hài lòng nhất.
Ghép nướu có gây nguy hiểm không?
Cấy ghép nướu là kỹ thuật nha khoa được chỉ định cụ thể cho từng tình trạng răng miệng. Vì vậy, bệnh nhân không nên chủ quan khi thực hiện chữa tụt nướu bằng phương pháp này. Bệnh nhân nên được thăm khám và điều trị tại các trung tâm nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn và hệ thống trang thiết bị hiện đại để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nếu tiến hành cấy ghép nướu không bảo đảm yêu cầu chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến những tình trạng như:
- Chảy máu vùng phẫu thuật: Do bác sĩ thiếu kinh nghiệm và chuyên môn thực hiện.
- Nhiễm trùng: Khoang miệng chứa nhiều vi khuẩn khi điều kiện vô trùng kém.
- Viêm nướu quanh vùng cấy ghép khi bệnh nhân không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tổn thương các vùng lân cận chẳng hạn như ê buốt, đau miệng, khó ăn.
Quy trình ghép nướu như thế nào?
Ghép nướu chỉ là một tiểu phẫu đơn giản, thực hiện nhanh chóng nhưng cần phải có kiến thức và kinh nghiệm của bác sĩ. Quy trình ghép nướu thường được thực hiện theo những bước sau:
- Bước 1: Bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, chụp X-quang khoang miệng. Bác sĩ chẩn đoán mức độ tụt nướu và lên phương án cấy ghép chính xác để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng (lấy vôi răng nếu cần) để loại bỏ vi khuẩn tránh nhiễm trùng và đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Bước 3: Gây tê và cấy ghép nướu tại phòng phẫu thuật theo tiêu chuẩn quốc tế với bộ dụng cụ nha khoa riêng biệt, vô trùng tránh lây nhiễm chéo.
- Bước 4: Bác sĩ xem xét kết quả sau khi cấy ghép nướu. Lời khuyên về cách chăm sóc răng miệng và lập kế hoạch tái khám, cắt chỉ.
Trung bình mỗi ca cấy ghép nướu sẽ diễn ra từ 60-70 phút tùy vào tình trạng răng và bệnh nhân có thể về nhà ngay sau ca phẫu thuật.
Bác sĩ sẽ hẹn tái khám để tháo chỉ khâu từ 7 đến 10 ngày sau. Sau 4 tuần, nướu được cấy ghép sẽ hợp nhất với các mô xung quanh và trông như nướu răng bình thường.
Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh răng Implant toàn hàm đúng chuẩn nha khoa?
Những trường hợp nào phải thực hiện ghép nướu?
Những trường hợp sau đây thường được Bác sĩ chỉ định ghép nướu để điều trị Implant:
Bệnh nhân bị tụt nướu
Trong trường hợp bị tụt nướu do viêm nha chu và mòn cổ răng, lúc này mô nướu còn mỏng không đủ để đặt trụ implant và che phủ chân răng. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định ghép nướu.
Bệnh nhân có bệnh lý viêm nướu
Các bệnh nhân bị viêm lợi nặng ở ổ răng bị mất là biến chứng do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Nướu bị viêm nặng và cần được ghép nướu mới để đạt điều kiện trồng răng implant.
Cười hở lợi bẩm sinh
Những trường hợp cười hở lợi bẩm sinh nếu giữ nguyên lợi cũ, sau khi cấy ghép Implant sẽ gây mất thẩm mỹ. Vì vậy thường sẽ được chỉ định ghép nướu trước khi tiến hành trồng răng Implant.
Một vài lưu ý sau phẫu thuật ghép nướu
Sau khi ghép nướu bạn cần lưu ý những dấu hiệu có thể xảy ra cũng như cách chăm sóc để đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể tham khảo nội dung như sau:
Biểu hiện bình thường sau ghép nướu
Sốt nhẹ
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể sẽ sốt nhẹ khoảng 38 độ. Đây là một triệu chứng kèm theo sưng tấy quanh vùng cấy ghép. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Khi đó bạn nên nghỉ ngơi điều độ và tham khảo các hướng dẫn của bác sĩ.
Chảy máu
Sau khi hoàn thành việc cấy ghép nướu, tại vị trí đó sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu. Hãy dùng bông gạc vô trùng đặt vào vùng tiểu phẫu để cầm máu. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường và máu ngừng chảy sau khoảng 20-30 phút.
Sưng nướu vùng cấy ghép
Vùng cấy ghép nướu và vùng xung quanh sẽ bị sưng sau khi phẫu thuật. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Khi đó bạn có thể chườm lạnh trong vòng 24 giờ đầu, sau đó chườm khăn ấm trong vòng 3 đến 5 ngày để giảm sưng.
Biểu hiện bất thường cần thăm khám ngay
Sau khi cấy ghép nướu, bệnh nhân có các triệu chứng sau cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời:
Nướu bị sưng trong nhiều ngày
Nướu bị sưng sau khi cấy ghép kéo dài 3-5 ngày là hiện tượng bình thường, nhưng sau khoảng thời gian này, nướu của vẫn có hiện tượng này thì bạn cần đến ngay nha khoa để thăm khám. Vùng nướu có thể bị nhiễm trùng nên cần điều trị kịp thời.
Chảy máu không ngừng
Sau khi ghép nướu máu sẽ ngừng chảy trong 30 đến 60 phút. Nếu thấy máu chảy quá lâu và không ngừng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Đây là một tình trạng nguy hiểm cần phải được khắc phục ngay lập tức.
Cách chăm sóc sau ghép nướu
Sau khi cấy ghép nướu, bạn nên cân nhắc chăm sóc cẩn thận để có kết quả tốt nhất:
Chế độ ăn uống
Bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, nguội chẳng hạn như cháo, súp và các sản phẩm từ sữa. Các món ăn cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để vết thương nhanh lành. Sau phẫu thuật từ 10 đến 14 ngày, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn, nhưng nên tránh đồ ăn dai cứng hoặc đồ ăn quá nóng.
Uống thuốc đúng theo chỉ định
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kèm theo bệnh nhân sau khi cấy ghép nướu. Để vết thương nhanh chóng hồi phục, bạn cần sử dụng đúng liều lượng thuốc đã được chỉ định. Ngoài ra, bạn không nên dùng các loại thuốc khác mà phải có hướng dẫn của bác sĩ nếu muốn sử dụng.
Vệ sinh răng miệng hợp lý
Sau khi cấy ghép nướu, bạn không nên dùng chỉ nha khoa, chải răng, thụt rửa quanh vùng tiểu phẫu cho đến khi vết thương lành. Trong thời gian này bạn có thể sử dụng nước súc miệng phù hợp để làm sạch khoang miệng nhẹ nhàng.
Nghỉ ngơi điều độ
Các bệnh nhân sau tiểu phẫu cần nghỉ ngơi nhiều, không nên thức khuya, dễ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng gối mềm để hạn chế va đập tới vết thương.
Trên đây là những điều bạn nên biết về cấy ghép nướu trong nha khoa. Tuy là kỹ thuật đơn giản nhưng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Đồng thời nên thực hiện tại nha khoa được kiểm định chất lượng, bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn để tránh những hậu quả khôn lường.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đến trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn thêm nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm