Kỹ thuật ghép xương nhân tạo trong cấy ghép Implant

Ghép xương nhân tạo là sử dụng bột xương được sản xuất từ chất liệu chuyên dụng để bổ sung vào khu vực xương hàm đã tiêu biến do mất răng lâu năm. Phương pháp này không chỉ tiện lợi, nhanh chóng mà còn giúp bảo tồn cấu trúc xương tự nhiên, tăng độ vững chắc cho trụ Implant và đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Mục lục nội dung
Khái niệm ghép xương nhân tạo
Ghép xương nhân tạo là quá trình sử dụng loại bột xương mịn được sản xuất từ chất liệu chuyên dụng trong nha khoa để bổ sung thêm vào khu vực xương hàm đã hư hỏng hoặc tiêu biến do mất răng trong thời gian dài.
Bột xương nhân tạo được tổng hợp từ các vật liệu có độ tương hợp sinh học cao với cơ thể con người, thành phần chính thường là Beta – Tricalcium phosphate hoặc Hydroxyapatite. Những thành phần có trong bột xương nhân tạo đều có thể tự tiêu nên sau một thời gian, tế bào xương tự nhiên sẽ phát triển và dần thay thế cho xương nhân tạo. Bởi vậy, cấy ghép xương nhân tạo sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng.
Xương nhân tạo không chỉ là giải pháp thay thế cho phần xương đã mất mà còn giúp tăng khả năng tái tạo tế bào xương mới tại chính khu vực cấy ghép xương và hoạt động theo nguyên lý tự tiêu.
Trong thời gian từ 9 tới 12 tháng, xương mới sẽ được hình thành và thế chỗ bột xương đã cấy vào trước đó, lấp đầy khu vực xương bị thiếu. Đây là điều kiện cần thiết để ổn định vùng xương mới, đảm bảo đủ độ chắc khỏe để nâng đỡ trụ Implant.

Chỉ định và chống chỉ định ghép xương nhân tạo
Ghép xương nhân tạo được khuyến cáo áp dụng trong các tình huống sau đây:
- Xương hàm bị tiêu biến và hư hỏng do mất răng trong thời gian dài.
- Mật độ xương hàm thấp, xương hàm quá yếu, quá mỏng bẩm sinh.
- Tiêu xương xung quanh chóp răng.
- Bị chấn thương, va đập mạnh hoặc di chứng từ các ca phẫu thuật trước đó (tiêu xương do việc bóc tách u, nang).
Những trường hợp chống chỉ định ghép xương nhân tạo bao gồm:
- Khách hàng bị mất toàn hàm răng.
- Người sử dụng thường xuyên các chất kích thích bao gồm rượu bia, thuốc lá,…
- Người mắc phải các bệnh lý toàn thân như: Đái tháo đường chưa kiểm soát, rối loạn đông máu, các bệnh lý về tim mạch, suy giảm miễn dịch (đa u tủy, HIV/AIDS, bệnh bạch cầu,…) và đã điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị,…
- Đang mắc phải các bệnh liên quan tới răng miệng.

Ưu nhược điểm của ghép xương nhân tạo
Ghép xương nhân tạo là thủ thuật hỗ trợ không thể thiếu được trong nhiều trường hợp cấy ghép Implant. Sử dụng xương nhân tạo để cấy ghép vừa an toàn, tiện lợi vừa có thể thúc đẩy quá trình tái tạo xương diễn ra nhanh chóng hơn. Mặc dù vậy, bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì phương pháp này cũng vẫn tồn tại một số điểm trừ. Cụ thể như sau:
Về ưu điểm:
- Làm tiền đề trong cấy ghép Implant: Ghép xương nhân tạo là bước quan trọng cần thiết trong quy trình phục hình răng ở người mất răng lâu năm, tiêu xương hàm.
- Giúp trụ Implant bám chắc chắn hơn: Dùng bột xương nhân tạo để cấy ghép sẽ giúp trụ Implant bám dính chắc chắn hơn với xương hàm, từ đó duy trì được độ bền chắc lâu dài của xương ghép.
- Bảo tồn cấu trúc xương tự nhiên: Bột xương nhân tạo là biện pháp ngăn chặn tiêu xương hàm nhờ khả năng tái tạo cấu trúc xương thật và bảo vệ các răng xung quanh.
- An toàn với cơ thể: Khi dùng bột xương nhân tạo, khách hàng không cần phải trải qua nhiều lần phẫu thuật như ghép xương tự thân, như vậy có thể hạn chế cảm giác đau, đảm bảo an toàn cho khách hàng.
- Phòng ngừa tiêu xương tiếp diễn: Ghép xương nhân tạo sẽ giúp bạn ngăn chặn quá trình tiêu xương hàm tiếp diễn nghiêm trọng và phức tạp hơn.
- Duy trì sự tươi trẻ cho gương mặt: Mất răng lâu năm sẽ dẫn đến tiêu xương, hóp má, thoái hóa da và chảy xệ cơ mặt. Ghép xương nhân tạo sẽ giúp bạn ngăn chặn những biến chứng này, giữ gìn nét đẹp tươi trẻ của gương mặt.
Về nhược điểm:
- Độ cứng không quá cao: Bột xương nhân tạo có độ cứng không cao nên có thể bị gãy, vỡ khi sinh hoạt, do đó bạn cần hết sức thận trọng trong thời gian đầu mới cấy ghép.
- Nướu bị thâm gây mất thẩm mỹ: Nướu tại khu vực ghép xương thường có màu đỏ thâm, hơi khác với màu đỏ hồng của nướu bình thường, do đó sẽ phần nào làm mất đi tính thẩm mỹ.

Tìm hiểu thêm: Ứng dụng công nghệ màng PRF trong trồng răng Implant
Trên đây là những kiến thức cơ bản về ghép xương nhân tạo mà Trung tâm Implant Việt Nam muốn chia sẻ với bạn đọc. Để biết bản thân có phù hợp với phương pháp này không và tư vấn miễn phí về hương điều trị thích hợp, bạn hãy đặt hẹn với các bác sĩ tại Trung tâm Implant Việt Nam ngay hôm nay nhé.
Bài viết liên quan
- Trồng răng Implant cho người loãng xương bằng công nghệ từ tính
- Kỹ thuật ghép xương nhân tạo trong cấy ghép Implant
- Công nghệ màng PRF giúp lành thương nhanh trong trồng răng Implant
- Giám sát bằng âm thanh của Robot X-guide là gì?
- Giám sát bằng thị giác của Robot X-Guide là gì?
- Tìm hiểu về máng hướng dẫn phẫu thuật cấy ghép Implant
- Khái niệm, phân loại và đặc điểm của Customized Abutment
- Tìm hiểu về máy cắm Implant sử dụng công nghệ định vị