Logo nha khoa Nhân Tâm
807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Những điều bạn cần biết về ghép xương trong Implant nha khoa


Ghép xương trong Implant nha khoa thường được chỉ định đối với những trường hợp bị tiêu xương, mật độ, thể tích xương hàm không đạt tiêu chuẩn để cấy chân răng nhân tạo. Mời bạn cùng tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua những chia sẻ dưới đây của Nha khoa Nhân Tâm.
Những điều bạn cần biết về ghép xương trong Implant nha khoa

Ghép xương trong Implant nha khoa là một phẫu thuật được chỉ định cho những khách hàng có xương hàm mật độ thấp, không đủ điều kiện để thực hiện cắm trụ Implant. Phẫu thuật này giúp bổ sung xương vào khu vực cần phục hình răng, làm ổn định lại cấu trúc xương hàm, giúp trụ Implant mau chóng tích hợp và bám chắc vào xương. Phần xương ghép thêm có thể là xương nhân tạo hoặc xương tự thân của khách hàng.

Để có thể thực hiện được thủ thuật này, khách hàng cần đáp ứng được những yêu cầu cụ thể về sức khỏe như không mắc các bệnh lý về răng miệng, không có bệnh lý mạn tính, suy giảm hệ miễn dịch, nghiện thuốc lá, rượu bia,… Sau khi ghép xương, bạn cũng cần lưu ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học để vết thương mau chóng phục hồi.

Tổng quan về kỹ thuật ghép xương trong Implant nha khoa

Thế nào là ghép xương trong cấy ghép Implant?

Ghép xương trong Implant nha khoa ra đời đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong quá trình phục hình răng mất. Phương pháp này không chỉ giúp chân răng nhân tạo đứng vững trong xương hàm mà còn thúc đẩy việc tái tạo các tế bào xương mới trong trường hợp xương hàm bị tiêu hoặc bị mỏng.

Để tiến hành cấy ghép xương, bác sĩ sẽ thêm một lượng xương thích hợp vào khu vực xương bị khuyết. Phần xương được cấy thêm có thể là xương nhân tạo hoặc xương tự thân của chính khách hàng.

Việc cấy ghép xương thường được tiến hành trước khi cắm Implant khoảng 9 đến 12 tháng để đảm bảo sự ổn định của xương tại khu vực mới cấy ghép. Có như vậy, xương hàm mới giữ chắc chắn được chân răng giả và đảm bảo tỉ lệ thành công khi phục hình răng mất.

Kỹ thuật ghép xương trong Implant nha khoa giúp bù đắp phần xương hàm bị thiếu
Kỹ thuật ghép xương trong Implant nha khoa giúp bù đắp phần xương hàm bị thiếu

Các kỹ thuật cấy ghép xương hiện nay trong Implant nha khoa

Có khá nhiều phương pháp ghép xương trong y học như ghép xương tổng hợp, ghép xương đồng chủng, ghép xương dị chủng, ghép xương tự thân. Tuy nhiên, 2 kỹ thuật được ứng dụng nhiều nhất hiện nay trong điều trị nha khoa là ghép xương nhân tạo (ghép xương tổng hợp) và ghép xương tự thân, trong đó:

  • Xương nhân tạo: Là loại xương do con người chế tạo ra bằng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học. Chúng thường được làm từ san hô với Beta – Tricalcium hoặc Hydroxyapatite là thành phần chính.
  • Xương tự thân: Là phần xương hoặc mảnh xương được lấy từ chính cơ thể khách hàng. Các vùng xương thường được lấy là xương vùng chậu, xương trước cằm, xương gò má, xương góc hàm,… Một số trường hợp cần ghép số lượng xương lớn thì bác sĩ có thể lấy xương sọ hoặc xương mác ở cẳng chân. Với kỹ thuật ghép xương tự thân, khách hàng sẽ phải trải qua 2 lần phẫu thuật.
Ghép xương nhân tạo là kỹ thuật được ứng dụng nhiều hiện nay
Ghép xương nhân tạo là kỹ thuật được ứng dụng nhiều hiện nay

Tầm quan trọng của kỹ thuật ghép xương trong Implant nha khoa

Tại sao cần ghép xương trước khi cấy ghép Implant?

Rất nhiều trường hợp không điều trị hoặc không cấy ghép Implant ngay sau khi mất răng mà để khoảng trống trên cung hàm tồn tại trong một thời gian dài. Quá trình nhai cắn, ăn uống, sinh hoạt thường ngày tạo nên lực tác động và kích thích xương hàm tái tạo mô xương mới. Khi mất răng trong thời gian dài, vị trí xương hàm bị khuyết chân răng sẽ không thể nhận được lực tác động truyền tải đến. Đây chính là lý do khiến xương hàm mỏng dần đi, màng xương cũng bị ảnh hưởng và xương ổ răng tự tiêu biến dần.

Bên cạnh đó, việc sử dụng cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp trong nhiều năm cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu xương và các bệnh lý răng miệng khác như: viêm nướu, viêm chân răng, sâu răng, bệnh niêm mạc miệng, bệnh nha chu,... Và thậm chí là nhiễm trùng tiêu xương.

Hình ảnh xương hàm bị tiêu biến do mất răng trong thời gian dài
Hình ảnh xương hàm bị tiêu biến do mất răng trong thời gian dài

Khi xương hàm đã tiêu đi nhiều, số lượng xương không đủ thì rất khó để đảm bảo tính ổn định và độ vững chắc của trụ Implant, tỉ lệ phục hình răng thành công lúc này là rất thấp. Do vậy, những người gặp phải tình trạng tiêu xương mà có mong muốn trồng răng Implant thì cần ghép thêm xương trước để đảm bảo hiệu quả phục hình.

Vai trò của ghép xương trong cấy ghép Implant

Vai trò quan trọng của việc ghép xương trong quá trình phục hình răng bằng Implant nha khoa bao gồm:

  • Gia tăng thể tích và mật độ xương hàm.
  • Tăng khả năng tích hợp độ gắn kết vững chắc giữa xương hàm và chân răng nhân tạo.
  • Kéo dài tuổi thọ của răng Implant khi ở trong khoang miệng.
  • Tăng tỉ lệ thành công và giúp quá trình phẫu thuật đật hiệu quả cao.

Đăng ký ngay

Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp ghép xương trong cấy ghép Implant

Trường hợp cần thực hiện cấy ghép xương

Bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định cấy ghép xương đối với những trường hợp sau:

  • Người bị mất răng lâu năm khiến xương hàm tiêu biến đi nhiều và không đáp ứng được điều kiện cần thiết để thực hiện cắm trụ Implant.
  • Người có xương hàm yếu, mỏng bẩm sinh hoặc bị thương tổn do chấn thương, va đập mạnh.

Trường hợp chống chỉ định ghép xương

Chống chỉ định cấy ghép xương đối với người có bệnh lý tim mạch
Chống chỉ định cấy ghép xương đối với người có bệnh lý tim mạch

Trường hợp khách hàng có những đặc điểm sau đây thì không nên áp dụng phương pháp ghép xương:

  • Người bị mất toàn bộ hàm răng.
  • Người đang gặp phải những bệnh lý liên quan đến răng miệng bao gồm: Viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,…
  • Người bị suy giảm chức năng miễn dịch do các bệnh lý mạn tính như: Đái tháo đường, tim mạch, điều trị ung thư,…
  • Người thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích như bia, rượu,… mà không thể bỏ được.

Có thể bạn quan tâm: Tiết lộ trồng răng Implant All on 6 giá bao nhiêu?

Quy trình ghép xương trong Implant nha khoa

Để việc cấy ghép xương diễn ra suôn sẻ và thành công, cơ sở nha khoa và các bác sĩ cần tuân thủ theo quy trình chuẩn bao gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Thăm khám, đánh giá tình trạng và tư vấn khách hàng

Trước mỗi cuộc phẫu thuật, bác sĩ cần khám và khai thác các thông tin từ khách hàng để nắm rõ tình trạng hiện tại và tiền sử bệnh lý của khách hàng. Từ đó đưa ra tư vấn cũng như hướng điều trị phù hợp.

Bước 2: Sát khuẩn và gây tê cục bộ

Sát khuẩn và gây tê là bước không thể bỏ qua trong mỗi ca cấy ghép xương. Sát khuẩn nhằm bảo đảm an toàn, tránh nhiễm trùng cho khách hàng và gây tê để tránh mọi cảm giác khó chịu, đau nhức cho khách hàng trong quá trình bác sĩ thực hiện thủ thuật.

Gây tê để tránh cảm giác đau nhức cho khách hàng khi phẫu thuật
Gây tê để tránh cảm giác đau nhức cho khách hàng khi phẫu thuật

Bước 3: Thực hiện cấy ghép xương

Trước hết, bác sĩ sẽ tạo vạt niêm mạc nhằm bộc lộ khu vực xương cần cấy ghép thêm. Sau đó, bác sĩ sẽ khoan vào lớp vỏ xương bằng mũi khoan chuyên dụng để tạo ra một lỗ nhỏ.

Bột xương sẽ được đưa vào khung hàm thông qua lỗ nhỏ vừa tạo. Cuối cùng, bác sĩ sẽ cố định màng xương tại vị trí này để che đi phần xương mới ghép.

Bước 4: Khâu đóng vết thương

Đến bước này, vết mổ sẽ được bịt kín sau khi bác sĩ khâu đóng niêm mạc. Như vậy, một ca phẫu thuật cấy ghép xương đã hoàn tất.

Bước 5: Theo dõi tình trạng khách hàng và hẹn lịch tái khám

Khi đã hoàn tất các bước phẫu thuật, khách hàng cần được theo dõi sức khỏe bằng cách kiểm tra khả năng cầm máu và thân nhiệt trong một thời gian nhất định. Nếu nhận thấy tình trạng sức khỏe của khách hàng ổn định, bác sĩ sẽ cho khách hàng ra về. Tuy nhiên, trước đó bác sĩ cũng sẽ chỉ dẫn cụ thể cho khách hàng cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà, kê đơn thuốc kháng sinh, giảm đau nếu cần thiết và hẹn lịch tái khám định kì.

Hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng miệng trước khi ra về
Hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng miệng trước khi ra về

Những điều cần lưu ý sau khi ghép xương

Sau khi thực hiện ghép xương để cấy ghép Implant, những lưu ý dưới đây sẽ giúp vết thương của bạn nhanh chóng phục hồi:

  • Sử dụng thuốc đúng loại và đủ liều theo đơn của bác sĩ để hạn chế đau nhức và tránh tình trạng nhiễm trùng.
  • Lưu ý làm sạch răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm, tránh tác động trực tiếp vào vùng xương vừa cấy ghép.
  • Sử dụng kết hợp dung dịch sát khuẩn để phòng tránh viêm nhiễm tại khu vực mới phẫu thuật.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Chú ý không nên ăn những món ăn quá lạnh, quá nóng hoặc quá cứng, quá dai, những loại thực phẩm này có thể gây tác động xấu tới vết thương sau phẫu thuật, khiến chúng lâu lành hơn.
  • Nếu nhận thấy khu vực phẫu thuật có triệu chứng đau nhức, sưng tấy, chảy máu hoặc có dịch mủ thì bạn cần tới phòng khám răng gần nhất hoặc cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, kiểm tra và khắc phục kịp thời.
Chú ý sử dụng thuốc đúng loại và đủ liều theo đơn của bác sĩ
Chú ý sử dụng thuốc đúng loại và đủ liều theo đơn của bác sĩ

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thủ thuật ghép xương trong Implant nha khoa mà bạn nên nắm được trước khi áp dụng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình phục hình răng mất của mình. Nếu còn câu hỏi nào chưa rõ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Nha khoa Nhân Tâm để được hỗ trợ miễn phí.

Liên hệ


Bài viết liên quan