Giải đáp các băn khoăn về phương pháp cấy răng
Cấy răng hay cấy ghép Implant là kỹ thuật cấy ghép trụ implant vào vị trí răng đã mất trên xương hàm để thế chỗ chân răng thật và nâng đỡ thân răng sứ. Biện pháp này giúp khôi phục toàn diện răng đã mất cả về mặt thẩm mỹ và chức năng. Biện pháp này hiện đang được đánh giá rất cao nhờ khả năng phòng tránh hiện tượng tiêu xương, tuổi thọ lâu dài và khắc phục được các nhược điểm của kỹ thuật phục hình răng truyền thống.
Cấy răng là gì?
Cấy răng hay cấy ghép Implant, trồng răng Implant là kỹ thuật cấy ghép “chân răng giả” vào vị trí răng đã mất trên xương hàm để thế chỗ chân răng thật và nâng đỡ thân răng sứ. Cấu tạo của răng Implant bao gồm 3 bộ phận chính là trụ Implant (đóng vai trò là chân răng), Abutment (khớp nối) và răng sứ (thay thế thân răng thật).
Hiện nay, cấy răng implant là phương pháp được đánh giá rất cao trong việc phục hình răng đã mất nhờ các đặc điểm ưu việt như:
- Phòng tránh tiêu xương và tụt lợi do hiện tượng mất răng gây nên. Đây cũng là ưu điểm vượt trội nhất của phương pháp cấy răng so với các kỹ thuật khác.
- Tuổi thọ dài lâu. Răng Implant có thể bền chắc vĩnh viễn nếu được chăm sóc và vệ sinh đúng cách.
- Giảm thiểu các phiền toái có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như không cần tháo lắp như răng giả, không gây cảm giác lỏng lẻo và không làm thương tổn các răng bên cạnh.
- Cấy ghép Implant giúp khôi phục răng đã mất một cách toàn diện về cả mặt chức năng và thẩm mỹ.
Cấy răng có lâu không?
Thời gian để hoàn thiện quy trình cấy ghép sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng, cơ địa cũng như loại trụ implant mà khách hàng chọn lựa. Để nắm được thời gian cấy ghép, bạn cần thăm khám, chụp X – quang để bác sỹ kiểm tra và đưa ra các đánh giá sơ bộ.
Thông thường thời gian để đặt trụ implant vào xương hàm là từ 15 đến 30 phút. Tiếp theo sẽ mất khoảng 3 đến 6 tháng để trụ implant tích hợp xương và bám chắc trên cung hàm. Trong thời gian này, khách hàng sẽ được gắn răng tạm để đảm bảo các chức năng răng thông thường.
Cấy răng có đau không?
Trước khi thực hiện cấy răng, khách hàng sẽ được gây tê để không cảm thấy đau. Bên cạnh đó, việc cấy ghép cũng khá nhanh chóng nên bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề đau nhức khi tiến hành cấy răng nhé.
Sau khi việc cấy trụ implant hoàn thành và thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể sẽ thấy hơi đau nhức tại khu vực cắm trụ. Mặc dù vậy, cảm giác này sẽ nhanh chóng chấm dứt sau 1 đến 2 ngày. Bạn cũng sẽ được kê thuốc kháng viêm và giảm đau cần thiết. Vậy nên bạn vẫn có thể ăn các thức ăn mềm, lỏng bình thường.
Xem thêm: Nguyên nhân răng cửa mọc lệch và giải pháp điều trị hiệu quả an toàn.
Cần chú ý điều gì khi thực hiện cấy răng?
Để quá trình cấy ghép implant diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Tiến hành chụp X – quang để đánh giá chính xác tình trạng răng miệng, tình trạng xương, mật độ xương,… Kết quả chụp sẽ cho biết bạn có phù hợp để cấy implant hay không và thời gian cấy ghép là bao lâu.
- Thông báo cụ thể và chính xác với bác sỹ về các bệnh lý mà mình đang hoặc đã gặp phải cũng như những loại thuốc đang dùng để tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình làm thủ thuật.
- Trước khi cấy ghép, bạn nên nhịn đói khoảng 6 giờ vì việc dùng thuốc mê có thể làm dạ dày của bạn có cảm giác khó chịu.
- Điều quan trọng trước khi làm thủ thuật là bạn cần chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái. Nếu bạn quá căng thẳng thì có thể làm ảnh hưởng tới quá trình cấy ghép của bác sỹ đấy.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích khác trước và sau khi cấy răng để đảm bảo hiệu quả cấy ghép.
Trên đây là các thông tin liên quan đến phương pháp cấy răng implant, hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình phục hình răng của mình. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam để được giải đáp nhé.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống