Giải pháp điều trị tiêu xương hàm trên do mất răng
Tiêu xương xảy ra sau khi bạn bị mất răng một thời gian dài. Theo các nghiên cứu, sau 3 tháng kể từ khi răng bị mất, xương hàm tại vị trí mất răng sẽ dần bị suy giảm số lượng do không có răng ăn nhai để kích thích tái tạo xương. Càng về sau, xương sẽ càng bị tiêu nhiều, gây ra khó khăn khi phục hình Implant.
Tìm hiểu về tiêu xương hàm trên và nguyên nhân tiêu xương
Tiêu xương ổ răng hay tiêu xương hàm là tình trạng xương hàm bị suy giảm số lượng, chất lượng, mật độ xương. Có một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng xương hàm bị tiêu, trong đó, phổ biến nhất là bị mất răng và viêm nha chu mãn tính.
1. Mất răng:
Đây là lí do lớn nhất dẫn đến tiêu xương hàm trên. Xương hàm được tái tạo và phát triển không ngừng thông qua kích thích do răng tạo ra trong quá trình ăn nhai. Do đó, khi bị mất răng, sẽ không còn tác nhân kích thích giúp duy trì xương, khiến xương dần bị tiêu biến.
Thông thường, xương hàm sẽ bị tiêu sau khi mất răng khoảng 3 tháng. Tỷ lệ tiêu xương là 25% sau Ảnh hưởng do tiêu xương hàm trên tháng mất răng và sau khoảng 3 năm, con số này lên đến 45-60%.
2. Viêm nha chu:
Tình trạng viêm nha chu nghiêm trọng, kéo dài, tái đi tái lại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương ổ răng. Khi các mảng bám tích tụ sản sinh vi khuẩn tấn công nướu răng sẽ gây tụt nướu, hở chân răng, xương và hệ thống dây chằng nha chu, mô xung quanh đều bị phá hủy.
Ngoài mất răng và viêm nha chu là 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu xương hàm, thì chấn thương răng, chấn thương xương hàm, răng khôn, răng mọc ngầm, điều trị nha khoa sai kỹ thuật… cũng có thể khiến xương hàm bị tổn thương và dẫn đến tiêu xương hàm.
Tiêu xương hàm trên được phân thành những dạng chính, bao gồm tiêu xương hàm theo chiều ngang, tiêu xương hàm theo chiều dọc, tiêu xương khu vực xoang, tiêu xương toàn bộ khuôn mặt do mất nhiều răng ở hai hàm, xương hàm bị hạ thấp do mất nhiều răng trong thời gian dài.
Ảnh hưởng do tiêu xương hàm trên
Khi mất răng, trong thời gian đầu, bệnh nhân sẽ không thấy những biểu hiện tiêu xương do đây là quá trình âm thầm và tiến triển theo thời gian nên sẽ khó phát hiện. Do đó, nhiều bệnh nhân chủ quan khi bị mất răng và đánh giá thấp độ nguy hiểm do mất răng và tiêu xương hàm gây ra.
Trên thực tế, khi tiêu xương hàm diễn ra, sẽ gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng như:
- Về thẩm mỹ: Biểu hiện của việc tiêu xương hàm là nướu dần bị teo lại. Nếu tiêu xương trầm trọng, bạn sẽ nhận thấy các cơ và xương vùng mặt dần bị biến dạng, khiến khuôn miệng trở nên móm lại, da nhăn nheo, mặt trũng, má hóp, mặt lệch. Nhìn chung, khuôn mặt trở nên biến đổi trông già nua và kém thẩm mỹ.
- Về chức năng ăn nhai: Mất răng tiêu xương ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai, đặc biệt là ở những vị trí răng góp vai trò lớn trong việc ăn nhai như nhóm răng hàm. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân sẽ thấy sức ăn nhai giảm sút, khó nghiền nát thức ăn, không thể ăn các thức ăn dai cứng, dễ bị giắt thức ăn…
- Về khớp cắn: Khi bị tiêu xương, xương hàm sẽ bị tụt thấp, các răng còn lại có xu hướng dịch chuyển về phía khoảng trống mất răng. Dần dần, răng trở nên xô lệch gây sai khớp cắn. Khi bị mất cân bằng khớp cắn, thẩm mỹ càng trở nên kém hơn, ăn nhai và vệ sinh răng khó khăn hơn.
- Về sức khỏe tổng thể: Mất răng tiêu xương ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, do đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân. Bệnh nhân mất răng dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa, dinh dưỡng kém, tự ti, tinh thần buồn chán, chất lượng cuộc sống suy giảm.
Giải pháp điều trị tiêu xương hàm trên do mất răng
Hiện nay, trồng răng Implant đang là giải pháp được đánh giá cao nhất trong điều trị phục hình mất răng cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, tùy vào tình trạng tiêu xương mà Bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp trồng răng Implant khác nhau, các bạn có thể tham khảo nhé!
1. Trồng răng Implant thông thường
Là giải pháp trồng răng Implant sử dụng trụ Implant cấy trực tiếp vào xương hàm để thay thế chân răng bị mất, sau đó phục hình răng sứ bên trên Implant để tạo thành một răng giả có cấu trúc như răng thật.
Trồng răng Implant thông thường được chỉ định cho những bệnh nhân mất răng chưa bị tiêu xương hoặc tiêu xương mức độ ít hoặc trung bình.
Đối với kỹ thuật này, nhiều trường hợp thường cần thực hiện các kỹ thuật bổ sung xương hàm để giúp cải thiện chất lượng xương hàm nhằm cố định vững chắc trụ Implant như kỹ thuật ghép xương, kỹ thuật nâng xoang.
2. Các kỹ thuật Implant đặc biệt
Với những trường hợp bị tiêu xương trầm trọng, chất lượng xương hàm kém không thể thực hiện các thủ thuật tăng cường xương, không thể cấy ghép Implant thông thường thì Bác sĩ có thể xem xét chỉ định một số kỹ thuật Implant đặc biệt như Implant cá nhân hóa, Implant xương gò má, Implant xương bướm.
- Implant cá nhân hóa hay còn gọi là Implant dưới màng xương, Bác sĩ sẽ dùng khung kim loại thiết kế đặc biệt theo giải phẫu xương hàm của bệnh nhân đặt ở vị trí dưới nướu và trên xương hàm, sau đó gắn phục hình lên khung kim loại này.
- Implant xương gò má sử dụng trụ Implant dài cấy vào vị trí xương gò má theo góc nghiêng đã được tính toán chính xác.
- Implant xương bướm sử dụng trụ Implant với độ dài 15-20mm cấy vào vị trí vùng xương bướm theo góc nghiêng 45-55 độ.
Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật Implant phù hợp. Nhìn chung, các kỹ thuật Implant đặc biệt có ưu điểm là không chịu sự chi phối bởi tình trạng xương hàm của bệnh nhân nên có thể ứng dụng cho những trường hợp tiêu xương phức tạp mà vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như cấy ghép Implant thông thường.
Trên đây, Trung tâm Implant Việt Nam đã đưa ra những thông tin quan trọng về tình trạng tiêu xương hàm trên do mất răng và giải pháp điều trị hiệu quả. Đừng quên liên hệ với trung tâm để được tư vấn trực tiếp bởi chuyên gia trồng răng Implant trên 25 năm kinh nghiệm bạn nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm