Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Hậu quả mất răng ảnh hưởng như thế nào


Hệ thống răng miệng là cửa ngõ đầu tiên của cơ quan tiêu hóa, nơi tiếp nhận hầu hết các nguồn dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Răng giúp nhai nghiền thức ăn, nước bọt làm nhuyễn viên thức ăn, giúp cơ quan tiêu hóa ở ruột hấp thu dinh dưỡng dễ dàng và hiệu quả. Vì một lí do nào đó bị mất răng, người ta cảm thấy thiếu tư tin, trở ngại trong giao tiếp và các sinh hoạt thường ngày, thậm chí cảm thấy mặc cảm, đôi khi suy sụp tinh thần.
Hậu quả mất răng ảnh hưởng như thế nào

Có thể nói 100% các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể đều qua đường miệng. Do vậy, nếu có vấn đề ở hệ thống răng miệng như đau răng, đau lưỡi, đau ở niêm mạc miệng hay mất răng làm cho bệnh nhân chán ăn, không thích thú với việc ăn uống thậm chí sợ ăn uống nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng quát.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân: Hệ thống răng miệng lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong vấn đề thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, là một trong những yếu tố đóng góp vào sự thành công, hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi con người. Và đặc biệt quan trọng đối với những nghề nghiệp phải thường xuyên giao tiếp như: kinh doanh, nhà giáo, ngoại giao, luật sư,… Vì vậy, những răng bị mất cần được phục hồi đúng lúc và đúng cách để nâng cao chất lượng cuộc sống thay vì gánh chịu những hậu quả của việc mất răng đem lại.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân: Mất răng có thể do nhiều lí do nhưng hậu quả nó gây ra cho sức khỏe và thẩm mỹ của khuôn mặt, giao tiếp xã hội, hạnh phúc trong cuộc sống,… là điều tất yếu. Dưới đây là những hậu quả của việc mất răng gây ra:

1. Khó khăn trong việc ăn nhai

Mất răng gây ra tình trạng chán ăn do những thức ăn mềm không hợp khẩu vị
Mất răng gây ra tình trạng chán ăn do những thức ăn mềm không hợp khẩu vị

Nếu bị mất răng lực nhai giảm sút nên không thể nghiền nhỏ viên thức ăn, dẫn đến việc hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về hệ tiêu hóa của người mất răng cao hơn người bình thường.

Mặt khác, việc mất răng bắt buộc bệnh nhân phải chọn những thức ăn mềm hơn. Những thức ăn này đôi khi không nằm trong sở thích của bệnh nhân dẫn đến việc không hợp khẩu vị, gây ra tình trạng chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.

2. Xương hàm bị thoái hóa (tiêu xương hàm)

Lực nhai tác động lên răng gây ra sự kích thích đối với vùng xương hàm xung quanh răng. Chính sự kích thích này giúp duy trì mật độ xương. Nếu răng bị mất, lực tác động không còn, xương hàm sẽ bị tiêu dần. Khi xương hàm ngày càng tiêu bớt đi, dây thần kinh càng gần niêm mạc miệng. Nếu bệnh nhân sử dụng hàm giả thì hàm giả chạm vào dây thần kinh gây đau.

Xương hàm ngày càng tiêu bớt đi, hàm giả chạm vào dây thần kinh gây đau
Xương hàm ngày càng tiêu bớt đi, hàm giả chạm vào dây thần kinh gây đau

3. Lão hóa sớm

Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi xương hàm bị tiêu do mất răng, hai má hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.

4. Ảnh hưởng đến các răng còn lại

Khi răng bị mất mà không được phục hồi, giống như “hiệu ứng domino”, các răng còn lại cũng bị ảnh hưởng theo.

Khi còn đầy đủ các răng thì mỗi răng sẽ nâng đỡ cho nhau, lực nhai trải đều ra. Khi răng bị mất, răng đối diện mất đi lực nâng đỡ và chúng có chiều hướng trồi lên vào khoảng trống do răng bị mất gây ra. Hậu quả là gây cản trở hoạt động nhai và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm, đau vùng thái dương, mỏi hàm, mỏi cơ cổ, nghiến răng.

Lực nhai tập trung vào vùng răng cửa khiến răng chìa ra phía trước
Lực nhai tập trung vào vùng răng cửa khiến răng chìa ra phía trước

Đặc biệt, mất răng hàm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Lực nhai tập trung vào vùng răng cửa, điều này làm cho chúng bị quá tải và có nguy cơ chìa ra phía trước kèm theo hiện tượng di xa hoặc di gần. Theo thời gian, khoảng trống răng cửa hình thành, làm ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt. Những khoảng trống này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho răng cửa bị lung lay và buộc phải nhổ bỏ.

Đăng ký tư vấn miễn phí

5. Ảnh hưởng đến xoang hàm

Khi tất cả răng hàm phía trên còn đầy đủ, xoang hàm vẫn giữ nguyên vị trí vốn có của nó ở khoảng giữa đầu và mũi. Nhưng khi răng hàm phía trên bị mất, xương tiêu dần, xoang hàm bắt đầu mở rộng ra và phá hủy xương hàm từ trong ra bên ngoài.

Nếu muốn phục hồi lại răng đã mất thì phải sử dụng phương pháp nâng xoang hàm cấy ghép răng implant. Nhưng điều này hoàn toàn có thể tránh được nếu phục hồi sớm những răng đã mất với phương pháp đúng đắn nhất.

Xem thêm: Giới thiệu hệ thống Cad/Cam nha khoa (hệ thống CEREC 2) và ứng dụng nghiên cứu in vitro vi kẽ phục hồi xoang loại II

6. Bệnh đau đầu do mất răng

Răng bị mất thì lực nâng đỡ cũng không còn, những răng khác sẽ bị nghiêng theo chiều ngẫu nhiên, lực nhai tác động lên những răng kế bên tăng một cách bất thường làm ảnh hưởng đên dây thần kinh kết nối hai xương hàm gây đau đầu là triệu chứng thường thấy của bệnh loạn năng thái dương hàm.

Bệnh đau đầu do mất răng

Tóm lại, mất răng ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với người cao tuổi. Các công trình nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ mất răng tỉ lệ thuận với số tuổi. Cùng với tình trạng bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, loãng xương,…thì việc can thiệp nha khoa ở người cao tuổi là một thách thức đối với các bác sĩ nha khoa.

Để thực sự trở thành người đáng tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi thì các bác sĩ tại nha khoa Nhân Tâm ngoài giỏi kiến thức chuyên môn, giàu kinh nghiệm, họ còn phải am tường sức khỏe tổng quát của bệnh nhân để có thể lựa chọn phương pháp can thiệp nha khoa thích hợp nhất.

Nha khoa Nhân Tâm luôn sẵn sàng tiếp nhận và điều trị cho mọi trường hợp gặp vấn đề về răng miệng, từ tình trạng đơn giản nhất đến phức tạp nhất. Nếu bạn đang băn khoăn hay lo lắng về sức khỏe răng miệng của mình.

Hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam qua Hotline 1900 56 5678 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc hoặc truy cập Fanpage https://facebook.com/nhantamdental để tham khảo các dịch vụ của nha khoa.

Liên hệ


Bài viết liên quan