Implant xương bướm cho trường hợp thiếu xương hàm trên
Implant xương bướm là Implant được thiết kế riêng biệt cho những bệnh nhân mất răng bị tiêu xương nghiêm trọng ở vùng răng sau hàm trên. Thay vì cấy trụ Implant vào xương hàm, Implant xương bướm sẽ được cấy vào mỏm xương cánh bướm để trồng lại răng mất cho bệnh nhân.
Thách thức trong phục hình răng Implant cho bệnh nhân thiếu xương hàm trên
Tiêu xương hàm là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân mất răng. Sau một thời gian mất răng, số lượng xương hàm dần bị suy giảm do thiếu hoạt động ăn nhai để kích thích phát triển xương, dẫn đến tiêu xương.
Đối với bệnh nhân mất răng hàm trên, tiêu xương hàm còn kéo theo những rủi ro liên quan đến xoang hàm, khiến xoang hàm bị hạ thấp và xương càng bị tiêu nhiều hơn.
Việc phục hình răng Implant cho bệnh nhân thiếu xương hàm trên gặp nhiều thách thức. Xương hàm không đủ số lượng, mật độ và chất lượng sẽ không thể nâng đỡ trụ Implant, dẫn đến đào thải trụ và điều trị thất bại.
Nhiều bệnh nhân sẽ được chỉ định ghép xương hoặc phẫu thuật nâng xoang để tăng tỷ lệ thành công. Tuy nhiên hầu hết các chỉ định này chỉ đạt hiệu quả tối ưu nhất trong trường hợp tiêu xương không quá nghiêm trọng.
Hơn nữa, các kỹ thuật này sẽ làm gia tăng mức độ xâm lấn cũng như chi phí, thời gian điều trị của bệnh nhân. Bệnh nhân cũng cần đáp ứng điều kiện sức khỏe để có thể thực hiện thêm các thủ thuật nâng xoang ghép xương.
Đối với những bệnh nhân bị mất răng sau hàm trên có tình trạng tiêu xương quá nghiêm trọng, hoặc điều kiện của bệnh nhân không phù hợp với ghép xương, nâng xoang thì cần thực hiện những kỹ thuật Implant đặc biệt như Implant xương bướm.
Implant xương bướm cho trường hợp thiếu xương hàm trên
Implant xương bướm là kỹ thuật cấy ghép Implant được chỉ định cho những bệnh nhân thiếu xương hàm trên khó phục hồi với giải pháp Implant thông thường.
Để thực hiện, Bác sĩ sẽ sử dụng những trụ Implant dài tối thiểu 15mm, được thiết kế hình dạng cong hoặc lượn sóng tùy theo cấu trúc giải phẫu của bệnh nhân, đặt vào vùng xương cánh bướm.
Vùng xương bướm được đánh giá cao về mật độ và khả năng duy trì xương, có thể ổn định trụ Implant lâu dài mà vẫn đảm bảo được khả năng tải lực để thực hiện vai trò ăn nhai của răng Implant.
Với Implant xương bướm, bệnh nhân thiếu xương hàm trên có thể rút ngắn thời gian và chi phí điều trị vì không cần phải thực hiện thêm các thủ thuật tăng cường xương như nâng xoang hoặc ghép xương. Bên cạnh đó, răng Implant vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như răng thật của bệnh nhân.
Implant xương bướm được chỉ định trong trường hợp phức tạp như:
- Mất 1 răng, nhiều răng hoặc mất răng toàn bộ ở vị trí vùng răng sau hàm trên lâu năm dẫn đến thiếu xương nghiêm trọng.
- Mất/khuyết một phần xương hàm trên do chấn thương, bệnh lý răng miệng, bẩm sinh hoặc do các yếu tố khác.
- Bệnh nhân bị ung thư phải cắt đoạn xương hàm trên.
- Bệnh nhân không thể thực hiện nâng xoang, ghép xương vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác.
- Bệnh nhân đã từng ghép xương, nâng xoang hoặc cấy ghép Implant thông thường nhưng thất bại.
Tìm hiểu quy trình cấy ghép Implant xương bướm
Implant xương bướm tuy không chịu sự ảnh hưởng của tình trạng và chất lượng xương hàm, có thể bỏ qua các thủ thuật nâng xoang hoặc ghép xương, song lại là kỹ thuật Implant chuyên biệt và có tính phức tạp cao. Do đó, quy trình thực hiện Implant xương bướm cần được đảm bảo tính chính xác để mang lại hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.
1. Chẩn đoán và tư vấn điều trị
Để đánh giá tình trạng cụ thể của bệnh nhân nhằm xác định giải pháp điều trị phù hợp nhất, Bác sĩ sẽ thu thập dữ liệu của bệnh nhân thông qua thăm khám tổng quát, chụp phim CT Cone Beam 3D, hệ thống lấy dấu kỹ thuật số Oral Scanner…
Dựa trên những dữ liệu này, Bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị một cách rõ ràng, chi tiết cho bệnh nhân nắm rõ để bệnh nhân quyết định có thực hiện điều trị hay không.
2. Phẫu thuật cấy ghép trụ Implant
Nếu tiếp nhận điều trị, bệnh nhân sẽ được hẹn lịch để thực hiện phẫu thuật cấy trụ Implant. Việc phẫu thuật phải đảm bảo yếu tố vô trùng tuyệt đối để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.
Trước khi thực hiện cấy trụ Implant vào xương bướm, bệnh nhân được kiểm tra tim mạch, huyết áp để đảm bảo có đủ sức khỏe thực hiện, sau đó được sát khuẩn vùng miệng và gây tê cục bộ để giúp bệnh nhân cảm thấy không đau, không khó chịu trong suốt thời gian thực hiện phẫu thuật.
3. Tích hợp Implant
Sau khi thực hiện cấy trụ Implant vào xương bướm, sẽ cần một khoảng thời gian (thông thường là 2-6 tháng) để trụ Implant tương thích sinh học với xương. Quá trình này gọi là tích hợp xương. Nhiều ca điều trị lâm sàng đã chứng minh, Implant tích hợp tốt với xương bướm, độ ổn định lâu dài và khả năng chịu lực tốt.
4. Phục hình răng trên Implant
Sau khi Implant đã tích hợp với xương, Bác sĩ sẽ thu thập dữ liệu để thiết kế và chế tác răng trên Implant.
Phục hình răng cần được thực hiện tỉ mỉ, chính xác để đảm bảo răng trên Implant đáp ứng tốt ăn nhai và thẩm mỹ, có độ bền và tuổi thọ lâu dài, mang đến cảm giác như chính răng thật cho bệnh nhân.
5. Hướng dẫn chăm sóc răng
Sau khi hoàn tất gắn răng trên Implant, Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách để giúp bảo vệ răng chắc khỏe, nâng cao tuổi thọ của răng thật và răng Implant.
Tại Việt Nam, Implant xương bướm chưa được ứng dụng rộng rãi. Để thực hiện cấy ghép Implant xương bướm, cần phải có sự phối hợp hoàn hảo giữa công nghệ và kinh nghiệm của Bác sĩ.
Do đó, bệnh nhân cần phải tìm hiểu thật kỹ về phương pháp này và lựa chọn được địa chỉ trồng răng Implant uy tín để đảm bảo ca cấy ghép đạt thành công như mong đợi.
Trên đây, trung tâm Implant Việt Nam đã cung cấp những thông tin quan trọng về phương pháp cấy ghép Implant xương bướm cho trường hợp thiếu xương hàm trên. Đừng quên liên hệ với Bác sĩ của trung tâm để được giải đáp tất tần tật về giải pháp trồng răng Implant bạn nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống