Kỹ thuật cấy ghép răng Implant bạn nên biết
Kỹ thuật cấy ghép răng Implant là một quy trình phức tạp và yêu cầu cao về trình độ cũng như tay nghề của bác sĩ thực hiện. Cấy ghép Implant có tỉ lệ thành công cao hơn những loại phục hình khác. Nhưng yếu tố quyết định một quá trình Implant có thành không hay không còn phần lớn phụ thuộc vào chất lượng tụ Implant, loại xương ghép, và còn kĩ năng chuyên môn của bác sĩ.
Mục lục nội dung
Cấu tạo của răng Implant
Implant có cấu tạo bao gồm một trụ bằng Titanium với hình dáng như chân răng thật được cấy ghép thẳng vào trong xương hàm. Chức năng của Implant là nâng đỡ cho một mão, cầu răng hay một hàm răng giả nhằm thay thế cho những răng đã mất
Ưu điểm khi cấy ghép răng Implant
Chức năng và cấu tạo của răng Implant gần giống như răng thật. Chính vì thế, những hoạt động ăn nhai của khách hàng sẽ vô cùng thoải mái tự nhiên. Bên cạnh đó, trồng răng Implant còn mang lại rất nhiều lợi ích khác như ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm, không gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh, tuổi thọ răng Implant lại cao. Cấy ghép răng là một lựa chọn tối ưu so với những phương pháp trồng răng giả truyền thống (cầu răng sứ và răng giả tháo lắp).
Đối tượng nên cấy ghép răng
Với những ưu điểm kể trên, Implant luôn là giải pháp mà khách hàng nghĩ đến đầu tiên khi gặp những trường hợp mất một hay nhiều răng hoặc những vấn đề với hàm giả.
Kỹ thuật cấy ghép răng Implant là phương thức thay thế răng mất tốt nhất, đồng nghĩa với chi phí thực hiện dịch vụ này cũng tốn kém hơn những phương thức truyền thống khác. Bạn chỉ nên chọn thực hiện những loại phục hiện khác nếu như không đủ điều kiện cho Implant (thời gian, tài chính, tình trạng xương của vùng mất răng, các vấn để về sức khỏe răng miệng cũng như toàn thân).
Bước chuẩn bị trước khi đi vào kỹ thuật cấy ghép răng Implant
Trước khi phẫu thuật cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng miệng thông qua thăm khám tại chỗ và phim X Quang để dựng nên kế hoạch điều trị phù hợp cho tình trạng của khách hàng.
Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về tình trạng răng miệng của mình có thể cấy ghép răng Implant được không, số lượng Implant cần đặt, thời gian cấy ghép Implant, có cần cấy ghép xương không…
Sau đó, bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn thực hiện cấy ghép răng Implant cho bạn. Trước khi đến phòng khám, bạn cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, ăn uống đủ no. Nếu có vấn đề về đường huyết, huyết áp hoặc tim mạch thì bạn nên kiểm soát trước khi thực hiện quy trình nhằm đảm bảo quá trình được diễn ra thành công.
Các giai đoạn cấy ghép răng Implant
Quy trình của kỹ thuật cấy ghép răng Implant bao gồm 3 giai đoạn chính:
Xem thêm: Tìm hiểu thời gian cấy ghép Implant chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?
Đặt Implant vào xương hàm
Giai đoạn này được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong cả quy trình Implant. Thời gian nghỉ dưỡng sau cấy ghép lâu hay không đều phụ thuộc vào tình trạng răng và các phẫu thuật được thực hiện:
Nếu bạn cần cấy nhiều trụ Implant hoặc phải thực hiện các cuộc phẫu thuật ghép xương, nâng xoang cùng một lúc thì khách hàng cần nghỉ dưỡng trong khoảng từ 2 đến 3 ngày.
Nếu chỉ cấy ghép những đơn lẻ, bạn có thể sinh hoạt lại bình thường sau khi thực hiện phẫu thuật xong.
Thời gian đợi đặt trụ Implant
Khi trụ Implant được tích hợp với xương hàm sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc để phục hình răng giả gắn lên trên. Ở giai đoạn này, bạn cần chờ 3 đến 6 tháng kể từ sau khi đặt Implant để implant có thể tích hợp với xương hàm.
Làm răng sứ và gắn lên trên Implant
Sau khi trụ implant đã tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ thực hiện lấy dấu răng và chế tạo răng sứ. Răng sứ sẽ được gắn lên trụ implant thông qua khớp nối abutment, khôi phục hoàn hảo về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho khách hàng.
Thời gian chính xác nhất để hoàn thành quá trình cấy ghép răng Implant sẽ còn tùy theo mỗi trường hợp. Điều đấy còn tùy thuộc vào số lượng răng mất, tình trạng xương, nướu, sức khỏe răng miệng và toàn thân, Implant mà bác sĩ lựa chọn…
Những câu hỏi thường gặp khi Implant
Mất bao lâu thì có thể ăn uống bình thường sau Implant?
Về vấn đề ăn uống sau khi thực hiện kỹ thuật cấy ghép răng Implant, điều này còn tùy thuộc nhiều vào tình trạng của mỗi người.
Sau khi được đặt trụ tại nha khoa, bạn nên kiêng ăn uống trong vòng 2 tiếng đầu. Sau đó bạn có thể ăn những thực phẩm mềm. Sau khi tái khám và cắt chỉ Implant một tuần, bạn sẽ được gắn răng tạm để dễ dàng sinh hoạt như bình bình thường. Nhưng lưu ý, bạn vẫn cần phải kiêng các thực phẩm cứng nhằm tránh gây viêm nhiễm trụ Implant.
Răng Implant vẫn cần 4 đến 6 tháng để xương hàm có thể tích hợp với trụ Implant, sau đó là phục hình mão sứ lên trên để bạn có thể nhai bình thường.
Cấy ghép Implant có bị sưng đau không?
Cấy ghép Implant có bị sưng đau không?
Trong quá trình đặt trụ Implant vào xương hàm, khách hàng sẽ được gây tê nên gần như không cảm thấy đau nhức.
Kỹ thuật cấy ghép răng Implant sẽ ít nhiều tác động lên các mô quanh răng. ở một số trường hợp, bác sĩ có thể phải tách nướu hoặc bộc lộ xương. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, khách hàng phần nào sẽ cảm thấy hơi đau. Bạn cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, các triệu chứng sẽ qua đi nhanh chóng.
Một số khách hàng có gặp phải triệu chứng sưng mặt. Mức độ nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa của khách hàng. Nơi sưng to nhất trong 24 giờ đầu, sau đó sẽ giảm dần trong khoảng từ 4 đến 7 ngày.
Nếu bạn cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ với Trung tâm Implant Việt Nam địa chỉ nha khoa uy tín chất lượng hàng đầu qua số điện thoại 1900 56 5678 – 0338 56 5678.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm