Làm răng implant có hút thuốc lá được không?
So với những người không hút thuốc, tỷ lệ thành công khi cấy ghép implant của những người thường xuyên hút thuốc lá thấp hơn và gặp nhiều rủi ro lớn hơn. Để đảm bảo quá trình cấy ghép diễn ra suôn sẻ, đảm bảo trụ implant và xương hàm tích hợp thành công, khách hàng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ, bao gồm ngừng hút thuốc lá trước và sau khi cấy ghép.
Làm răng implant có hút thuốc lá được không?
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân – Giám đốc Nha khoa Nhân Tâm cho biết: Thuốc lá là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình làm răng implant. Theo nhiều thống kê cho thấy, những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có tỷ lệ cấy ghép thất bại cao hơn 10% so với những người không hút thuốc do các nguyên nhân sau:
- Chất nicotin có trong thuốc lá gây kéo dài quá trình làm lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép.
- Khói thuốc lá cũng rất có hại, có thể làm tổn thương tuyến nước bọt, làm khô miệng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, từ đó ảnh hưởng đến vết thương và còn gây nên tình trạng hôi miệng.
- Thuốc lá còn có khả năng làm giảm mật độ tế bào trong xương hàm, quá trình tiêu xương hàm diễn ra nhanh hơn khiến xương hàm mềm và dễ bị mòn, khiến cho trụ implant bị lỏng lẻo. Lúc này, nếu muốn cấy ghép implant thì bạn cần phải tiến hành ghép xương.
- Việc hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ đào thải implant lên 2,8 lần, do hút thuốc làm giảm độ nhạy cảm của nướu và xương hàm với dị vật.
- Ngoài ra, hút thuốc sau khi cấy ghép có thể khiến vết thương đau hơn, gây khó chịu cho người cấy ghép.
Như vậy, với câu hỏi làm răng implant có hút thuốc lá được không thì trên thực tế, những người hút thuốc lá vẫn có thể cấy ghép implant. Tuy nhiên, so với những người không hút thuốc, tỷ lệ thành công sẽ thấp hơn và gặp nhiều rủi ro hơn. Vì vậy, khi có ý định cấy ghép implant, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ nha khoa để có được kết quả tốt sau khi cấy ghép.
Người hút thuốc lá làm thế nào để trồng răng implant?
Tác hại của thuốc lá đến răng implant là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, người hút thuốc lá vẫn có thể cấy ghép implant được, nhưng khi tiến hành trồng răng, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định như sau:
- Cần ngưng sử dụng thuốc lá 2 - 3 tuần trước khi phẫu thuật để giảm độ nhạy cảm của cơ thể và giảm kích ứng cho nướu.
- Sau phẫu thuật, khách hàng cần ngưng thuốc lá thêm 6 - 8 tuần để vết thương lành và ổn định, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng và đào thải implant.
- Kết hợp xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng nhằm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm nguy cơ đào thải sớm implant.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia… bởi đây cũng là những chất không tốt cho sức khỏe cũng như cho vùng cấy ghép.
- Ngoài ra, khi trồng răng, khách hàng cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác và tuân thủ nghiêm ngặt lịch tái khám để bác sĩ theo dõi độ ổn định của implant và xử lý kịp thời nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.
Xem thêm: Bật mí 10 lợi ích khi cấy răng Implant mà bạn chưa biết?
Cách loại bỏ thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc không chỉ có hại cho quá trình cấy ghép implant mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Do đó, tốt nhất bạn nên bỏ thói quen hút thuốc càng sớm càng tốt. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc giảm thiểu thói quen có hại này thì đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể tham khảo:
- Tránh thói quen gây ra hút thuốc hút thuốc lá: Bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người hút thuốc lá. Ngoài ra, hãy để thuốc lá, bật lửa và gạt tàn thuốc ở nhà.
- Uống nhiều nước trong ngày: Uống đủ nước và uống bất cứ khi nào bạn cảm thấy khát hay muốn hút một điếu thuốc. Nước sẽ giúp bạn tỉnh táo và giảm cảm giác thèm hút thuốc.
- Ngoài việc hút thuốc, bạn cũng có thể nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo. Dành thời gian cho một buổi tập thể dục lành mạnh, đi chơi với gia đình, xem phim hoặc mua sắm với bạn bè.
Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ đến Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam ngay hôm nay để nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm nhé.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm