Trồng răng Implant giúp cải thiện tiêu hóa và nhiều lợi ích
Trồng răng Implant giúp cải thiện hệ tiêu hóa và nhiều lợi ích khác nhờ khả năng khôi phục toàn diện cấu trúc răng bị mất từ chân răng tới thân răng, giúp người dùng thoải mái ăn nhai, dễ dàng nghiền nát thức ăn. Từ đó phòng tránh các bệnh lý về dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bạn lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ, tránh các biến chứng nghiêm trọng do mất răng lâu ngày như tiêu xương, tụt nướu, biến dạng mặt,…
Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng như thế nào sau khi mất răng
Tình trạng mất răng gây ra không ít tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, bạn cần nắm được những ảnh hưởng này để nhận thức rõ ràng mức độ nghiêm trọng và chủ động điều trị sớm.
Ăn nhai khó khăn, lệch khớp cắn
Sau khi răng mất, chức năng ăn nhai kém hơn rất nhiều do các răng còn lại bị xô lệch, khớp cắn lệch lạc. Vì lý do này mà thức ăn không được nghiền nát kỹ, tạo ra cảm giác ăn không ngon, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Xem thêm: Trồng răng Implant nhiều lần có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Sụt cân, rối loạn tiêu hóa
Thức ăn không được nghiền nát kỹ ở miệng khi đi xuống dạ dày và các cơ quan khác sẽ không được tiêu hóa một cách hiệu quả. Điều này khiến người mất răng thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, chậm tiêu, phân sống.
Rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều phiền toái và tác động không nhỏ đến sức khỏe tổng thể. Cơ thể không hấp thụ đủ dưỡng chất còn gây suy nhược, mệt mỏi, chán ăn và dẫn đến lão hóa, sụt cân, làm việc không hiệu quả.
Tổn thương thực quản và gây nhiều bệnh liên quan khác
Thực quản là phần đầu của ống tiêu hóa đưa thức ăn từ hầu tới dạ dày. Thức ăn nếu không được nghiền nát kỹ ở miệng thì sẽ vô tình gây thương tổn thực quản. Thời gian dài sẽ tiến triển thành viêm thực quản, dẫn đến trào ngược thực quản và thậm chí là ung thư thực quản.
Đau dạ dày
Khi thức ăn không được nhai nghiền kỹ đã bị đưa xuống dạ dày, cơ quan này sẽ phải hoạt động nhiều và mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn. Lúc này, thành dạ dày phải làm việc hết công suất để nhào trộn, co bóp nhằm chuyển hóa hết các dưỡng chất. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến thương tổn và đau dạ dày.
Trồng răng Implant giúp cải thiện hệ tiêu hóa và nhiều lợi ích khác
Theo các chuyên gia, trồng răng Implant mang lại hiệu quả cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt, cụ thể:
Lấy lại khả năng ăn nhai như răng thật, phòng tránh đau dạ dày
Phục hình răng mất bằng Implant là biện pháp hiệu quả giúp khôi phục khả năng ăn nhai. Khách hàng có thể thoải mái ăn nhai như răng thật nhờ có các trụ Implant được cấy ghép chắc chắn trong xương hàm.
Với lực nhai khỏe, chắc chắn, bạn có thể nghiền nát thức ăn dễ dàng, giảm áp lực cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng. Nhờ vậy, phòng tránh đau dạ dày và các bệnh lý khác liên quan đến tiêu hóa.
Cảm nhận hương vị thức ăn một cách trọn vẹn, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống
Bị mất răng, đặc biệt là mất nhiều răng, mất răng toàn hàm khiến người mắc bị sụt cân vì không ăn nhai được nhiều loại thực phẩm. Cấy Implant giúp bạn lấy lại chức năng ăn nhai như răng thật, từ đó cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Sau khi hoàn thành quá trình phục hình răng Implant, khách hàng có thể ăn được gần như tất cả các loại thực phẩm. Một chế độ ăn khoa học với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cơ thể tràn đầy sức sống mỗi ngày.
Phòng tránh tiêu xương, biến dạng mặt, sai khớp cắn
Không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, trồng răng còn đem lại nhiều lợi ích to lớn khác, trong đó phải kể đến công dụng phòng tránh tiêu xương hàm, tụt nướu, biến dạng mặt, sai khớp cắn, hóp má,… Như vậy, cả sức khỏe và vẻ đẹp thẩm mỹ đều sẽ được cải thiện sau khi cấy ghép răng Implant.
Trong bài viết trên, Trung tâm Implant Việt Nam đã giúp bạn nắm được lợi ích trồng răng Implant giúp cải thiện hệ tiêu hóa và nhiều lợi ích khác như thế nào. Nếu đang phiền lòng vì vấn đề mất răng, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để đặt lịch thăm khám và tư vấn trực tiếp với các chuyên gia nhé.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống