Lưu ý sau khi trồng răng Implant mà bạn nên biết
Trồng răng Implant là cách sử dụng chân răng nhân tạo đặt vào trong xương hàm và phục hình răng sứ lên trên để bạn có thể ăn uống bình thường và cải thiện thẩm mỹ.
Một số điều quan trọng cần lưu ý sau khi trồng răng Implant bao gồm chế độ chăm sóc, vệ sinh, ăn uống, sử dụng thuốc và tái khám theo lịch hẹn.
Định nghĩa về trồng răng Implant?
Trồng răng Implant hiểu đơn giản là sử dụng răng nhân tạo đặt vào trong xương hàm để bạn có thể ăn uống bình thường và cải thiện thẩm mỹ. Răng Implant được mô phỏng từ cấu trúc của răng, bao gồm 3 bộ phận:
- Abutment: Phần kết nối răng giả với Implant.
- Trụ Implant: Vai trò thay thế chân răng, cần được cố định vào xương hàm.
- Răng sứ: Răng giả (mão răng) để phục hình thân răng, có thể làm từ sứ nguyên chất hoặc sứ và hợp kim.
Trồng răng Implant là biện pháp lý tưởng để phục hồi sự tự tin và sức khỏe răng miệng khi bị mất răng.
Lưu ý sau khi trồng răng Implant mà bạn nên biết
Cách giảm sưng đau và cầm máu
Hiện tượng sưng đau và rỉ máu có thể xảy ra sau ca phẫu thuật, đây là những biểu hiện bình thường nên bạn không cần quá lo lắng và hãy áp dụng những biện pháp sau:
- Sưng nhẹ: Vào những ngày đầu, bạn cần chườm lạnh tại khu vực môi, má phía ngoài vị trí cấy ghép để giảm đau và giảm sưng. Những ngày sau đó có thể chườm ấm để giúp máu tụ tan ra và cải thiện sưng tấy.
- Rỉ máu: Bạn hãy hãy cắn chặt miếng bông để cầm máu sau phẫu thuật. Không nên súc miệng bằng nước muối khi mới cắm trụ Implant vì dung dịch này có tính sát khuẩn mạnh, có thể là nguyên nhân gây rửa trôi hoặc làm chết các tế bào mới hình thành, từ đó, quá trình lành thương sẽ mất thời gian hơn.
Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định
Sau khi trồng Implant, bạn cần uống thuốc đúng theo hướng dẫn từ bác sĩ. Khi đánh răng có thể dùng kem đánh răng có nồng độ Chlorhexidine thích hợp để thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
Không dùng Aspirin (thuốc kháng sinh) tùy tiện vì thuốc này rất dễ gây chảy máu sau phẫu thuật làm cho trụ Implant mới cấy bị đào thải. Bạn cần tới nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp.
Không hút thuốc
Tránh xa thuốc lá sau khi trồng răng ít nhất từ 2 đến 4 tuần bởi trong thuốc lá có chứa Carbon Monoxide, chất này đi vào máu sẽ làm lượng dưỡng khí nuôi dưỡng mô lành quanh răng Implant bị giới hạn.
Ngoài ra, động tác hút thuốc còn gây tác động mạnh, khiến cụ máu đông bị vỡ, gây chảy máu và dẫn tới nhiễm trùng, hiệu quả và thời gian lành thương sau phẫu thuật đều bị ảnh hưởng.
Không vận động mạnh
Để đảm bảo quá trình phục hình đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý kiêng vận động mạnh trong vòng 24 đến 48 giờ đầu. Đặc biệt là các hoạt động thể thao va chạm có nguy cơ cao làm chấn thương khu vực răng mới cấy ghép. Nghỉ ngơi sẽ giúp răng Implant cố định chắc chắn và giảm thiểu cơn đau.
Tránh để thức ăn rơi và vị trí mới cấy ghép
Việc ăn uống trong thời gian đầu cần hết sức nhẹ nhàng và thận trọng, không để thức ăn rơi vào vết thương. Nếu chẳng may thức ăn rơi vào vùng cấy ghép bạn nên dùng bông y tế để lấy chúng ra, tránh gây tổn hại đến vết thương.
Lúc này uống nhiều nước là điều quan trọng để giữ vệ sinh khoang miệng và giảm cảm giác đau sau phẫu thuật
Tái khám đúng hẹn
Khoảng 10 ngày sau cấy ghép, bạn cần quay lại nha khoa để cắt chỉ và kiểm tra tình trạng trụ Implant sau khi cấy vào trong xương.
Nên tái khám định kì 6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn với bác sĩ để theo dõi và xử lý kịp thời các vấn đề nếu có.
Như vậy, các vấn đề quan trọng cần lưu ý sau khi trồng răng Implant đã được trung tâm Implant Việt Nam chia sẻ trong bài viết, nếu còn bất cứ băn khoăn nào cần được giải đáp, bạn có thể gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng miễn phí 1900 56 5678 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm