Mất 1 răng hàm trên có sao không?
Mất 1 răng hàm trên có sao không? Tùy vị trí răng bị mất mà sẽ gây ra mức độ ảnh hưởng khác nhau, tuy nhiên mất răng thường để lại những hậu quả như giảm khả năng ăn nhai, mất thẩm mỹ, tiêu xương hàm, xô lệch răng, chướng ngại về tâm lý…
Tìm hiểu vị trí và chức năng của răng hàm trên
Mất 1 răng hàm trên có sao không? Để biết tình trạng mất răng của mình ảnh hưởng như thế nào thì bạn cần tìm hiểu về vị trí và chức năng của các răng hàm trên.
Như chúng ta đã biết, một người trưởng thành sẽ có 32 răng (đã tính 4 răng khôn), được chia đều thành 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới. Mỗi hàm răng sẽ gồm 4 nhóm răng sau:
- Nhóm răng cửa: Gồm 2 răng cửa giữa và 2 răng cửa bên ở mỗi hàm. Răng cửa là nhóm răng ở vị trí trung tâm của hàm, đóng vai trò thẩm mỹ và hỗ trợ cắn thức ăn.
- Nhóm răng nanh: Là răng ở vị trí thứ 3 tính từ răng cửa giữa, có hình dạng dài, sắc nhọn, thực hiện chức năng thẩm mỹ, định hướng khớp cắn và cắn, xé thức ăn. Mỗi hàm sẽ có 2 răng nanh.
- Nhóm răng hàm nhỏ: Gồm răng ở vị trí thứ 4 và thứ 5. Mỗi hàm có 4 răng hàm nhỏ, có chức năng hỗ trợ cắn xé và nghiền thức ăn.
- Nhóm răng hàm lớn: Gồm răng ở vị trí 6,7,8. Răng số 6 và 7 đảm nhiệm vai trò nhai và nghiền nát thức ăn trước khi thức đăn đi vào đường tiêu hóa. Răng số 8 còn gọi là răng khôn, là răng có thể mọc hoặc không hoặc mọc thiếu răng và không đóng vai trò quan trọng trong chức ăn nhai của răng nên thường được chỉ định nhổ.
Như vậy, các nhóm răng có những đặc điểm và vai trò khác nhau. Ngoại trừ răng khôn thì những răng khác bị mất đi đều gây ra những ảnh hưởng nhất định.
Mất 1 răng hàm trên có sao không?
Có nhiều lý do dẫn đến mất răng như tuổi tác, vệ sinh răng miệng kém, chấn thương răng, thói quen xấu có hại cho răng, thiếu răng bẩm sinh hoặc không điều trị kịp thời các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm tủy răng… Vậy mất 1 răng hàm trên có sao không?
Bị mất 1 răng hàm trên nếu không tiến hành điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, cụ thể như sau:
1. Hậu quả về ăn nhai
Các răng trên cung hàm đều tham gia vào quá trình ăn nhai với vai trò lớn, nhỏ khác nhau. Do đó, khi bị mất răng, khoảng trống mất răng sẽ khiến thức ăn dễ bị kẹt lại gây khó khăn khi ăn nhai.
Đồng thời, thiếu 1 răng thì các răng khác sẽ phải chịu áp lực lớn hơn do phải hoạt động nhiều hơn để bù cho răng bị mất khiến việc ăn nhai về lâu dài sẽ bị suy yếu dần, đặc biệt là mất răng ở vị trí răng hàm.
2. Tiêu xương hàm
Xương hàm bị tiêu là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất khi bị mất răng. Bình thường khi các răng ăn nhai, chúng sẽ tạo một lực để kích thích xương hàm phát triển, giúp xương duy trì số lượng và mất độ để luôn chắc khỏe.
Nếu thiếu răng, xương sẽ không nhận được kích thích cần thiết do đó sẽ bị suy giảm về số lượng, thể tích và mật độ, khiến xương dần trở nên mỏng và dễ gãy, vỡ.
Tiêu xương hàm dẫn đến những hệ lụy như teo xương, teo nướu, nứt – gãy xương, mất răng hàng loạt, các cơ và mô vùng hàm mặt không được nâng đỡ khiến mặt biến dạng, da nhăn, miệng móm, má hóp và bị lão hóa sớm.
3. Dịch chuyển, xô lệch răng
Khi có một răng bị mất, các răng bên cạnh sẽ không có răng hỗ trợ nâng đỡ và sẽ dần bị dịch chuyển về phía khoảng trống do mất răng, khiến các răng này bị xô lệch và dẫn đến mất cân bằng khớp cắn.
4. Hậu quả về mặt thẩm mỹ
Trước tiên mất răng gây ra khoảng trống sẽ khiến nụ cười của bạn trở nên kém duyên hơn. Về lâu dài, khi những hậu quả như tiêu xương, xô lệch răng diễn ra thì gương mặt của bạn sẽ bị biến dạng, bị lệch mặt và trông già so với tuổi thật. Thẩm mỹ kém khiến bạn dần trở nên tự ti, lo lắng và khó hoà nhập với cộng đồng.
5. Ảnh hưởng đến phát âm
Mỗi, lưỡi, răng… là những bộ phận chính tham gia vào bộ máy cấu âm. Do đó, thiếu răng sẽ khiến cho việc phát âm bị cản trở. Bệnh nhân mất răng sẽ cảm thấy khó phát âm, phát âm không chính xác, nói ngọng, nói đớt…
6. Suy giảm sức khỏe toàn thân
Mất răng gây suy giảm ăn nhai, bệnh nhân khó có thể nghiền nát thức ăn khiến hệ tiêu hóa phải chịu áp lực lớn để tiêu hóa thức ăn. Về lâu dài, hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng và xuất hiện nhiều triệu chứng như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
Bên cạnh đó, mất răng còn làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng khiến cơ thể trở nên gầy và yếu hơn, mất răng còn là nguyên nhân của các rối loạn khớp thái dương hàm, đau đầu, đau hàm - mặt…
Mất 1 răng hàm trên khắc phục như thế nào?
Mất 1 răng hàm trên có sao không? Những hậu quả do mất răng vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cả sức khỏe thể chất của bệnh nhân. Do đó cách tốt nhất để phòng ngừa và giảm thiểu tối đa hậu quả do mất răng đó chính là nhanh chóng điều trị mất răng.
Dưới đây là những biện pháp có thể áp dụng khi bị mất 1 răng hàm trên:
1. Niềng răng:
Trong 1 số trường hợp, niềng răng có thể giúp răng khít sát và loại bỏ khoảng trống mất răng, khiến răng trở nên đều đẹp.
Tùy theo tình trạng cụ thể mà Bác sĩ sẽ chỉ định bạn có thể niềng răng hay không. Thông thường, niềng răng có thể điều chỉnh khoảng trống mất răng nhỏ, thời gian mất răng ngắn và chưa gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tiêu xương, biến dạng mặt…
Trong trường hợp mất răng đi kèm với tình trạng răng lệch lạc thì niềng răng sẽ có thể dịch chuyển răng về vị trí mong muốn, vừa hỗ trợ loại bỏ khoảng trống mất răng, vừa giúp răng trở nên thẩm mỹ mà lại hạn chế việc phải nhổ răng khi niềng.
2. Trồng răng Implant:
Trồng răng Implant là giải pháp phục hình mất răng tối ưu nhất hiện nay. Trồng răng Implant phù hợp với tất cả các trường hợp mất răng từ đơn giản đến phức tạp.
Với trường hợp mất 1 răng hàm trên, trồng răng Implant vừa không tốn quá nhiều chi phí vừa mang lại nhiều lợi ích lâu dài và tối ưu hóa hiệu quả điều trị, bao gồm:
Răng Implant phục hình cả chân răng và thân răng, chân răng là trụ Titanium được cấy cố định vào xương hàm giúp chịu lực tốt, hỗ trợ ăn nhai thoải mái như răng thật và kích thích tái tạo xương hàm, từ đó phòng ngừa được tiêu xương.
Thân răng Implant là mão sứ được mô phỏng y như răng thật về màu sắc, hình dáng, đường vân răng và độ phản quang. Từ đó mang lại nụ cười tự nhiên và thẩm mỹ.
Răng Implant được cấy độc lập vào vị trí mất răng, không tác động đến các răng khác nên không gây ảnh hưởng đến các răng khác.
Phục hình răng Implant đơn lẻ khá đơn giản, không mất nhiều thời gian, tốc độ lành thương nhanh.
Răng Implant có độ bền chắc cao, tuổi thọ dài lâu, có thể sử dụng trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách.
3. Cầu răng sứ:
Cầu răng sứ là một giải pháp nha khoa giúp phục hình thân răng trong trường hợp bị mất răng. Để thực hiện cầu răng sứ, Bác sĩ sẽ mà hai răng hai bên răng bị mất để làm trụ và gắn một cầu răng sứ nhằm cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ.
Cầu răng sứ có chi phí phải chăng, thẩm mỹ tốt, ăn nhai tương đối chắc chắn tuy nhiên cần phải mà răng làm trụ nên không áp dụng được trong trường hợp mất răng số 7 hoặc trường hợp không có răng thật khỏe mạnh để có thể mài làm trụ.
Bên cạnh đó, cầu răng sứ không phục hình chân răng nên không thể ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương hàm và cần phải thay mới sau một thời gian sử dụng.
4. Hàm giả tháo lắp:
Trường hợp mất 1 răng hàm trên nhưng không có đủ sức khỏe để trồng răng Implant hoặc muốn tìm một giải pháp nhanh chóng, ít tốn kém thì bạn có thể lựa chọn răng giả tháo lắp.
Tuy nhiên, cũng giống cầu răng sứ, răng giả tháo lắp không phải là giải pháp được khuyến khích sử dụng vì khả năng ăn nhai còn thấp, thẩm mỹ chưa tự nhiên, tuổi thọ thấp, không thể ngăn ngừa tiêu xương và có thể gặp những bất tiện như rớt răng giả, đau nướu khi ăn nhai…
Trên đây, Trung tâm Implant Việt Nam đã giải đáp thắc mắc “Mất 1 răng hàm trên có sao không?”. Dù là mất bao nhiêu răng cũng sẽ gây ra những rủi ro về sức khỏe và diện mạo của bạn, nên hãy thăm khám thật kỹ lưỡng và điều trị càng sớm càng tốt bạn nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống