Mất 2 răng cửa phải làm sao?
Mất 2 răng cửa gây ra nhiều rủi ro như tiêu xương hàm, xô lệch răng, mất thẩm mỹ, suy giảm chức năng ăn nhai… Do đó, khi bị mất răng cửa, bạn cần nhanh chóng phục hình với giải pháp trồng răng Implant hoặc cầu răng sứ.
Mất 2 răng cửa ảnh hưởng như thế nào?
Mất 2 răng cửa sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến vẻ bề ngoài cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là những ảnh hưởng thường gặp khi bị mất 2 răng cửa:
1. Tiêu xương hàm
Chỉ một thời gian ngắn sau khi bị mất răng, bạn sẽ nhận thấy phần xương hàm ở vị trí mất răng dần bị lõm vào. Nguyên nhân là do không có răng kích thích khiến xương hàm bị suy giảm về mật độ, số lượng và chất lượng. Xương hàm dần bị tiêu đi, teo lại và trở nên yếu hơn.
Tiêu xương hàm còn kéo theo những hệ lụy như cấu trúc gương mặt bị biến đổi, miệng trở nên móm mém, da nhăn, khóe miệng trễ xuống, da nhăn lại, trông già hơn tuổi thật.
2. Xô lệch răng
Các răng kế cận dần di chuyển và đổ về phía răng cửa bị mất gây hiện tượng chen chúc, xô lệch răng. Lúc này, khớp cắn giữa hai hàm sẽ không còn ăn khớp với nhau khiến việc ăn uống và vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn.
3. Mất thẩm mỹ
Răng cửa là vùng răng trung tâm, dễ gây chú ý khi cười hay giao tiếp nên mất răng cửa sẽ ảnh hưởng xấu đến vẻ bề ngoài. Bên cạnh đó, nếu những hậu quả như tiêu xương hay xô lệch răng xảy ra thì tình trạng mất thẩm mỹ sẽ còn nghiêm trọng hơn.
4. Đe dọa sức khỏe răng miệng
Khoảng trống do mất răng để lại là nơi lý tưởng để các thức ăn vụn rơi vào và tích tụ thành mảng bám răng. Mảng bám răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và xâm chiếm khoang miệng, tấn công răng dẫn đến các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, mất răng hàng loạt…
5. Ảnh hưởng chức năng ăn nhai và sức khỏe toàn thân
Răng cửa hỗ trợ cắn thức ăn. Khi mất 2 răng cửa, khả năng ăn nhai của hàm răng sẽ suy giảm, các răng còn lại phải chịu áp lực ăn nhai lớn hơn. Bên cạnh đó, thức ăn còn thường xuyên bị vướng vào khoảng trống do mất răng trong khi ăn sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu.
Chức năng ăn nhai suy giảm gây ảnh hưởng đến các bộ phận liên quan như hệ tiêu hóa, khớp thái dương hàm. Về lâu dài có thể gây ra bệnh lý về đường tiêu hóa, đau khớp thái dương hàm, hấp thụ dinh dưỡng kém…
6. Gây tâm lý tự ti và giảm chất lượng cuộc sống
Mất thẩm mỹ do mất răng gây ra tâm lý tự ti, e ngại ở bệnh nhân. Bệnh nhân cũng thường xuyên cảm thấy lo lắng về những tác hại do mất răng. Thể chất và tinh thần đi xuống khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.
Mất 2 răng cửa phải làm sao?
Mất 2 răng cửa phải làm sao? Mất răng là một bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hại. Do đó, việc thăm khám và điều trị sớm là điều cần thiết khi bị mất răng. Dưới đây là những giải pháp phục hình hiệu quả nhất khi bị mất 2 răng cửa:
1. Trồng răng Implant răng cửa
Với trường hợp bị mất 2 răng cửa, Bác sĩ sẽ thực hiện trồng 2 răng Implant để thay thế 2 răng bị mất. Răng Implant được cấy trực tiếp vào trong xương hàm, nhờ đó có thể tạo lực vững chắc khi ăn nhai, giúp bạn ăn uống thoải mái như sử dụng răng thật.
Bên cạnh đó, nhờ phục hình chân răng nên răng Implant có thể kích thích xương hàm phát triển, phòng ngừa tình trạng tiêu xương do mất răng.
Đồng thời, răng Implant còn được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ và độ bền chắc. Răng có hình dáng, màu sắc, đường vân răng và độ bóng như răng thật, giúp nụ cười trông tự nhiên. Thời hạn sử dụng răng Implant lên tới hơn 20 năm, thậm chí có thể sử dụng trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách.
2. Phục hình cầu răng sứ cho răng cửa
Bị mất 2 răng cửa cũng có thể khắc phục với giải pháp cầu răng sứ. Thời gian làm cầu răng nhanh chóng, bạn có thể lựa chọn răng sứ có màu sắc tương đồng với các răng còn lại để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Khả năng ăn nhai của cầu răng sứ ở mức tương đối.
Tuy nhiên, cầu răng sứ vẫn tồn tại những nhược điểm như cần phải mài răng thật làm trụ đỡ, không có chân răng nên không thể ngăn ngừa tiêu xương hàm. Ngoài ra, cầu răng sứ chỉ sử dụng trong khoảng 5-10 năm, sau đó cần được làm lại để đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai.
Trồng Implant 2 răng cửa giá bao nhiêu?
Như đã chia sẻ, trồng răng Implant được đánh giá là giải pháp phục hình tối ưu nhất khi bị mất 2 răng cửa. Vậy chi phí trồng Implant cho 2 răng cửa khoảng bao nhiêu?
Trên thực tế, chi phí trồng răng Implant phụ thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín của trung tâm điều trị, tay nghề Bác sĩ, loại trụ Implant và loại răng sứ trên Implant mà bệnh nhân lựa chọn… Do đó, bạn sẽ thấy có nhiều cơ sở trồng răng Implant nhưng lại có sự chênh lệch về giá.
Theo review của những Khách hàng từng trồng răng Implant, thì khi thực hiện nên ưu tiên chất lượng. Bạn nên chọn những trung tâm lâu năm, uy tín, đông khách hàng, có giấy phép thực hiện cấy ghép răng Implant. Bác sĩ cần có chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm, ứng dụng hệ thống trang thiết bị hiện đại trong thăm khám và điều trị.
Các Khách hàng cũng chia sẻ rằng những trung tâm trồng răng Implant giá rẻ thường không đạt được chất lượng như mong muốn, dễ xảy ra những biến chứng khi thực hiện và độ bền răng không cao, phát sinh chi phí để làm lại.
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ trồng răng Implant uy tín thì có thể tham khảo Trung tâm Implant Việt Nam. Đây là trung tâm trồng răng Implant được hàng ngàn Khách hàng trong nước và Quốc tế tin tưởng lựa chọn.
Trung tâm cung cấp dịch vụ Implant nha khoa chất lượng cao với đội ngũ chuyên gia Implant trên 25 năm kinh nghiệm, ứng dụng hệ thống máy móc – công nghệ hiện đại như công nghệ định vị trồng răng Implant, hệ thống làm sạch Implant nha khoa GalvoSurge, công nghệ thiết kế và chế tác răng sứ CAD/CAM, công nghệ quét mặt 3 chiều…
Bên cạnh đó, trung tâm còn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Khách hàng được chăm sóc tận tâm, hỗ trợ chính sách trả góp và bảo hành chu đáo. Bạn có thể tham khảo chi phí dịch vụ Implant qua bảng giá sau:
Bị mất 2 răng cửa hoàn toàn có thể dễ dàng khắc phục, lấy lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ với giải pháp trồng răng Implant. Đừng quên ấn liên hệ với chúng tôi để được thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân – Vị Bác sĩ đã thực hiện thành công nhiều ca không răng bẩm sinh, mất răng lâu năm, mất răng toàn hàm… bạn nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm