Mất 2 răng liền kề có trồng lại được không?
Mất 2 răng liền kề xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và tiềm ẩn nhiều tác hại nghiêm trọng. May mắn là tình trạng này vẫn có thể hồi phục với kỹ thuật trồng răng Implant chất lượng cao tại Trung tâm Implant Việt Nam.
Nguyên nhân nào dẫn đến mất 2 răng liền kề?
Mất 2 răng liền kề là một trong những trường hợp mất răng phổ biến. Tình trạng này xảy ra thường do những nguyên nhân dưới đây:
1. Răng bị tổn hại nghiêm trọng do các bệnh răng miệng
Hầu như ai trong chúng ta cũng đều trải qua các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng…
Các bệnh lý răng miệng có thể dễ dàng phục hồi nếu kịp thời phát hiện và điều trị sớm. Nếu đến lâu, bệnh sẽ tiến triển thành giai đoạn nặng hơn khiến răng bị tổn thương nghiêm trọng, cấu trúc răng và các mô xung quanh trở nên suy yếu dẫn đến mất răng hoặc phải nhổ răng.
2. Chấn thương vùng răng miệng
Chấn thương vùng răng miệng cũng là trường hợp chấn thương thường gặp khi xảy ra tai nạn, va đập, rèn luyện thể thao… Những chấn thương này có thể khiến răng bị nứt, gãy, vỡ, thậm chí răng bị rụng hoặc đâm sâu vào xương hàm gây tổn hại lớn, buộc phải nhổ răng và dùng các biện pháp phục hình để thay thế răng.
3. Thói quen gây hại cho răng
Những thói quen được lặp đi lặp lại trong thời gian dài như nghiến răng, dùng thực phẩm quá dai cứng, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng kém sẽ dễ gây mòn răng, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công răng và làm tăng nguy cơ mất răng.
Đặc biệt, mất răng dễ xảy ra ở những người nghiện thuốc lá. Khói thuốc lá không chỉ có hại với sức khỏe mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm khoang miệng, nhiễm trùng nha chu, khiến răng dẫn bị lung lay và gãy rụng.
4. Tuổi tác
Khi đã có tuổi, hầu hết các cơ quan, bộ phận trên cơ thể đều sẽ trở nên yếu đi do tình trạng lão hóa. Đồng thời người cao tuổi cũng dễ bị các bệnh mạn tính khiến sức khỏe răng miệng giảm dần. Những điều này là nguyên nhân chính dẫn đến mất răng ở người cao tuổi.
5. Gặp các vấn đề về sức khỏe
Tỷ lệ mất răng còn gia tăng ở những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, bệnh nhân mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, xương khớp… Những đối tượng này thường gặp các vấn đề về nướu răng, khiến răng kém chắc khỏe và dễ gãy, rụng.
Mất 2 răng liền kề có sao không?
Không phải tự nhiên mà bệnh nhân bị mất 2 răng liền kề luôn cảm thấy lo lắng và muốn khắc phục càng sớm càng tốt.
Đầu tiên, hậu quả dễ nhận biết nhất là vấn đề về thẩm mỹ khi bị mất 2 răng liên tiếp nhau. Chắc chắn bạn sẽ không thể tự tin cười, chụp hình, quay video hay thoải mái giao tiếp với người đối diện vì khi bạn mở miệng thì sẽ dễ lộ khoảng trống kém duyên do mất răng gây ra.
Tiếp theo đó, khả năng ăn nhai của bạn cũng bị suy giảm. Thức ăn dễ bị giắt vào khoảng trống. Không có đủ răng để ăn nhai thì sẽ rất khó để cắn, xé và nhai, nghiền nát thức ăn dù cho các răng còn lại phải hoạt động và chịu áp lực nhiều hơn.
Ăn nhai kém sẽ kéo theo những vấn đề liên quan như bệnh về đường tiêu hóa, hấp thu kém, cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, sức đề kháng giảm, các bệnh về khớp thái dương hàm, đau đầu…
Không chỉ vậy, một hậu quả vô cùng nghiêm trọng khi bị mất 2 răng liền kề là tiêu xương hàm. Tiêu xương hàm xảy ra khi không có răng kích thích xương hàm phát triển, khiến xương dần bị teo lại, giảm số lượng và mật độ. Lúc này, xương hàm dần trở nên mỏng hơn, không đủ khả năng nâng đỡ răng và các cơ xung quanh. Tiêu xương hàm khiến cho gương mặt dần bị biến dạng. Các đặc điểm trên khuôn mặt dần thay đổi theo chiều hướng xấu, miệng móm mém, da nhăn nheo, má hóp lại, ngũ quan kém hài hòa, từ đó gây mất thẩm mỹ trầm trọng.
Đồng thời, khi bị mất răng, các răng xung quanh sẽ có xu hướng dịch chuyển và đổ về phía khoảng trống mất răng, răng đối diện răng bị mất mọc trồi dài ra làm cho khớp cắn bị lệch lạc, ảnh hưởng đến ăn nhai và gây khó khăn khi vệ sinh răng.
Mất răng còn làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm, khiến bệnh nhân phát âm kém chính xác. Ngoài ra, chỗ trống mất răng dễ bị tích tụ thức ăn thừa, mảng bám gây hôi miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, làm gia tăng các bệnh lý răng miệng và dễ gây mất răng hàng loạt.
Mất 2 răng liền kề có trồng lại được không?
Mất 2 răng liền kề vẫn có thể trồng lại bằng các kỹ thuật nha khoa. Trong đó, trồng răng Implant được đánh giá là giải pháp hoàn thiện nhất, có thể khắc phục những nhược điểm của các kỹ thuật khác như cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp.
Răng Implant được áp dụng cho đa dạng các trường hợp mất răng. Ngay cả khi bị mất 2 răng liền kề lâu năm, phương pháp này vẫn có thể khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ một cách hoàn hảo. Bạn dễ dàng lấy lại nụ cười tự tin và có thể ăn những món ăn yêu thích.
Đặc biệt, trụ Implant được cấy vào xương hàm sẽ thực hiện chức năng của một chân răng, không chỉ tạo lực nâng đỡ răng sứ bên trên để ăn nhai mà còn kích thích xương hàm để ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương hàm.
Sau khi trồng răng Implant, tình trạng tiêu xương sẽ được cải thiện đáng kể, mô nướu cũng trở nên đầy đặn hơn, khuôn miệng đầy đặn hơn, từ đó giúp bạn trẻ trung hơn.
Bên cạnh đó, răng Implant có độ bền chắc tốt. Bạn sẽ không cần tốn tiền để thay mới như các biện pháp khác. Tuổi thọ của răng Implant kéo dài hơn 20 năm, thậm chí trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách. Bạn cũng không cần phải tác động tới các răng còn lại khi trồng răng Implant.
Như vậy, tình trạng mất 2 răng liền kề vẫn có khả năng hồi phục nên bạn không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là tìm được một địa chỉ trồng răng Implant uy tín vì đây là một kỹ thuật phức tạp, không phải Bác sĩ nào cũng thực hiện được. Trung tâm Implant Việt Nam chúc bạn điều trị thành công và sớm sở hữu hàm răng như mong ước.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống