Mất 2 răng liên tiếp cấy 1 trụ Implant được không?
Mất 2 răng liên tiếp cấy 1 trụ Implant được không? Việc cấy 1 trụ Implant để phục hình 2 răng liên tiếp không được khuyến khích vì độ bền không cao. Thay vào đó, các bác sĩ khuyên bạn nên cấy 2 trụ Implant trong trường hợp này.
Mất 2 răng liên tiếp cấy 1 trụ Implant được không?
Thường thì khi mất 1 răng hoặc nhiều răng không liên tiếp, việc trồng răng implant sẽ được tiến hành độc lập tại vị trí mất răng. Bác sĩ sẽ cấy 1 trụ Implant vào khoảng trống trên cung hàm, mỗi trụ Implant sẽ thay thế cho 1 răng đã mất.
Nhưng nếu mất 2 răng liên tiếp cấy 1 trụ Implant được không? Việc cấy 1 trụ Implant để phục hồi 2 răng liên tiếp hoàn toàn không được các bác sĩ khuyến khích thực hiện. Trên thực tế, tính đàn hồi và độ cứng chắc giữa răng Implant và răng thật là khác nhau. Nếu chỉ cấy 1 trụ Implant để khôi phục cả 2 răng thì nguy cơ hỏng là tương đối lớn.
Do đó, nếu mất 2 răng liên tiếp hoặc ở 2 vị trí khác nhau thì nên thực hiện cấy ghép 2 trụ Implant để đảm bảo tính cứng chắc, khả năng chịu lực, duy trì tốt chức năng ăn nhai sau phục hình.
Trường hợp mất 3 răng liên tiếp thì bạn có thể cấy 2 trụ Implant, điều này còn được khuyến khích vì khu vực mất răng có thể đã bị tiêu xương, không đủ chỗ để cấy ghép số chân răng giả bằng với chân răng đã mất.
Tại sao nên cấy Implant để khôi phục 2 răng mất liên tiếp?
Cấy ghép răng Implant là việc sử dụng các trụ Implant chế tác từ Titanium cắm sâu và trong xương hàm tại khu vực răng mất. Trụ này có chức năng giống với chân răng thật, bám chắc chắn trong xương hàm, có độ bền rất cao. Đặc biệt, chất liệu Titanium hoàn toàn lành tính với cơ thể, không gây ra bất cứ tác động tiêu cực nào đến sức khỏe con người.
Khi xương hàm và trụ chân răng đã tích hợp với nhau, bác sĩ sẽ thực hiện gắn răng sứ phục hình lên trên thông qua vít Abutment. Như vậy, một chiếc răng mới có cấu trúc giống hoàn toàn với răng thật đã được hoàn thiện.
Dù là mất 2 hay nhiều răng liền kề thì trồng răng Implant đều đem lại hiệu quả vượt trội, mang đến nhiều ích lợi về cả sức khỏe và thẩm mỹ:
- Kỹ thuật này có khả năng thay thế cả thân răng và chân răng, răng sau phục hình có đường nét và màu sắc thẩm mỹ y như răng thật, có độ chắc khỏe cao. Người ngoài nhìn vào sẽ rất khó nhận ra răng giả, bạn có thể tự tin giao tiếp bình thường.
- Độ bền của răng Implant cao hơn hẳn so với cầu răng sứ và hàm tháo lắp trước đây. Tuổi thọ răng Implant có thể lên đến 25 năm hoặc suốt đời nếu chăm sóc đúng cách.
- Răng Implant bám chắc chắn trong xương hàm, không lỏng lẻo, không bị bung tuột, giúp bạn ăn uống và giao tiếp thoải mái hơn.
- Có thể ngăn chặn biến chứng tiêu xương, giúp vùng xương quanh trụ phát triển tự nhiên, phòng tránh tình trạng tụt nướu, lệch khớp cắn, lão hóa sớm,…
- Implant là giải pháp phục hình giúp bảo tồn răng tự nhiên hiệu quả, không cần mài nhỏ răng thật như biện pháp cầu răng sứ.
Xem thêm: Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trong trồng răng Implant
Chi phí phục hình 2 răng liên tiếp với Implant nha khoa
Ở phần trên, chúng ta đã biết mất 2 răng liên tiếp cấy 1 trụ Implant được không, đây là việc làm không được khuyến khích vì độ bền không cao. Để đảm bảo hiệu quả phục hình, bạn nên cấy 2 trụ Implant khi bị mất 2 răng.
Chi phí cấy ghép Implant trong trường hợp này sẽ bao gồm giá của 2 trụ Implant, Abutment và răng sứ. Ngoài ra, nếu khách hàng đã bị tiêu xương, cần thực hiện nâng xoang, ghép xương thì chi phí sẽ tăng lên.
Để nắm bắt thông tin cụ thể về giá thành, bạn có thể tham khảo bảng báo giá sau đây của Trung tâm Implant Việt Nam:
Như vậy, băn khoăn “Mất 2 răng liên tiếp cấy 1 trụ Implant được không?” Đã được Trung tâm Implant Việt Nam giải đáp cụ thể trong bài viết trên đây.
Để biết giải pháp điều trị thích hợp nhất với tình trạng của mình, tốt nhất bạn hãy đến trực tiếp phòng khám nha khoa để thăm khám và nghe bác sĩ tư vấn cụ thể. Đội ngũ bác sĩ tại trung tâm Implant Việt Nam luôn sẵn sàng giải đáp và hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm