Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương?
Việc mất răng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của xương hàm. Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương? Trong năm đầu tiên sau khi mất răng, 25% xương xung quanh sẽ bị mất và sẽ tiếp tục bị suy giảm theo thời gian.
Hậu quả của tiêu xương hàm
Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương? Nếu bạn đã mất răng, điều cần thiết là phải tìm hiểu những triệu chứng và hậu quả của tiêu xương hàm để có thể ngăn chặn kịp thời.
Mối quan hệ giữa răng và xương hàm là mối quan hệ tương tác hỗ trợ lẫn nhau. Trong khi xương hàm giúp nâng đỡ răng và giúp răng vững chắc để thực hiện hoạt động ăn nai thì chân răng kích thích xương hàm duy trì hình dạng và giữ cho xương khỏe mạnh.
Do đó, khi mất một hoặc nhiều răng, xương hàm không còn nhận được sự kích thích cần thiết từ những răng này và bị suy giảm số lượng và mật độ khiến xương bị teo lại, quá trình này được tiêu xương hàm.
Ngoài mất răng, tiêu xương hàm cũng có thể xảy ra do bệnh về nướu răng, thoái hóa xương, tuổi già… Các phục hình răng giả và cầu răng cũng có thể khiến xương bị tiêu nhanh hơn và trầm trọng hơn.
Tiêu xương không chỉ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng hơn mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu bị tiêu xương, bạn có thể đối mặt với những hậu quả sau:
- Xương hàm bị teo, trở nên mỏng và dễ bị tổn thương
- Cảm thấy khó chịu và đau khi ăn nhai
- Đau đầu, đau mặt và đau khớp thái dương hàm
- Biến dạng các đặc điểm trên khuôn mặt như miệng móm, má hóp, nướu teo, mặt lệch…
- Răng bị dịch duyển dẫn đến sai lệch khớp cắn
- Hình thành nếp nhăn quanh miệng, khiến gương mặt lão hóa sớm
- Phát âm kém chính xác, khó giao tiếp
- Hỗ trợ môi hạn chế
- Hơi thở có mùi
- Các răng khác có dấu hiệu lung lay, tăng nguy cơ mất răng hàng loạt
- Mất thẩm mỹ, kém tự tin, ăn nhai kém dẫn đến suy giảm sức khỏe
Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương?
Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương? Xương hàm được bảo tồn thông qua các hoạt động như nhai, cắn. Khi một chiếc răng vĩnh viễn bị mất và không được thay thế, xương hàm sẽ bắt đầu bị tiêu hủy do không còn nhận được sự kích thích cần thiết.
Xương hàm sẽ bắt đầu bị tiêu sau 3 tháng mất răng. Trong năm đầu tiên sau khi mất răng, 25% xương bị mất và tình trạng mất xương này tiếp tục diễn ra theo thời gian. Tỷ lệ này sẽ lên đến 45-60% sau khoảng 3 năm mất răng.
Tốc độ tiêu xương có thể diễn ra nhanh hơn nếu bệnh nhân gặp các vấn đề răng miệng, tình trạng thoái hóa xương khớp, thiếu dinh dưỡng, chăm sóc răng sai cách hoặc dùng răng giả truyền thống.
Tình trạng mất răng để càng lâu thì tình trạng mất xương càng trở nên tồi tệ hơn. Đó là lý do tại sao việc ngăn ngừa tình trạng mất xương hàm và can thiệp sớm là điều quan trọng. May mắn thay, tình trạng mất xương ở hàm có thể được phục hồi sau khi điều trị đúng cách.
Nếu bạn đã mất răng, Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp CT Cone Beam 3D để quan sát xương trong không gian 3 chiều nhằm đánh giá chính xác cấu trúc và sức khỏe của xương hàm và tình trạng răng miệng. Sau đó, Bác sĩ sẽ đề xuất các lựa chọn điều trị để hạn chế mọi tổn thương và ngăn ngừa mất thêm xương.
Các lựa chọn điều trị cho trường hợp tiêu xương
Ở phần trên, trung tâm Implant Việt Nam đã chia sẻ cho bạn mất răng bao lâu thì bị tiêu xương. Tình trạng mất xương ở hàm có thể xảy ra sau vài tháng và tiếp diễn ở thời gian sau đó. Do đó, bạn cần điều trị sớm để ngăn chặn hoặc khắc phục tình trạng này.
Để điều trị hoặc ngăn ngừa tiêu xương, bạn có thể tham khảo các kỹ thuật sau:
1. Ghép xương
Ghép xương được ứng dụng trong trường hợp xương đã bị tiêu. Trong ghép xương, bác sĩ sẽ lấy một số mô xương từ một bộ phận khác trên cơ thể (xương tự thân) hoặc sử dụng mô xương nhân tạo để bổ xung phần xương bị mất và kích thích tái tạo xương mới. .
Đồng thời, ghép xương giúp nâng cao tỷ lệ thành công trồng răng Implant để khôi phục chức năng cũng như vẻ ngoài thẩm mỹ của răng.
2. Nâng xoang
Nâng xoang được áp dụng trong trường hợp xương hàm trên bị tiêu nhiều hoặc xương hàm trên chưa bị tiêu nhiều nhưng thiếu khối lượng xương. Mục đích của nâng xoang nhằm giúp tăng thể tích xương để xương hàm đáp ứng đủ tiêu xuẩn về chiều cao, mật độ, thể tích để cấy ghép Implant vùng mất răng phía sau hàm trên.
3. Trồng răng Implant
Trồng răng Implant là giải pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa hiện tượng tiêu xương hàm cũng như giúp xương tái tạo nếu bị tiêu xương. Đây là kỹ thuật phục hình răng bị mất hiện đại nhất hiện nay.
Nếu như các phương pháp phục hình cũ như cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp chỉ phục hình thân răng bên trên nướu để cải thiện thẩm mỹ và hỗ trợ phần nào khả năng ăn nhai thì răng Implant phục hình đầy đủ cả chân răng và thân răng, chân răng là trụ Implant được cấy vào xương hàm. Nhờ đó có thể phục hình toàn diện.
Cấy ghép răng Implant mang lại rất nhiều lợi ích mà các kỹ thuật trước đó không thể đạt được. Không chỉ giúp ăn nhai chắc khỏe như răng thật, thẩm mỹ tự nhiên, an toàn cho bệnh nhân và tuổi thọ lâu dài (có thể sử dụng trọn đời nếu chăm sóc đúng cách) mà răng Implant còn giúp bệnh nhân phòng ngừa tiêu xương, hỗ trợ kích thích xương phát triển…
Trong trường hợp cấy ghép răng Implant cho bệnh nhân bị tiêu xương, có thể cần phải thực hiện ghép xương hoặc nâng xoang để có đủ xương nhằm ổn định trụ Implant vững chắc và tăng khả năng tích hợp xương.
Như vậy những thông tin xoay quanh chủ đề “Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương?” đã được Trung tâm Implant giải đáp rõ ràng trong bài viết trên đây. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng, bạn vui lòng liên hệ với trung tâm để được Bác sĩ tư vấn trực tiếp nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống