Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Mất răng cửa phải làm sao? Giải pháp cho mất răng cửa


Mất răng cửa phải làm sao? Răng cửa là vùng răng thẩm mỹ, do đó mất răng cửa thực sự trở thành nỗi ám ảnh cho người bị mất răng. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục mất răng cửa bạn nhé!
Mất răng cửa phải làm sao? Giải pháp cho mất răng cửa

Mất răng cửa phải làm sao? Mất răng cửa ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và khả năng phát âm. Người bị mất răng cửa thường sản sinh tâm lý tự ti và lo lắng, khó hòa nhập với cộng đồng. Trồng răng Implant được xem là giải pháp phục hình hoàn hảo khi bị mất răng.

Vị trí và vai trò của răng cửa

Mất răng cửa phải làm sao? Tìm hiểu về vai trò của răng cửa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vì sao cần phục hình răng cửa càng sớm càng tốt.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Răng cửa là 4 răng ở vị trí trung tâm cung hàm, gồm 2 răng cửa hàm trên và 2 răng cửa hàm dưới, còn được gọi là vùng răng thẩm mỹ. Tuy không giữ vai trò ăn nhai chính nhưng răng cửa đảm nhận nhiều vai trò quan trọng như:

1. Thẩm mỹ

Vì nằm ở vị trí trung tâm nên răng cửa sẽ lộ ra khi cười hay giao tiếp. Do đó, răng cửa có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định đến thẩm mỹ của khuôn mặt. Nếu răng cửa có hình dáng và vị trí hoàn hảo, không bị lệch lạc hoặc không bị khuyết răng cửa thì nụ cười sẽ rất thanh tú và duyên dáng.

Răng cửa là răng nằm ở vị trí trung tâm của hàm, gồm 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới
Răng cửa là răng nằm ở vị trí trung tâm của hàm, gồm 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới

2. Phát âm

Các nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ học cho biết, răng là một bộ phận vô cùng quan trọng trong quá trình phát âm, đặc biệt là nhóm răng cửa. Nếu thiếu răng cửa, một số âm phát ra sẽ không chính xác, xảy ra tình trạng nói ngọn, nói không rõ chữ.

3. Cắn xé thức ăn

Răng cửa có đặc điểm là vô cùng sắc nhọn, có thể dễ dàng cắn và xé thức ăn để các nhóm răng khác nhai nghiền thức ăn, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng diễn ra thuận lợi hơn.

Răng cửa hỗ trợ cắn xé thức ăn
Răng cửa hỗ trợ cắn xé thức ăn

Vì sao bị mất răng cửa?

Mất răng cửa phải làm sao? Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng cửa, phổ biến nhất là những nguyên nhân dưới đây:

1. Tuổi tác

Khi bước vào độ tuổi trung niên, các bộ phận trên cơ thể sẽ dần bị lão hóa. Răng trở nên yếu hơn, không được cứng chắc như xưa. Từ đó răng dễ bị tổn thương, dễ bị lung lay và rụng.

2. Bệnh răng miệng

Đánh răng hằng ngày không thể ngăn ngừa 100% các bệnh lý răng miệng. Vi khuẩn luôn tồn tại trong khoang miệng, nếu chúng ta vệ sinh răng không tốt, không thăm khám nha khoa định kỳ và cạo vôi răng thì các thức ăn thừa sẽ tích tụ thành mảng bám, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phá hủy cấu trúc răng, gây sâu răng, viêm nướu, nha chu…

Nhiều trường hợp bệnh nhân bị mất răng do các bệnh lý về răng miệng không được điều trị kịp thời
Nhiều trường hợp bệnh nhân bị mất răng do các bệnh lý về răng miệng không được điều trị kịp thời

Nhiều trường hợp bệnh nhân bị các bệnh lý răng miệng nhưng không phát hiện sớm hoặc mang tâm lý chủ quan, dẫn đến răng bị mất hoặc phải chỉ định nhổ răng để điều trị.

3. Chế độ ăn uống kém khoa học

Chế độ ăn uống tác động lớn đến sức khỏe răng miệng. Ăn uống kém khoa học, thường xuyên dùng các thực phẩm gây hại cho răng như thực phẩm giàu đường, giàu axit, thực phẩm dai cứng, nước có ga, nước có cồn… sẽ làm gia tăng tỷ lệ bị mất răng.

Liên hệ

4. Chấn thương răng

Răng cửa là vùng răng trung tâm và vùng răng dễ chịu sự va đập do tai nạn, té ngã… dẫn đến gãy vỡ răng, mất răng.

Bệnh nhân bị chấn thương răng nghiêm trọng buộc phải nhổ răng và điều trị bằng cấy ghép răng Implant
Bệnh nhân bị chấn thương răng nghiêm trọng buộc phải nhổ răng và điều trị bằng cấy ghép răng Implant

5. Thói quen xấu cho răng

Những thói quen xấu như dùng răng cắn đồ vật, hút thuốc lá, nghiến răng, vệ sinh răng miệng kém… sẽ khiến răng bị tổn thương và dễ bị lung lay.

Mất răng cửa có ảnh hưởng gì không?

Bị mất răng cửa phải làm sao? Bị mất răng cửa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Sau đây là những tác hại khôn lường khi bị mất răng cửa:

1. Mất thẩm mỹ

Như đã chia sẻ răng cửa là vùng răng thẩm mỹ, do đó nếu bị khuyết 1 hoặc nhiều răng cửa thì hàm răng sẽ trở nên có phần gây sợ hãi cho người đối diện. Người bị mất răng cửa thường tự ti, không dám cười nói vì sợ lộ ra hàm răng sún và sợ bị mọi người trêu chọc.

Mất răng cửa làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng với nụ cười răng sún
Mất răng cửa làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng với nụ cười răng sún

2. Tiêu xương hàm

Sau khi bị mất răng, xương hàm sẽ không được kích thích bởi hoạt động ăn nhai dẫn đến bị suy giảm về thể tích xương và mật độ xương. Thời gian càng lâu khi tình trạng tiêu xương sẽ càng nghiêm trọng, xương hàm trở nên mỏng hơn, gây ra nhiều hệ lụy và làm tăng chi phí điều trị.

Những hệ lụy do bị tiêu xương bao gồm lệch mặt, khớp cắn bị xáo trộn, răng bị dịch chuyển về phía mất rặng, biến dạng mặt, miệng móm, má hóp, da chảy xệ, già nua…

Mất răng gây tiêu xương hàm, dẫn đến mặt biến dạng và lão hóa
Mất răng gây tiêu xương hàm, dẫn đến mặt biến dạng và lão hóa

3. Giảm sức ăn nhai

Mặc dù hỗ trợ ăn nhai không nhiều nhưng khi bị mất răng cửa, đặc biệt là mất nhiều răng thì việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn và bất tiện. Thức ăn sẽ dễ bị giắt vào khoảng trống do mất răng gây ra và khiến sức khỏe răng miệng càng suy yếu, dễ bị các bệnh về răng.

Đặt hẹn khám - tư vấn

4. Giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Ăn nhai không tốt sẽ khiến cơ thể trở nên suy yếu. Mất thẩm mỹ dẫn đến tâm lý thiếu tự tin, thường xuyên lo âu, thậm chí bị cản trở về công việc, tình cảm và người bệnh có thể trở nên thu mình, khó hòa nhập xã hội.

Mất răng cửa gây suy giảm hoạt động ăn nhai và giảm sức khỏe
Mất răng cửa gây suy giảm hoạt động ăn nhai và giảm sức khỏe

Mất răng cửa phải làm sao?

Mất răng cửa phải làm sao? Bạn có thể giải tỏa bớt nỗi lo bởi vì nha khoa hiện đại hoàn toàn cho phép bạn khôi phục lại răng bị mất. Bạn có thể tham khảo ý kiến Bác sĩ khi thăm khám và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho mình trong 3 phương pháp phục hình gồm cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp và trồng răng Implant.

1. Cầu răng sứ

Phục hình cầu răng sứ được thực hiện bằng cách mài hai răng hai bên răng bị mất là điểm tựa để nâng đỡ một cầu răng đã được chế tác theo số lượng răng bị mất. Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân mất 1 răng, mất răng xen kẽ hoặc mất răng liền kề với số lượng ít.

Mục đích của cầu răng sứ là phục hình lại thân răng để đảm bảo thẩm mỹ và cải thiện khả năng ăn nhai với chi phí phải chăng và thời gian nhanh chóng.

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình mất răng tiết kiệm, nhanh chóng nhưng còn tồn tại nhiều hạn chế
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình mất răng tiết kiệm, nhanh chóng nhưng còn tồn tại nhiều hạn chế

Điểm hạn chế của cầu răng là cần có răng khỏe mạnh để mài làm trụ, không thể phục hình chân răng nên không tránh khỏi tình trạng tiêu xương hàm, thẩm mỹ và độ bền chưa cao, tuổi thọ thấp.

2. Hàm giả tháo lắp

Trường hợp bệnh nhân bị mất răng cửa mà có sức khỏe kém, tuổi quá cao hoặc có điều kiện tài chính thấp thì có thể tham khảo giải pháp phục hình bằng răng giả tháo lắp.

Bác sĩ sẽ thăm khám và chế tác một hàm giả có số lượng răng giả bằng với số lượng răng bị mất, gắn vào răng thật bằng móc nối để giúp bệnh nhân có răng ăn nhai và thẩm mỹ hơn.

Hàm giả tháo lắp phù hợp với bệnh nhân mất răng không đủ điều kiện để thực hiện các kỹ thuật phục hình khác
Hàm giả tháo lắp phù hợp với bệnh nhân mất răng không đủ điều kiện để thực hiện các kỹ thuật phục hình khác

Cũng giống cầu răng sứ, răng giả tháo lắp chỉ phục hình thân răng nên không thể ngăn ngừa tiêu xương hàm. Đây cũng là phương pháp phục hồi ăn nhai và thẩm mỹ kém nhất, lại có nguy cơ bị rơi khi ăn hay giao tiếp. Tuy nhiên hàm giả tháo lắp có chi phí rẻ, không cần xâm lấn nên có thể thực hiện được với những bệnh nhân không đủ sức khỏe hoặc chi phí để phục hình cầu răng sứ hay trồng răng Implant.

3. Trồng răng Implant

Cấy ghép răng Implant hay trồng răng Implant là kỹ thuật phục hình răng bị mất hiệu quả nhất hiện nay. Cấu tạo răng Implant giống như răng thật, có cả chân răng và thân răng nên có thể khắc phục được những nhược điểm của cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp.

Răng Implant có cấu tạo tương tự răng thật, được cấy trực tiếp vào xương hàm, đảm bảo ăn nhai chắc chắn và thẩm mỹ tự nhiên
Răng Implant có cấu tạo tương tự răng thật, được cấy trực tiếp vào xương hàm, đảm bảo ăn nhai chắc chắn và thẩm mỹ tự nhiên

Chân răng Implant là trụ Titanium được cấy trực tiếp vào trong xương hàm, có thể kích thích xương hàm phát triển trong quá trình ăn uống, từ đó ngăn ngừa tiêu xương hàm và những biến chứng do tiêu xương gây ra.

Đồng thời, vì được cấy cố định trong xương hàm nên răng Implant có khả năng phục hồi ăn nhai tốt, bệnh nhân có thể thoải mái ăn nhai như với chính răng thật. Phần răng sứ trên Implant cũng được trau chuốt tỉ mỉ về hình dáng, màu sắc, vân răng, độ phản quang… để mang lại vẻ đẹp tự nhiên và thẩm mỹ nhất.

Bên cạnh đó, răng Implant còn được đánh giá cao về độ bền chắc và tuổi thọ. Nếu được chăm sóc đúng cách, bạn có thể sử dụng trọn đời mà không cần làm lại, giúp tối ưu chi phí phục hình răng bị mất.

Răng Implant tồn tại độc lập, chỉ tác động vào vị trí răng bị mất, không cần mài răng hay dùng răng khác để giữ
Răng Implant tồn tại độc lập, chỉ tác động vào vị trí răng bị mất, không cần mài răng hay dùng răng khác để giữ

Răng Implant tồn tại độc lập, chỉ tác động vào vị trí răng bị mất, không cần mài răng hay dùng răng khác để giữ nên không ảnh hưởng đến các răng còn lại trên cung hàm.

Điểm hạn chế của phục hình trồng răng Implant chính là chi phí khá cao, thời gian thực hiện lâu hơn các kỹ thuật khác (2-6 tháng). Kỹ thuật trồng răng Implant còn cần Bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm dày dạn, ứng dụng hệ thống trang thiết bị hiện đại để đảm bảo độ chính xác, an toàn, nhẹ nhàng và không gây biến chứng.

Diễn viên Hà Trí Quang lựa chọn trồng răng Implant tại Trung tâm Implant Việt Nam
Diễn viên Hà Trí Quang lựa chọn trồng răng Implant tại Trung tâm Implant Việt Nam

Nhìn chung, các kỹ thuật phục hình răng cửa bị mất đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo tình trạng của từng trường hợp bệnh nhân cụ thể cũng như yêu cầu của bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất. Điều quan trọng nhất là bạn cần tìm được địa chỉ uy tín, chất lượng để không phải lâm vào tình huống “tiền mất, tật mang”.

Bệnh nhân phục hình răng mất với kỹ thuật trồng răng Implant, được chuyên gia trên 25 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị
Bệnh nhân phục hình răng mất với kỹ thuật trồng răng Implant, được chuyên gia trên 25 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị

Trung tâm Implant Việt Nam là trung tâm chăm sóc sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ nụ cười uy tín tại TP.HCM. Chúng tôi đã điều trị hàng ngàn ca mất răng từ đơn giản đến phức tạp như mất nhiều răng, mất răng lâu năm, mất răng toàn hàm, không răng bẩm sinh.

Với đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản, tốt nghiệp loại giỏi tại các trường đại học danh tiếng như Đại học Y dược TP.HCM, Đại học Y dược Huế…, đã từng trải qua quá trình tu nghiệm tại nước ngoài, kết hợp với hệ thống cơ sở vật chất – công nghệ nha khoa hiện đại, trung tâm đã giúp các Khách hàng trong và ngoài nước trải nghiệm chất lượng điều trị và chất lượng dịch vụ vô cùng hài lòng.

Liên hệ

Trên đây là những kiến thức hữu ích xung quanh vấn đề “mất răng cửa phải làm sao?”. Hy vọng rằng những thông tin này đã giúp bạn biết được cần phải làm gì để phục hồi chiếc răng cửa đã mất một cách an toàn và hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết và miễn phí, bạn có thể ấn liên hệ, chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ và tư vấn cho bạn.


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan