Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 6, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

Mất răng hàm có bị hóp má không? Cần làm gì để khắc phục?


Răng hàm không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai mà còn giúp nâng đỡ cấu trúc khuôn mặt. Khi mất răng hàm, nhiều người lo lắng về tình trạng hóp má, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe. Mất răng hàm có thực sự dẫn đến hóp má không và nếu có, đâu là giải pháp khắc phục hiệu quả?
Mất răng hàm có bị hóp má không? Cần làm gì để khắc phục?

Mất răng hàm có bị hóp má không? Mất răng hàm sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương, tụt nướu, chảy xệ cơ mặt, hóp má,… nếu không được điều trị trong thời gian dài

Khi gặp phải tình trạng này, tốt nhất bạn nên phục hình lại răng bằng cấy ghép Implant để khôi phục lại toàn bộ cấu trúc răng thật, ngăn chặn các biến chứng phức tạp.

  Răng hàm nằm ở trị trí nào?

Thông thường, một người trưởng thành sẽ có từ 28 đến 32 chiếc răng, bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và 8 đến 12 răng hàm lớn. Khi nhắc đến răng hàm – hay còn gọi là răng cối – thường được hiểu là các răng hàm lớn.

Các răng này bao gồm răng số 6, 7 và 8, nằm ở vị trí trong cùng của mỗi cung hàm và có mặt nhai rộng. Trong đó, răng số 6 và số 7 đóng vai trò quan trọng nhất trong việc nghiền nát thức ăn, giúp duy trì chức năng nhai hiệu quả. Nếu mất đi hai răng này, cần tìm phương án phục hồi sớm để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm và sức khỏe tổng thể.

Vị trí của răng hàm
Vị trí của răng hàm

Riêng răng số 8 (răng khôn) là răng mọc muộn nhất và thường không có vai trò rõ ràng trên cung hàm. Vì vậy, việc mất răng số 8 thường không gây ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, đối với các răng hàm khác, việc mất răng có dẫn đến hóp má hay không là điều mà nhiều người lo lắng và cần được giải đáp.

 Mất răng hàm có bị hóp má không?

Trên thực tế, má của chúng ta được cấu tạo từ nhiều khối cơ và lấp đầy bằng hệ thống xương hàm và răng. Nếu như một trong số những tổ chức này gặp vấn đề như tiêu xương hàm, biến dạng cơ hay mất răng thì sẽ gây ảnh hưởng đến má. Vùng má lúc này sẽ bị hóp lại gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ gương mặt.

Với câu hỏi mất răng hàm có bị hóp má không, chắc chắn má sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều vì một đơn vị răng trên cung hàm của bạn đã mất đi. Nếu tình trạng mất răng diễn ra lâu ngày, lực kích thích trên xương và nướu sẽ mất đi khiến xương hàm dần tiêu biến. Khi đó, các khối cơ không còn điểm bám sẽ dần dần chùng xuống làm má hóp lại, gương mặt lão hóa sớm làm cho khuôn mặt già đi trông thấy.

Mất răng trong thời gian dài làm má hóp lại, gương mặt lão hóa sớm
Mất răng trong thời gian dài làm má hóp lại, gương mặt lão hóa sớm

Xem thêm: Mất nhiều răng giải pháp trồng răng Implant như thế nào tiết kiệm?

 Biến chứng nguy hiểm do mất răng hàm

Bên cạnh việc làm hóp má, mất răng hàm nếu không được phục hình sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như

 Ảnh hưởng tính thẩm mỹ

Trong trường hợp mất răng cửa hoặc mất răng toàn hàm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ khuôn mặt, làm giảm sự tự tin khi giao tiếp. Việc này không chỉ tác động đến ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, khiến nhiều người e ngại trong các cuộc trò chuyện hay các hoạt động xã hội.

Gây mất thẩm mỹ khuôn mặt
Gây mất thẩm mỹ khuôn mặt

 Ảnh hưởng đến các răng còn lại

Mất răng hàm có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của toàn bộ hàm răng. Khi một chiếc răng bị mất, các răng bên cạnh có xu hướng nghiêng hoặc xô lệch về khoảng trống đó, gây mất cân bằng khớp cắn.

Lâu dần, sự dịch chuyển này có thể dẫn đến rối loạn khớp cắn, làm suy giảm chức năng nhai và gây ra các vấn đề về khớp thái dương hàm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

 Suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Mất răng hàm làm suy giảm chức năng ăn nhai, khiến quá trình nghiền nát thức ăn không còn hiệu quả. Khi thức ăn không được nhai kỹ trước khi đưa vào dạ dày, hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn đến các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày và giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Về lâu dài, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, gây suy nhược cơ thể do thiếu hụt dưỡng chất.

Suy giảm chức năng ăn nhai
Suy giảm chức năng ăn nhai

Trước những tác hại tiềm ẩn do mất răng hàm, việc phục hình răng sớm là điều vô cùng quan trọng. Phục hình không chỉ giúp duy trì chức năng ăn nhai mà còn ngăn ngừa các vấn đề như tiêu xương hàm, rối loạn khớp cắn và ảnh hưởng thẩm mỹ.

Vì vậy, hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín, nơi bác sĩ có chuyên môn cao sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, giúp khôi phục răng đã mất một cách hiệu quả và an toàn.

 Giải pháp khắc phục tối ưu nhất khi bị mất răng hàm

Tại các nha khoa hiện nay, có 3 biện pháp khôi phục răng mất được áp dụng đó là răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của các biện pháp phục hình này nhé:

 Răng giả tháo lắp

Được cấu tạo từ các bộ phận là khung hàm, nền hàm và răng sứ. Răng giả sẽ được đeo lên cung hàm bằng móc nối chuyên dụng. Khác với 2 biện pháp còn lại, hàm nhựa không gắn cố định vào cung hàm nên sau khi dùng một thời gian dài, chúng sẽ bị lỏng lẻo và phải thay hàm mới.

Răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp

Khả năng ăn nhai của răng giả tháo lắp ở mức tương đối, rất khó nhai cắn thức ăn cứng, dai, dẻo. Bên cạnh đó, phương pháp này không có khả năng ngăn chặn biến chứng tiêu xương hàm, dễ bị lỏng lẻo, rơi rớt sau một thời gian sử dụng.

 Cầu răng sứ

Là phương pháp phục hình răng cố định, khôi phục răng đã mất bằng cách mài nhỏ 2 chiếc răng liền kề ở hai phía răng mất để làm trụ đỡ cầu răng chứa ít nhất 3 chiếc răng sứ bên trên.

Cầu răng sứ không thể tự tháo lắp tại nhà như răng giả tháo lắp nhưng sẽ đảm bảo cho bạn khả năng ăn nhai tốt và thuận tiện hơn trong sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, biện pháp này cũng không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương sau khi mất răng.

Cầu răng sứ
Cầu răng sứ

 Cấy ghép răng Implant

Để phục hình răng theo phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một chân răng nhân tạo bằng Titanium vào trong xương hàm, thế chỗ chân răng tự nhiên bị mất. Sau đó gắn vít Abutment cùng răng sứ lên phía trên để khôi phục lại thân răng.

Nhờ khả năng tái tạo được cả chân răng nên xương hàm sẽ thường xuyên nhận được lực kích thích từ hoạt động ăn nhai, từ đó ngăn chặn biến chứng tiêu xương, tụt nướu, biến dạng mặt.

Như vậy, trong cả 3 phương pháp phục hình răng nói trên thì trồng răng Implant là phương pháp được khuyến khích áp dụng vì đem lại nhiều lợi ích vượt trội hơn kỹ thuật làm cầu răng sứ và răng giả tháo lắp. Implant nha khoa là giải pháp duy nhất có thể ngăn chặn hiện tượng tiêu hủy xương hàm, nhờ đó người sử dụng cũng không cần lo lắng về vấn đề mất răng hàm có bị hóp má không.

Hơn thế nữa, cấy ghép răng Implant còn giúp răng sau phục hình y như một chiếc răng thật, đảm bảo thẩm mỹ tự nhiên và khả năng cắn xé, nhai nghiền thức ăn đạt gần như 100% so với răng thật. Răng Implant có tính bền chắc rất cao với cường độ chịu lực lớn, tuổi thọ của chúng có thể lên đến 25 năm và thậm chí có trường hợp dùng được trọn đời.

Cấy ghép răng Implant – Giải pháp tối ưu khi bị mất răng hàm
Cấy ghép răng Implant – Giải pháp tối ưu khi bị mất răng hàm

Khi bị mất răng hàm, tốt nhất bạn nên phục hình lại sớm với kỹ thuật cấy ghép răng Implant, phương pháp này sẽ giúp bạn không phải lo nghĩ về mất răng hàm có bị hóp má không và ngăn chặn các biến chứng phức tạp khác.

Để được thăm khám, đánh giá tình trạng và điều trị hiệu quả, bạn có thể đến với Trung tâm Implant Việt Nam, đây là cơ sở nha khoa chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, hệ thống máy móc công nghệ tiên tiến chắc chắn sẽ giúp bạn phục hình răng hiệu quả, an toàn tuyệt đối.

Đăng ký ngay


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan