Mất răng hàm lâu năm trồng lại bằng cách nào?
Mất răng hàm lâu năm trồng lại bằng cách nào? Trồng răng Implant được đánh giá là giải pháp hiện đại và tối ưu trong điều trị mất răng. Không chỉ có tính thẩm mỹ cao, răng Implant còn giúp phục hồi tốt chức năng ăn nhai và ngăn ngừa tiêu xương hàm.
Vì sao mất răng hàm lâu năm cần trồng lại?
Mất răng hàm lâu năm vì sao cần trồng lại và trồng lại bằng cách nào? Đây là vấn đề đang được rất nhiều bệnh nhân mất răng quan tâm. Mất răng hàm lâu năm cần được trồng lại vì hậu quả của mất răng rất nghiêm trọng, cần được khắc phục sớm để bảo đảm sức khỏe cho bệnh nhân.
Mất răng lâu năm dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt là với những răng đóng vai trò ăn nhai chính như răng hàm. Khi bị mất răng hàm, chức năng ăn nhai sẽ bị suy giảm đáng kể, từ đó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, khiến sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm theo.
Mất răng còn làm tiêu xương hàm. Mất răng càng lâu, hiện tượng tiêu xương hàm sẽ càng nghiêm trọng. Trong 5 năm đầu, tiêu xương có thể lên đến 75%, dẫn đến thay đổi cấu trúc xương hàm, làm khuôn mặt bị biến dạng, già đi và móm mém. Mất thẩm mỹ sẽ khiến người bị mất răng mang tâm lý tự ti, ngại ngùng, lo âu và sống khép kín hơn.
Bên cạnh đó, mất răng còn gặp nhiều vấn đề như phát âm không chính xác, nói ngọng, khớp cắn bị xô lệch do răng dịch chuyển về khoảng trống mất răng, thường xuyên bị giắt thức ăn, đau khớp thái dương hàm, nguy cơ bị các bệnh lý răng miệng và mất răng hàng loạt, ăn không ngon miệng, cơ thể gầy yếu, chất lượng cuộc sống giảm…
Mất răng hàm lâu năm trồng lại bằng cách nào?
Mất răng hàm lâu năm trồng lại bằng cách nào? Để lấy lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, nâng cao chất lượng cuộc sống, điều trị mất răng bằng phương pháp trồng răng Implant chính là giải pháp hoàn hảo, được các chuyên gia khuyến khích.
Trước đây, để điều trị mất răng, bệnh nhân có thể lựa chọn 1 trong 2 phương pháp là hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ.
Tuy nhiên, người ta nhận thấy 2 phương pháp này không thể khắc phục triệt để những hậu quả do mất răng gây ra, tuổi thọ ngắn nên sau một thời gian sẽ cần phải làm lại, dẫn tới chi phí điều trị sẽ ngày càng tốn kém. Đồng thời không phải ai bị mất răng cũng có thể phục hình bằng răng giả hay cầu răng sứ.
Cấy ghép răng Implant ra đời đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, có thể khắc phục những nhược điểm của cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp, trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều bệnh nhân mất răng hiện nay.
Dù bị mất 1 hay nhiều răng, thậm chí mất nguyên hàm răng hoặc không có răng bẩm sinh, mất răng hàm lâu năm đều có thể phục hình lại với trồng răng Implant.
Tuy nhiên, cấy ghép Implant chỉ được thực hiện khi bạn đủ 18 tuổi, vì dưới độ tuổi này xương hàm và răng vẫn còn phát triển, chưa ổn định nên có thể ảnh hưởng đến hiệu quả cấy ghép răng.
Lợi ích điều trị mất răng hàm lâu năm bằng cấy ghép răng Implant
Răng Implant có cấu tạo gồm chân răng và thân răng giống như một chiếc răng thật và được cấy cố định trong xương hàm nên mang lại nhiều lợi ích vượt trội mà những phương pháp phục hình cũ không thể mang lại khi điều trị mất răng hàm lâu năm, bao gồm:
- Trồng răng Implant giúp khôi phục một hoặc nhiều răng bị mất trên cung hàm đồng thời ngăn cản quá trình tiêu xương hàm nhờ có chân răng cố định.
- Trụ Implant bám chắc chắn vào xương hàm với độ bền chắc như răng thật, đảm bảo khả năng ăn nhai chắc chắn, thoải mái, từ đó nâng cao sức khỏe toàn thân.
- Răng Implant được thiết kế và chế tác với kích thước, hình dáng, màu sắc giống răng thật, đồng thời ngăn ngừa tình trạng già nua, móm mém do tiêu xương hàm gây ra nên được đánh giá cao về thẩm mỹ.
- Sau khi trồng răng Implant sẽ hạn chế được các bệnh lý răng miệng, việc vệ sinh răng Implant dễ dàng. Nếu chăm sóc tốt và thăm khám định kỳ thì răng Implant sẽ có thể sử dụng trọn đời, tối ưu chi phí làm răng.
Thời gian và chi phí trồng răng hàm bị mất lâu năm
Thời gian trồng răng hàm bị mất lâu năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chính yếu vẫn là tình trạng răng miệng và xương hàm của bệnh nhân.
Với những trường hợp xương hàm và nướu khỏe mạnh, răng miệng không bị viêm nhiễm thì quá trình đặt Implant sẽ vô cùng thuận lợi. Cần khoảng 10 phút cho một trụ Implant, sau đó bệnh nhân sẽ cần chờ khoảng 2-6 tháng để trụ Implant tích hợp với xương hàm. Sau khi tích hợp xương, Bác sĩ sẽ tiến hành phục hình răng sứ trên Implant.
Chi phí trồng răng hàm bị mất lâu năm sẽ có sự chênh lệch dựa trên chất lượng của cơ sở điều trị, tay nghề Bác sĩ, loại trụ Implant, tình trạng mất răng của bệnh nhân.
Nếu xương hàm của bệnh nhân không đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép, thì Bác sĩ sẽ phải tiến hành ghép xương và chi phí sẽ cao hơn so với không ghép xương. Bạn có thể tham khảo chi phí cấy ghép răng Implant của trung tâm Implant Việt Nam thông qua bảng giá bên dưới.
Trung tâm Implant Việt Nam tự hào là trung tâm cấy ghép răng Implant chuyên sâu với đội ngũ chuyên gia hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Implant nha khoa.
Bên cạnh đó, trung tâm còn sở hữu hệ thống trang thiết bị và công nghệ hiện đại phục vụ quá trình thăm khám và điều trị, giúp rút ngắn thời gian, giảm sang chấn, đảm bảo an toàn và hiệu quả như hệ thống chụp phim CT Cone Beam 3D, hệ thống làm sạch Implant nha khoa GalvoSurge, công nghệ định vị X-Guide Navigation, công nghệ chế tác răng sứ CAD/CAM…
Đồng thời, trung tâm sử dụng hệ thống trụ Implant hàng đầu từ Hàn Quốc, Pháp, Mỹ giúp đẩy nhanh quá trình tích hợp xương, độ bền chắc cao, an toàn cho cơ thể và tuổi thọ dài lâu.
Khách hàng đến với trung tâm được tiếp đón tận tình, tư vấn tận tâm, chăm sóc chu đáo như chính ở nhà, được đưa đón miễn phí và có thể lựa chọn trả góp lãi suất 0% để giảm bớt nỗi lo về chi phí.
Như vậy, trồng răng Implant sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho thắc mắc “Mất răng hàm lâu năm trồng lại bằng cách nào?”. Đừng quên liên hệ với trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia của chúng tôi nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm