Mất răng hàm trên có sao không?
Mất răng hàm trên có sao không? Mất răng hàm trên gây ra nhiều hệ lụy như mất thẩm mỹ, giảm khả năng ăn nhai, tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng, tiêu xương hàm, xô lệch khớp cắn. Trồng răng Implant là giải pháp tối ưu nhất để điều trị mất răng.
Mất răng hàm trên có sao không?
Mất răng hàm trên có sao không? Mất răng dù ở vị trí nào cũng đều tác động không tốt đến bệnh nhân mất răng. Dưới đây là những hậu quả do mất răng hàm trên gây ra:
1. Mất thẩm mỹ và giảm khả năng ăn nhai
Vấn đề dễ nhận thấy nhất khi bị mất răng đó là mất thẩm mỹ, đặc biệt là mất răng ở những vị trí dễ bị lộ như răng cửa, răng cửa bên…
Khoảng trống mất răng khiến nụ cười trở nên kém duyên. Thêm vào đó, gương mặt sẽ dần thay đổi khi bị mất răng, không còn cân đối và hài hòa, miệng trở nên bị móm mém và trông già hơn tuổi thật.
Hậu quả tiếp theo đó chính là suy giảm khả năng ăn nhai. Càng bị mất nhiều răng, càng mất răng trong thời gian dài thì hoạt động ăn uống sẽ càng khó khăn. Nhiều bệnh nhân bị mất răng phải từ bỏ những món ăn yêu thích, chuyển sang ăn món mềm, nấu nhừ vì không có đủ răng để ăn nhai.
2. Răng di chuyển và lệch khỏi vị trí
Răng của chúng ta được sắp xếp theo cách nâng đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Nếu thiếu một chiếc răng, các răng còn lại sẽ dần dịch di chuyển vào khoảng trống này. Điều này làm răng bị lung lay và lệch khỏi vị trí, gây mất thẩm mỹ và các vấn đề về khớp cắn, các vấn đề về hàm hoặc đau đầu.
3. Nguy cơ mất các bệnh lý răng miệng do mất răng
Khoảng trống trong miệng do mất răng để lại trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Vi khuẩn lây lan và tấn công sức khỏe răng miệng, gây ra bệnh sâu răng, viêm nướu, nha chu. Nếu răng bị đổ nghiêng về phía khoảng trống thì gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng ở những vùng khó tiếp cận.
Nguy hiểm hơn, tình trạng nhiễm trùng ở nướu thường lan sang các răng lân cận, gây ra vấn đề mất răng hàng loạt.
4. Tiêu xương hàm
Răng và chân răng giúp nâng đỡ xương hàm và kích thích sự phát triển. Khi bị mất một chiếc răng, xương tại vị trí này sẽ dần bị suy yếu đi và mất đi mật độ, giảm thể tích và chất lượng xương. Nếu bị tiêu xương hàm thì sẽ không có xương hỗ trợ nâng đỡ các răng khác và nâng đỡ cơ mặt.
Theo thời gian, tình trạng tiêu xương có thể ảnh hưởng đến khuôn mặt. Chỉ trong vòng vài tháng sau khi mất răng, xương đã bị ảnh hưởng, điều này không chỉ làm thay đổi hình dạng cấu trúc khuôn mặt và nụ cười mà còn gây khó khăn cho việc điều trị về sau.
5. Mất răng làm tăng nguy cơ đau khớp thái dương hàm
Răng bị dịch chuyển và mất xương sau khi mất răng sẽ dẫn đế sự phát triển của chứng rối loạn cơ và khớp thái dương hàm. Tình trạng đau đớn sẽ xảy ra do tổn thương các cơ và khớp điều khiển hàm của bạn.
6. Suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống
Người bị mất răng thường gặp các vấn đề về tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, có nguy cơ bị các vấn đề tim mạch và các bệnh lý khác khiến sức khỏe giảm sút. Ngoài ra, mất răng còn khiến bệnh nhân mang tâm lý lo lắng, thiếu tự tin, buồn rầu. Từ đó cuộc sống trở nên kém chất lượng.
Làm thế nào để ngăn ngừa hậu quả do mất răng hàm trên?
Mất răng hàm trên có sao không? Như đã giải thích ở trên, mất răng hàm trên gây ra nhiều bất lợi đối với tình trạng răng miệng tổng thể, sức khỏe và thẩm mỹ của bệnh nhân.
Để ngăn ngừa những hậu quả do mất răng gây ra, cách tốt nhất chính là phục hình lại răng bị mất. Hiện nay, chúng ta có thể thay thế răng mất bằng răng giả tháo lắp, cầu răng sứ hay răng Implant. Trong đó, phương pháp hiện đại và mang lại nhiều lợi ích nhất là cấy ghép răng Implant.
Cấy ghép răng Implant hay Trồng răng Implant là phương pháp trồng răng giả được đánh giá cao nhất hiện nay. Răng Implant có cấu tạo gồm cả chân răng và thân răng như một chiếc răng thật, không chỉ cải thiện hiệu quả thẩm mỹ và khả năng ăn nhai mà còn ngăn chặn tình trạng tiêu xương và những biến chứng khác.
Răng trên Implant được chế tác giống với răng thật về cấu trúc, màu sắc, hình dáng răng, mang đến sự tự nhiên, người ngoài nhìn vào sẽ không biết là răng giả. Điều này giúp người trồng răng Implant cảm thấy tự tin trong giao tiếp, cười nói thoải mái hơn.
Đồng thời, nhờ có chân răng làm trụ đỡ cấy trực tiếp vào xương hàm nên răng Implant có độ chịu lực cao, bệnh nhân có thể thoải mái ăn các loại thực phẩm yêu thích một cách ngon miệng mà không cần kiêng cữ, không thua kém gì răng thật. Từ đó cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
Trụ răng Implant thực hiện chức năng của một chân răng. Do đó trong quá trình ăn, nhai… trụ Implant sẽ tác động lực đến xương hàm như răng thật, kích thích tái tạo xương, ngăn ngừa sự tiêu xương và thoái hóa cơ mặt, bảo vệ xương hàm và mang lại sự trẻ trung, tươi tắn cho gương mặt.
Ngoài ra, răng Implant được cấy độc lập vào vị trí mất răng, không cần mài răng làm trụ, không cần móc kim loại nâng đỡ nên không ảnh hưởng đến các răng xung quanh, bảo tồn răng thật tối đa. Giảm thiểu tổn thương và sự ảnh hưởng đến cả hàm về lâu dài.
Khách hàng thực hiện cấy ghép răng Implant có thể yên tâm vì răng Implant vô cùng vững chắc, không di động, không rơi, không ảnh hưởng đến phát âm. Implant có tuổi thọ cao, nếu chăm sóc đúng cách sẽ tồn tại trọn đời mà không cần làm lại.
Bài viết “Mất răng hàm trên có sao không?” đã chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng khi bị mất răng cũng như cung cấp thông tin cần biết về trồng răng Implant. Để được chuyên gia trên 25 năm kinh nghiệm trong điều trị mất răng tư vấn cụ thể, bạn hãy điền thông tin liên hệ và gửi về cho Trung tâm Implant Việt Nam nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm