Mất răng số 5 hàm dưới trồng lại bằng cách nào?
Vị trí và vai trò của răng số 5 hàm dưới
Răng số 5 còn được gọi là răng tiền hàm thứ hai, thuộc nhóm răng hàm, có 4 răng gồm 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới.
Răng số 5 có kích thước vừa phải, nhiều rãnh nhỏ trên bề mặt, khá sắc nhọn, chân răng nhỏ, thường có 1 chân răng và 1-2 ống tủy.
Vai trò chính của răng số 5 là cắn, xé thức ăn để hỗ trợ cho các răng hàm số 6 và 7 nhai nghiền thức ăn trước khi đi vào hệ tiêu hóa. Do đó, nếu bị mất răng số 5 hàm dưới thì hoạt động ăn nhai sẽ trở nên kém hiệu quả.
Nguyên nhân gây mất răng số 5 hàm dưới
Có nhiều lý do dẫn đến mất răng số 5 hàm dưới, bao gồm:
- Bệnh lý răng miệng: Đây là nguyên nhân gây mất răng chiếm tỷ lệ cao nhất. Đa số là do các bệnh như sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu... Bệnh nhân đến điều trị vào giai đoạn bệnh nghiêm trọng dẫn đến nhiều trường hợp phải nhổ răng.
- Chấn thương răng: Tai nạn, va đập… vùng hàm mặt có thể khiến răng bị gãy, vỡ, mẻ thậm chí rụng răng. Thông thường, việc giữ lại răng thật sẽ được ưu tiên nhưng vẫn có những trường hợp không thể giữ răng hoặc buộc phải nhổ răng.
- Tuổi tác: Tuổi tác là nguyên nhân gây mất răng tự nhiên do quy luật lão hóa. Hầu hết những người già đều gặp phải tình trạng mất răng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn và dinh dưỡng khó được đảm bảo.
- Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân chính trên đây thì có một số trường hợp bệnh nhân bị mất răng do vấn đề về dinh dưỡng, thói quen xấu có hại cho răng, không khám răng miệng định kỳ, bệnh về xương, ung thư vùng miệng…
Mất răng số 5 hàm dưới có nguy hiểm không?
Mất răng số 5 hàm dưới được xem là trường hợp mất răng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và nguy hiểm như:
1. Khả năng ăn nhai suy giảm
Răng số 5 có nhiệm vụ cắn, xé thức ăn nên mất răng số 5 hàm dưới ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn nhai. Khi thiếu răng số 5, khả năng ăn nhai sẽ bị suy giảm, các răng còn lại phải chịu áp lực nhiều hơn để kiêm luôn vai trò của răng bị mất. Lâu dần, sẽ khiến các răng trở nên yếu hơn.
2. Tiêu xương hàm
Tiêu xương là hậu quả tất yếu khi bị mất răng. Lý do là vì khi không có răng, xương sẽ không thể phát triển và tái hấp thu xương do không có răng ăn nhai để kích thích tế bào xương.
Dần dần, xương tại vùng mất răng sẽ bị suy giảm về số lượng, mật độ xương khiến xương trở nên yếu, bị giảm thể tích và chất lượng.
3. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Răng số 5 nằm ở vị trí dễ bị lộ khi cười và giao tiếp. Do đó mất răng số 5 hàm dưới ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ. Bạn sẽ không thể có được một diện mạo thanh tú và hài hòa với khoảng trống do mất răng gây ra. Đặc biệt nụ cười khuyết răng sẽ khiến bạn trở nên kém duyên và khó tạo được ấn tượng đẹp.
4. Xô lệch khớp cắn
Mất răng số 5 hàm dưới sẽ tạo ra khoảng trống. Dần dần, các răng còn lại trên cung hàm sẽ có xu hướng dịch chuyển về phía khoảng trống, dẫn đến xô lệch răng. Răng bị xô lệch sẽ làm khớp cắn hai hàm không còn khớp với nhau, dẫn đến ăn nhai và vệ sinh răng trở nên khó khăn.
5. Giảm sức khỏe toàn thân
Chức năng ăn nhai suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của bệnh nhân. Bệnh nhân mất răng thường gặp các vấn đề về bao tử, đại tràng, suy dinh dưỡng, miễn dịch kém…
6. Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
Mất răng số 5 ảnh hưởng đến ăn nhai, thẩm mỹ của bệnh nhân, khiến bệnh nhân mang tâm lý ngại ngùng, tự ti khi giao tiếp. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ trong xã hội, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Mất răng số 5 hàm dưới trồng lại bằng cách nào?
Mất răng số 5 hàm dưới trồng lại bằng cách nào? Mất răng là điều không ai mong muốn xảy ra, tuy nhiên, nếu không may bị mất răng thì bạn cũng có thể phục hồi với các giải pháp phục hình nha khoa sau đây:
1. Răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng mất truyền thống, có cấu tạo gồm hai bộ phận là phần khung hàm được làm bằng nhựa hoặc kim loại và phần răng giả bằng nhựa hoặc sứ gắn bên trên. Đặc điểm của răng giả là có thể tháo ra lắp vào một cách dễ dàng.
Ưu điểm của răng giả tháo lắp là chi phí thấp, thời gian thực hiện nhanh (chỉ mất 1-2 lần hẹn). Nhược điểm là thẩm mỹ và khả năng ăn nhai chưa cao, tuổi thọ thấp, dễ bị rơi ra khi sử dụng và có thể làm đau nướu, đẩy nhanh quá trình tiêu xương.
Do nhiều nhược điểm nên răng giả tháo lắp không được Bác sĩ khuyến khích sử dụng. Thường được chỉ định khi bệnh nhân không đủ điều kiện để thực hiện các kỹ thuật phục hình khác.
2. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ cũng là một trong những phương pháp điều trị mất răng được nhiều người sử dụng. Để thực hiện cầu răng, Bác sĩ sẽ mài hai răng bên cạnh răng mất để làm trụ răng nâng đỡ dãy cầu răng.
Cầu răng sứ cũng được xem là giải pháp phục hình răng cấp tốc khi chỉ mất 1-3 lần hẹn. Khả năng phục hình ăn nhai và thẩm mỹ ở mức tương đối. Tuy nhiên, thời gian sử dụng chưa cao, tổn hại đến các răng khỏe mạnh và không thể ngăn ngừa tiêu xương.
3. Trồng răng Implant
Trồng răng Implant hay cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng bị mất ưu việt nhất hiện nay. Răng Implant có khả năng phục hình cả chân răng và thân răng, vừa có thể ăn nhai như răng thật vừa ngăn chặn được quá trình tiêu xương.
Mức độ thẩm mỹ của răng Implant được đánh giá cao, tự nhiên như răng thật. Về tuổi thọ, răng Implant có thể sử dụng trọn đời nếu được bảo dưỡng tốt.
Nhược điểm của kỹ thuật này là thời gian phục hình khá lâu (khoảng 3-6 tháng) và chi phí khá cao. Dù vậy, hiện nay có rất nhiều Khách hàng lựa chọn cấy ghép răng Implant vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.
Như vậy có 3 phương pháp có thể giúp bạn khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ khi bị mất răng số 5 hàm dưới. Để biết mình phù hợp với phương pháp nào, bạn có thể liên hệ đặt lịch khám miễn phí cùng chuyên gia tại trung tâm Implant Việt Nam.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống