Mất răng số 7 hàm trên có sao không?
Mất răng số 7 hàm trên có sao không? Vì là răng hàm đảm nhận chức năng ăn nhai chính nên mất răng số 7 trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và gây ra nhiều hệ lụy như tiêu xương, xô lệch răng, sức khỏe giảm sút…
Răng số 7 là răng nào, có vai trò gì?
Mất răng số 7 hàm trên có sao không? Trước tiên hãy cùng tìm hiểu xem răng số 7 thú vị như thế nào nhé!
Hàm răng đầy đủ của người trưởng thành gồm có 32 răng được chia thành nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng hàm nhỏ và nhóm răng hàm lớn. Răng số 7 thuộc nhóm răng hàm lớn (gồm có răng số 6, 7 và 8).
Cùng với răng số 6, răng số 7 đảm nhận vai trò nhai và nghiền nát thức ăn, giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn và cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Có 4 răng số 7 trên cung hàm, được chia đều thành 2 răng số 7 hàm trên và 2 răng số 7 hàm dưới.
Vì đảm nhiệm hoạt động nhai và nghiền nên răng số 7 là răng dễ bị giắt thức ăn và tích tụ mảng bám. Bên cạnh đó, răng số 7 nằm ở vị trí sâu trên cung hàm nên khó có thể được vệ sinh sạch sẽ và kỹ lưỡng. Hai yếu tố này kết hợp làm gia tăng tỷ lệ bị bệnh lý răng miệng ở răng số 7 như sâu răng số 7, viêm nướu, viêm nha chu… dẫn đến mất răng.
Ngoài ra, răng số 7 còn có thể bị lung lay và rụng do lão hóa ở người cao tuổi, chấn thương răng, các thói quen xấu như nghiến răng, hút thuốc lá…
Mất răng số 7 hàm trên có sao không?
Mất răng số 7 hàm trên có sao không? Mất răng số 7 ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Bên cạnh đó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác cho sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân. Cụ thể mất răng số 7 sẽ gây ra những hậu quả khôn lường như sau:
1. Giảm khả năng ăn nhai
Như đã chia sẻ, răng số 7 thuộc nhóm răng hàm lớn có kích thước lớn để đảm nhận vai trò của mình là nhai nghiền thức ăn. Do đó, mất răng số 7 hàm trên sẽ trực tiếp khiến khả năng ăn nhai vị giảm sút. Lúc này các răng còn lại (đặc biệt là răng số 6) sẽ cần hoạt động mạnh hơn để kiêm luôn nhiệm vụ của răng 7.
2. Mắc nhiều bệnh lý răng miệng
Mất răng dù là ở vị trí nào cũng đều tạo ra khoảng trống do mất răng khiến thức ăn dễ bị kẹt lại và vi khuẩn dễ phát triển để tấn công răng, từ đó gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như nha chu, sâu răng, viêm nướu…
3. Tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm là hiện tượng xương hàm bị giảm số lượng, mật độ do mất răng. Khi bị mất răng, xương hàm tại vị trí mất răng sẽ không thể phát triển do không được kích thích. Dần dần, xương hàm trở nên mỏng, yếu và gây khó khăn khi điều trị.
4. Xô lệch khớp cắn
Mất răng hàm trên số 7 nếu không kịp thời can thiệp thì các răng còn lại sẽ có khuynh hướng dịch chuyển ra khỏi vị trí và đổ nghiêng vào phía bị mất răng gây xô lệch khớp cắn.
5. Mất thẩm mỹ
Răng số 7 ở cả hàm trên và hàm dưới đều nằm ở vị trí khuất nên nhiều người nghĩ mất răng số. Tuy nhiên nếu để mất răng lâu không điều trị kịp thời dẫn đến tiêu xương thì sau một thời gian khuôn mặt sẽ dần biến dạng mặt, già nua, da chảy xệ…
6. Sức khỏe bị ảnh hưởng
Thiếu răng số 7 khiến quá trình ăn nhai khó khăn hơn. Thức ăn không được nghiền kỹ càng khi vào hệ tiêu hóa sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng tinh thần cũng sa sút do thiếu tự tin về hàm răng của mình.
Mất răng số 7 hàm trên phải làm sao?
Mất răng số 7 hàm trên phải làm sao? Để khắc phục tình trạng mất răng số 7 thì trồng răng Implant là giải pháp hiệu quả nhất.
Nhiều người thắc mắc thường mất răng có thể làm cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp nhưng trong trường hợp mất răng số 7 thì hai biện pháp này khó thực hiện.
Chúng ta đã biết để làm cầu răng thì cần có ít nhất hai răng hai bên răng bị mất để mài làm trụ. Nhưng vị trí răng số 7 khá đặc biệt, một bên là răng số 6 còn một bên có thể không có răng hoặc có răng khôn. Nhưng răng khôn thường không đủ tiêu chuẩn để mài làm trụ nâng đỡ cầu răng, do đó khó có thể áp dụng.
Trong trường hợp mất răng số 7 hàm trên hoặc hàm dưới, giải pháp tốt nhất chính là trồng răng Implant (còn gọi là cấy ghép răng Implant).
So với các phương pháp phục hình khác thì phục hình răng Implant mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Răng Implant có cấu tạo gồm cả chân răng và thân răng được cấy vào xương hàm như răng tự nhiên nên sẽ khắc phục được những nhược điểm của cầu răng sứ và răng giả tháo lắp. Cụ thể là:
- Răng được cấy vào xương hàm kích thích xương hàm phát triển, từ đó phòng tránh được tình trạng tiêu xương do mất răng. Khi xương hàm không bị tiêu thì có thể nâng đỡ răng một cách chắc chắn, hoàn thiện chức năng ăn nhai.
- Răng Implant có màu sắc và hình dáng như răng thật mang lại thẩm mỹ tối đa, nụ cười trông tự nhiên và khó bị lộ là dùng răng giả.
- Răng Implant được cấy độc lập vào xương hàm, không cần mài răng khác làm trụ hay cần răng khác làm neo đỡ nên không ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
- Răng Implant có độ bền chắc cao, thời hạn sử dụng có thể kéo dài đến hơn 20 năm hoặc trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.
- Răng Implant giúp phòng ngừa các nguy cơ biến dạng gương mặt và lão hóa sớm để bệnh nhân lấy lại nụ cười thời son trẻ và cảm thấy thoải mái, tự tin, từ đó giúp các khía cạnh khác thuận lợi hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đọc những thông tin trong bài viết chắc hẳn đã giúp bạn biết được mất răng số 7 hàm trên có sao không cũng như nắm được phương pháp điều trị mất răng số 7 rồi đúng không nào? Đừng quên liên hệ cho trung tâm Implant Việt Nam để được trồng răng Implant an toàn, hiệu quả và sớm sở hữu nụ cười hoàn hảo như mơ ước bạn nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm