Nên làm cầu răng hay Implant để phục hình răng mất
Cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant đều là các biện pháp phục hình răng giúp khách hàng cải thiện chức năng ăn nhai, lấy lại nét đẹp tự nhiên của hàm răng và cả khuôn mặt.
Nên làm cầu răng hay Implant khi bị mất răng? Về hiệu quả sử dụng và tính thẩm mỹ thì răng Implant có ưu thế hơn hẳn. Implant nha khoa còn giúp ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương, điều mà các phương pháp phục hình trước đây không làm được.
Tuy nhiên, khi điều trị bằng phương pháp này thì sẽ cần nhiều thời gian và chi phí ban đầu hơn. Hãy lựa chọn cho mình một phương pháp thích hợp sau khi cân nhắc kỹ lưỡng về ưu nhược điểm của từng kỹ thuật và khả năng kinh tế của bản thân nhé.
Thế nào là cầu răng sứ?
Cầu răng sứ là biện pháp phục hình răng truyền thống giúp khách hàng cải thiện chức năng ăn nhai và lấy lại nét đẹp thẩm mỹ hài hòa.
Cầu răng sứ được tiến hành bằng cách mài các chiếc răng liền kề răng bị mất để làm trụ răng. Sau đó gắn một trụ răng có kèm thân răng sứ của trụ 2 bên và răng bị mất để lấy lại khả năng ăn nhai tương đối cho khách hàng.
Xem thêm: Kinh nghiệm sau khi nhổ răng bao lâu thì trồng Implant thích hợp?
Thế nào là cấy ghép răng Implant?
Cấy ghép răng Implant là kỹ thuật tiên tiến hàng đầu hiện nay giúp khôi phục chân răng đã mất bằng cách cấy trụ làm từ titanium vào trong xương hàm để thế chỗ chiếc răng đã mất.
Nhờ vậy, khách hàng có thể thoải mái ăn nhai như răng thật. Răng Implant còn mang lại tính thẩm mỹ tuyệt đối, giúp người sử dụng tự tin khi giao tiếp, không gây cảm giác cộm vướng, khó chịu.
Đây cũng là kỹ thuật có khả năng phòng tránh hiện tượng tiêu xương sau khi răng mất. Ngoài ra, tuổi thọ của chiếc răng phục hình theo phương pháp này cũng rất cao, bạn có thể sử dụng trọn đời nếu chăm sóc và bảo quản tốt.
Khi bị mất răng nên làm cầu răng hay Implant?
Đặc trưng của biện pháp cầu răng sứ là bắc cầu qua các răng khỏe mạnh ở hai bên răng mất để phục hình răng và trợ quá trình ăn nhai, cải thiện thẩm mỹ.
Độ bền chắc của cầu răng sứ không được quá lâu. Ngoài ra, khi làm cầu răng, bạn cần mài đi những răng thật khác nên sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt nướu, mất thêm răng, ê nhức trong khi mài, tiêu xương hàm,..
Do vậy, cầu răng sứ đã dần được thay thế bởi biện pháp cấy ghép răng Implant hiện đại với nhiều đặc điểm ưu việt như:
- Cải thiện thẩm mỹ tối ưu.
- Có thể áp dụng trong hầu hết tất cả các trường hợp mất răng.
- Tuổi thọ lên tới 25 năm, thậm chí là trọn đời nếu biết cách giữ gìn, chăm sóc.
- Phòng tránh được hậu quả nặng nề của hiện tượng mất răng là tiêu xương hàm.
- Chỉ tác động tại vị trí răng bị mất, không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, loại trừ nguy cơ hỏng răng, mất thêm răng.
- Khôi phục được chân răng đã mất nhờ có trụ Implant bám vững chắc trong xương hàm, giúp khả năng ăn nhai được phục hồi gần như 100%.
Tuy nhiên, việc cấy ghép răng Implant cũng có một số nhược điểm như sau:
- Thời gian trị liệu sẽ kéo dài từ 3 đến 6 tháng tùy vào tình trạng răng miệng của bạn cũng như hiện tượng tiêu xương.
- Chi phí trị liệu cao hơn so với biện pháp cầu răng sứ. Mặc dù vậy, nếu xét về lâu dài thì răng Implant vẫn vượt trội và tiết kiệm hơn rất nhiều.
Như vậy, các ưu nhược điểm của biện pháp cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant đã được nêu rõ trong bài viết trên. Về hiệu quả sử dụng và tính thẩm mỹ thì rõ ràng, răng Implant có ưu thế hơn hẳn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và dựa vào tình trạng răng miệng, để đưa ra quyết định nên làm cầu răng hay Implant nhé.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn cần được giải đáp thì hãy gọi ngay trung tâm Implant Việt Nam qua số điện thoại 1900 56 5678 để được hỗ trợ miễn phí một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống