Giúp bạn giải đáp: Bị mất răng có niềng răng được không?
Người bị mất răng có niềng răng được không? Nhờ sự phát triển của khoa học hiện đại và các tiến bộ trong ngành nha khoa, người mất răng vẫn có thể niềng răng được bằng hình thức niềng răng mắc cài hoặc không mắc cài. Niềng răng có thể giúp nắn chỉnh các răng lệch lạc và kéo răng lại gần nhau để lấp đầy khoảng trống răng mất trên cung hàm. Tuy nhiên, trong các trường hợp không thể kéo lại răng để loại bỏ khoảng trống, khách hàng cần thực hiện kết hợp cả niềng răng chỉnh nha và phục hình răng mất. Nếu gặp tình huống này, các bác sĩ khuyên bạn nên niềng răng trước, khi hàm răng ổn định trở lại thì tiến hành cấy ghép Implant để có được hiệu quả tối ưu nhất.
Người bị mất răng có niềng răng được không?
Không ít người bị mất răng đã đặt ra câu hỏi người bị mất răng có niềng răng được không hay mất răng lâu năm có thể niềng răng không?
Trên thực tế, người bị mất răng vẫn có thể áp dụng biện pháp niềng răng. Thậm chí, một số trường hợp mất răng còn là điều kiện thuận lợi để kéo răng về vị trí mong muốn trên cung hàm, rút ngắn thời gian chỉnh nha và đem lại hiệu quả cao.
Ngược lại, cũng có những trường hợp không thể kéo răng lại để lấp đầy khoảng trống mất răng thì khách hàng nên phục hình răng mất bằng giải pháp Implant nha khoa kết hợp với niềng răng, vì vậy, bạn hãy lưu tâm đến vấn đề này khi bị mất răng.
Xem thêm: Sự thật làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không?
Các phương pháp niềng mà người mất răng có thể áp dụng
Người mất răng có thể chỉnh nha bằng các phương pháp sau:
Niềng răng mắc cài
Niềng răng bằng mắc cài là biện pháp sử dụng các khí cụ nha khoa bao gồm mắc cài, dây cung, minivis, dây chun,... Để tạo ra lực kéo, đưa các răng về đúng vị trí, kéo các răng lại gần nhau, lấp đầy khoảng trống do răng mất để lại, giúp các răng không bị đổ nghiêng, ngăn chặn tình trạng xô lệch hàm.
Có rất nhiều loại mắc cài được sử dụng hiện nay, tùy vào khả năng tài chính và nhu cầu cá nhân mà bạn có thể chọn lựa niềng răng bằng mắc cài kim loại truyền thống, mắc cài kim loại tự khóa, mắc cài sứ thường hoặc mắc cài sứ tự khóa.
Niềng răng trong suốt (niềng răng không sử dụng mắc cài)
Niềng răng trong suốt là hình thức chỉnh nha thông qua một chuỗi các khay niềng bằng nhựa trong suốt được sản xuất dựa trên cấu trúc răng của từng khách hàng nhằm đưa răng về lại đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Đây là phương án chỉnh nha rất được ưa chuộng nhờ khả năng tháo lắp linh hoạt và độ thẩm mỹ cao.
Cả hai hình thức niềng nêu trên đều hoạt động theo nguyên lý tạo lực kéo, đẩy để đưa các răng về lại gần nhau. Mặc dù vậy, trong một vài trường hợp có khoảng trống do răng mất để lại lớn, kèm theo tình trạng răng hô, móm, lệch lạc, khấp khểnh thì việc sử dụng khí cụ niềng răng lại nhằm mục đích duy trì khoảng trống để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hình răng về sau. Sau khi chỉnh nha và hàm răng được ổn định, khách hàng cần phục hình lại bằng phương pháp trồng răng Implant.
Vậy nên trong trường hợp vừa mất răng vừa có các khiếm khuyết răng miệng cần khắc phục như răng hô, móm, khấp khểnh, lệch lạc thì bạn nên chỉnh nha trước rồi mới thực hiện phục hình răng mất bằng Implant để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, hoàn thiện cấu trúc và chức năng của răng.
Qua những thông tin trên, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ người bị mất răng có niềng răng được không và có thể niềng bằng biện pháp nào. Nếu đang gặp rắc rối vì mất răng và các khiếm khuyết răng miệng khác.
Bạn hãy liên hệ với Trung tâm Implant Việt Nam để được thăm khám, tư vấn cụ thể về tình trạng răng miệng cũng như biện pháp điều trị phù hợp bởi các bác sĩ chuyên khoa nhé.
Bài viết liên quan
- Cấy ghép xương để cắm Implant có mắc không?
- Ghép xương hàm nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Những cảm giác sau khi trồng răng implant
- Cảnh báo tình trạng mất răng làm trồi răng đối diện
- Bệnh máu không đông có trồng răng Implant được không?
- Dự phòng và điều trị biến chứng khi trồng răng Implant
- Công nghệ Guided Biofilm Therapy
- Mất răng số 6 hàm dưới có sao không?