Trẻ mọc răng sớm có sao không? Nguyên nhân là gì?
Việc trẻ mọc răng sớm hơn các bé cùng tuổi là điều bình thường vì thời gian mọc răng của mỗi bé là khác nhau. Theo các nghiên cứu, trẻ mọc răng sớm có thể là do yếu tố di truyền và yếu tố dinh dưỡng.
Cha mẹ không nên quá lo lắng về việc trẻ mọc răng sớm mà nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ để răng bé không bị dị dạng và chắc khỏe.
Tuy nhiên, nếu trẻ mọc răng sớm có biểu hiện bất thường hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng cho bé.
Nguyên nhân khiến trẻ mọc răng sớm
Việc trẻ mọc răng sớm hơn các bé cùng tuổi là điều bình thường vì thời gian mọc răng của mỗi bé là khác nhau. Theo các nghiên cứu, trẻ mọc răng sớm có thể là do:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mọc răng sớm cũng có thể ảnh hưởng đến thời điểm mọc răng của trẻ.
- Yếu tố dinh dưỡng: Trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D thì trẻ có thể mọc răng sớm hơn so với những trẻ còn lại. Nếu mẹ có tiền sử dinh dưỡng tốt và đủ sữa thì răng trẻ cũng sẽ mọc sớm hơn bình thường.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng sớm
Dù mọc răng sớm hay đúng thời điểm, do cơ thể bé có nhiều thay đổi cho việc mọc răng nên có một số rối loạn dễ nhận thấy như:
- Thức giấc giữa đêm: Trẻ mọc răng thường khó ngủ, thức giấc giữa đêm và quấy khóc có thể kèm theo sốt nhẹ.
- Chảy nước dãi: Dấu hiệu trẻ mọc răng rõ ràng nhất là chảy nước dãi. Khi đó bạn nên lau miệng, vùng cằm và cổ cho bé bằng khăn mềm để tránh gây hăm da.
- Mút ngón tay: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ mọc răng là đưa tay lên miệng và nhai. Điều này giúp trẻ giảm ngứa nướu và khó chịu. Cha mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ tay cho trẻ để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cơ thể.
- Má hồng: Khi mọc răng, các dây thần kinh xung quanh bị kích thích và lan rộng khiến má ửng đỏ, lúc này thân nhiệt của bé cao hơn bình thường. Vì vậy cha mẹ hãy chú ý quan sát bé để xử lý đúng cách.
- Nướu sưng, đỏ: Nướu sưng, đỏ là dấu hiệu chắc chắn và rõ ràng nhất cho thấy bé đang mọc răng. Để làm dịu nướu bị sưng, hãy nhẹ nhàng xoa nướu của bé bằng ngón tay sạch hoặc dùng khăn mềm, mát và vỗ nhẹ vài lần. Nếu bạn cảm thấy răng bé sắp nhú lên khi bạn chạm vào nướu, thì hãy chuẩn bị cho việc mọc chiếc răng đầu tiên của bé.
Những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ mọc răng của trẻ
Những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ mọc răng của trẻ có thể kể đến là:
- Yếu tố di truyền: Phần lớn trẻ mọc răng sớm là do yếu tố di truyền của các thành viên trong gia đình. Nếu trong gia đình có anh, chị, cha, mẹ có khả năng mọc răng sớm, gen này được di truyền nên trẻ cũng sẽ bắt đầu mọc răng sớm hơn bình thường.
- Yếu tố dinh dưỡng: Đây là yếu tố quan trọng liên quan ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình phát triển của trẻ, trong đó có cả tốc độ mọc răng của trẻ. Các chuyên gia khuyên nên cho trẻ dùng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì vậy mẹ nên lưu ý ăn uống đủ chất để bổ sung cho bé. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, khả năng cao là trẻ sẽ chậm mọc răng hơn bình thường.
- Canxi và Vitamin D liên quan đến quá trình mọc răng của trẻ: Quá trình mọc răng của trẻ cũng liên quan một phần đến việc bổ sung đủ canxi và vitamin D. Nếu trẻ được bổ sung đầy đủ các chất này tốc độ mọc răng sẽ nhanh hơn.
Trẻ mọc răng sớm có sao không?
Theo bác sĩ, trẻ mọc răng sớm hay muộn là hoàn toàn bình thường. Có những trẻ mới sinh đã mọc 1-2 chiếc răng, nhưng cũng có những bé trên 1 tuổi mới bắt đầu mọc răng.
Bác sĩ cũng cho biết, cha mẹ không nên quá lo lắng về việc trẻ mọc răng sớm mà nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để răng trẻ không bị dị dạng và chắc khỏe.
Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng cho trẻ mọc răng
Bên cạnh việc biết trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không, khi trẻ có dấu hiệu mọc răng, cha mẹ nên chăm sóc trẻ thật tốt bằng cách:
Giảm ngứa ngáy, khó chịu khi mọc răng
Trẻ thường bị ngứa nướu, khó chịu do răng sắp nhú lên. Bạn có thể cho trẻ cắn, ngậm các vật mềm như núm vú giả, vòng mọc răng để giảm các triệu chứng này.
Hạ sốt cho trẻ
Mọc răng thường khiến trẻ sốt nhẹ. Cha mẹ chỉ cần lau bằng nước ấm và cho trẻ uống đủ nước để giảm nhiệt độ cơ thể. Nếu sốt cao có thể do bệnh tật hoặc nhiễm trùng, phụ huynh nên thận trọng đưa bé đi thăm khám
Nhiều trẻ mọc răng bị sốt cao trên 38.5 độ khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém dinh dưỡng. Có thể cho trẻ uống hạ sốt, giảm đau paracetamol với liều lượng phù hợp. Tuy nhiên hãy tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ
Dù trẻ đang mọc chiếc răng đầu tiên hay chưa có răng, cha mẹ và người chăm sóc cũng nên đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt bằng cách dùng gạc hoặc khăn mềm quấn quanh ngón tay để nhẹ nhàng làm sạch khoang miệng cho trẻ.
Chú ý chế độ ăn uống của trẻ
Trẻ đang mọc răng, khi bắt đầu ăn dặm nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa trong thời gian này. Đặc biệt, nên bổ sung canxi cho trẻ từ sữa và cho trẻ phơi nắng buổi sáng sớm để trẻ tổng hợp vitamin D tốt hơn.
Như vậy cha mẹ có thể yên tâm rằng việc trẻ mọc răng sớm hay muộn sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên theo dõi sát sao quá trình mọc răng của trẻ để điều trị kịp thời nếu có các triệu chứng bất thường.
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ mọc răng sớm. Nếu trẻ mọc răng sớm và có biểu hiện bất thường hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng cho bé. Khi đó sẽ hiệu quả và ít tốn kém hơn.
Mọi thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ với trung tâm Implant Việt Nam để được giải đáp nhanh chóng và cụ thể nhất nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm