Nhổ răng quá lâu có trồng được răng Implant không?
Nhổ răng quá lâu có trồng được răng Implant không? Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, việc phục hình những chiếc răng đã mất lâu năm tại ổ răng cũ thông qua kỹ thuật ghép xương, nâng xoang, cấy Implant hoàn toàn có thể tiến hành mà không gây nguy hại cho xương hàm.
Tác hại của mất răng lâu năm không phục hình
Theo kết quả thống kê, có tới 80% người mất răng không phục hình lại vì nghĩ vẫn còn các răng khác để ăn nhai. Hơn nữa, tính thẩm mỹ của hàm răng thường không được nhắc tới nếu răng mất là răng hàm.
Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng này lại kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng. Trước khi trả lời câu hỏi nhổ răng quá lâu có trồng được răng Implant không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những tác hại mà mất răng gây nên nhé.
- Gây suy yếu các răng bên cạnh: Mất răng lâu năm, đặc biệt là răng hàm sẽ khiến lực ăn nhai không phân bố đều trên các răng còn lại, khiến các răng xung quanh yếu dần và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, đau mỏi hàm, lệch khớp cắn,…
- Mất tính ổn định giữa các răng: Nhiều răng bị mất đi trong thời gian dài cùng với hiện tượng tiêu xương sẽ làm các răng cạnh đó mất lực chống đỡ, xô lệch về phía lỗ hổng mất răng, các răng đối diện răng mất lại có xu hướng trồi dài.
- Lão hóa sớm: Xương hàm tiêu biến khiến vùng má tại vị trí này hóp lại, da nhăn nheo dần, chảy xệ, khiến gương mặt biến dạng, mất cân đối.
- Xương hàm tiêu biến: Xương hàm tại vị trí mất răng sẽ không có tác động từ lực ăn nhai thông qua chân răng, lâu ngày sẽ dần tiêu biến và kéo theo hiện tượng tụt nướu răng.
- Viêm nhiễm: Hiện tượng viêm nhiễm tại nướu và tủy răng có thể xảy ra nếu không phục hình răng đã mất trong thời gian dài, gây nên triệu chứng đau nhức âm ỉ trong khoang miệng, sưng tấy nướu thường xuyên, dễ bị chảy máu khi xỉa răng, chải răng.
- Ảnh hưởng xấu tới chức năng tiêu hóa: Nắm giữ vai trò cắn xé, nhai nghiền thức ăn, tình trạng mất răng, đặc biệt là mất nhiều răng hàm sẽ khiến thức ăn không được nghiền nát tối đa trước khi xuống dạ dày, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày sẽ bị tổn hại.
>> Bạn nên xem ngay: Sau khi nhổ răng bao lâu thì trồng Implant? Xem ngay chi tiết để biết chính xác thời gian từng giai đoạn
Nhổ răng quá lâu có trồng được răng Implant không?
Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, việc phục hình những chiếc răng đã mất lâu năm tại ổ răng cũ thông qua kỹ thuật ghép xương, nâng xoang hoàn toàn có thể tiến hành mà không gây nguy hại cho xương hàm. Trong đó, biện pháp hiệu quả nhất trong tình huống này chính là trồng răng Implant.
Chiếc trụ chế tác từ Titanium sẽ được đặt trực tiếp vào xương hàm dựa theo kế hoạch đã đề ra trước đó, đảm bảo độ sâu, độ nghiêng hợp lý. Trụ này sẽ đóng vai trò như chân răng thật, có khả năng tích hợp vững chắc với xương hàm để duy trì vĩnh viễn chiếc răng mới.
Phục hình răng bằng Implant nha khoa đem lại nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Có thể áp dụng trong mọi trường hợp mất răng.
- Bảo tồn răng thật, không xâm lấn tới các răng kế cận.
- Phòng tránh hiệu quả tình trạng tiêu xương và xô lệch hàm.
- Tính thẩm mỹ cao, không gây cộm vướng khi nói chuyện hoặc ăn nhai.
- Tuổi thọ cao, có thể kéo dài tới 25 năm hoặc trọn đời nếu khách hàng giữ gìn và chăm sóc tốt.
- Chất liệu Titanium có tính tương thích sinh học cao, không gây kích ứng khi ở trong khoang miệng.
Cấy ghép Implant phù hợp với gần như mọi trường hợp mất răng, kể cả mất nhiều răng hay mất răng lâu năm, vậy nên nếu bạn đang băn khoăn không rõ nhổ răng quá lâu có trồng được răng Implant không.
Để tư vấn lộ trình trồng răng Implant hiệu quả chính xác và an toàn, bạn hãy đặt lịch hẹn ngay với các chuyên gia đầu ngành tại trung tâm Implant Việt Nam ngay nhé.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm