Những câu hỏi thường gặp về cấy ghép implant
Với những bước tiến vượt bậc của nha khoa hiện đại, những người mất răng lâu năm giờ đây có thể tự tin với công nghệ cấy ghép implant. Đây là giải pháp điều trị nha khoa được đánh giá là tiên tiến nhất và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng.
Muốn phục hình răng mất bằng implant đạt hiệu quả cao nhất, tốt nhất bạn nên tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn nha khoa phù hợp với bác sĩ giỏi chuyên môn và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại.
- Trồng răng Implant là gì? Khi nào nên trồng răng Implant?
- Phẫu thuật implant phức tạp như thế nào?
- Trồng răng Implant có đau không?
- Trồng răng Implant mất bao lâu?
- Lợi ích cấy ghép Implant là gì?
- Tỷ lệ trồng răng implant thành công có cao không?
- Implant có độ bền trong bao lâu?
- Có bệnh lý nền có điều trị implant được không?
- Chăm sóc sau điều trị có phức tạp không?
- Răng Implant có gây khó chịu trong miệng không?
- Những biến chứng có thể xảy ra sau khi cấy ghép?
- Cấy ghép Implant có an toàn?
Trồng răng Implant là gì? Khi nào nên trồng răng Implant?
Trồng răng implant là phương pháp trồng răng hoàn thiện nhất, kết hợp một tổ hợp bao gồm: trụ titan (tương ứng với chân răng thật) + abutment (khớp nối) + mão sứ (tương ứng với thân răng thật)
Trường hợp nên cấy ghép implant:
- Nếu bạn bị mất toàn bộ chân răng và thân răng, bạn cần phải cấy ghép răng để bảo vệ xương hàm không bị tiêu biến.
- Trường hợp viêm nha chu phải nhổ bỏ răng để tránh nhiễm trùng. Sau đó, cần thực hiện trồng răng implant để phục hồi răng.
- Nếu bạn bị mất răng và sử dụng răng giả tháo lắp thì cũng nên cấy ghép implant để tránh gây tiêu xương và ảnh hưởng đến các răng thật còn lại.
Phẫu thuật implant phức tạp như thế nào?
Việc cấy ghép implant được thực hiện trong 2 giai đoạn.
- Bước đầu tiên, implant được cắm vào xương hàm hiện có.
- Sau đó sẽ đợi tầm 3-6 tháng để trụ implant tích hợp và tiến hành phục hình mão sứ.
Đây là một quy trình phức tạp, đòi hỏi độ chính xác và nỗ lực cao của đội ngũ bác sĩ mới có thể thực hiện thành công.
Trồng răng Implant có đau không?
Cấy ghép implant có đau không là thắc mắc thường gặp của rất nhiều khách hàng. Trồng răng implant là kỹ thuật không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và tùy vào tình hình sức khỏe cũng như mức độ phức tạp của ca thực hiện mà bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê hoặc thuốc mê phù hợp. Do đó, bạn sẽ không cảm thấy quá đau hay ê buốt.
Sau khi phẫu thuật, các triệu chứng khó chịu thường xuất hiện. Bạn sẽ được cung cấp thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh thích hợp để hạn chế đau nhức. Bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết, tận tình cho bạn cách chăm sóc răng miệng để vết thương mau lành hơn.
Trồng răng Implant mất bao lâu?
Đối với những khách hàng đủ điều kiện số lượng và chất lượng xương hàm, thời gian cấy ghép chỉ trong 1 ngày và thời gian chờ phục hình chính thức từ 3-6 tháng (đối với trường hợp cấy ghép implant tức thì).
Đối với những khách hàng không đủ điều kiện về số lượng và chất lượng xương, hoặc cần điều trị viêm nha chu, các bệnh lý khác, thời gian cấy ghép có thể kéo dài từ 3 đến 9 tháng. Trong thời gian chờ phục hình sau khi cắm implant, khách hàng được gắn răng tạm để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Lợi ích cấy ghép Implant là gì?
Cấy ghép Implant được xem là giải pháp phục hình răng đã mất một cách tối ưu nhất với nhiều ưu điểm như:
- Tuổi thọ: Nếu được chăm sóc đúng cách, implant sẽ có thể tồn tại suốt đời như răng thật.
- Tính thẩm mỹ cao: Răng implant giống như răng thật, gắn liền với cung hàm, giúp bạn tự tin hơn.
- Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm: Bác sĩ phẫu thuật cấy trụ implant vào trong xương hàm thay thế chân răng thật giúp tránh tình trạng tiêu xương hàm.
- Cải thiện cuộc sống hàng ngày: Ngay cả khi cấy ghép implant, bạn vẫn cảm thấy thoải mái như răng thật, giao tiếp thuận lợi hơn. Vì có cảm giác giống như chân răng thật nên việc ăn uống, giao tiếp sẽ không phải lo lắng.
- Không ảnh hưởng đến răng thật: Trụ implant được cấy độc lập vào trong xương hàm ngay vị trí răng mất không ảnh hưởng đến răng thật. Kỹ thuật này không cần mài răng để làm cầu răng. Việc vệ sinh răng của implant cũng rất dễ dàng.
>> Bài viết đề xuất: Hỏi đáp chi phí trọn gói cấy ghép răng Implant mất bao nhiêu tiền?
Tỷ lệ trồng răng implant thành công có cao không?
Cấy ghép implant là giải pháp phục hồi răng mất có tỷ lệ thành công rất cao từ 97% đến 100%. Hàng nghìn ca cấy ghép implant đã được thực hiện thành công tại trung tâm nha khoa trong những năm qua và tất cả khách hàng đến đây đều hài lòng với kết quả đạt được.
Implant có độ bền trong bao lâu?
Răng implant được làm bằng vật liệu cao cấp không gây hại cho cơ thể, trụ titan không bị ăn mòn hay rỉ sét mà có thể tích hợp với xương và tồn tại ổn định trong cơ thể suốt đời. Do đó, độ bền của răng implant có thể kéo dài suốt đời nếu khách hàng chăm sóc đúng cách và thường xuyên thăm khám sức khỏe răng miệng.
Có bệnh lý nền có điều trị implant được không?
Người cao tuổi thường có các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch, tiểu đường,… có thể ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép implant.
Tuy nhiên, nếu kiểm soát đường huyết hoặc sức khỏe tốt, bệnh nhân vẫn có thể phẫu thuật cấy ghép implant. Để có được kết quả tốt và an toàn, bệnh nhân phải cung cấp tiền sử bệnh cho bác sĩ để có phương án phù hợp.
Chăm sóc sau điều trị có phức tạp không?
Sau khi phục hồi răng đã mất, răng implant sẽ trở thành một bộ phận của cơ thể giống như răng thật ban đầu nên việc chăm sóc không quá phức tạp.
Chỉ cần đánh răng sau bữa ăn hoặc ít nhất 2 lần/ngày. Để đảm bảo làm sạch kỹ lưỡng và loại bỏ hoàn toàn mảng bám thức ăn, bạn có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, máy tăm nước.
Khám định kỳ 6 tháng/lần cũng là thói quen cần thiết để duy trì kết quả điều trị lâu dài. Trong quá trình chăm sóc sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của implant và cạo vôi răng, làm sạch răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn trong tình trạng tốt nhất.
Răng Implant có gây khó chịu trong miệng không?
Răng implant được bác sĩ cấy ghép và phục hình bằng công nghệ tiên tiến, trụ implant được cắm chắc vào xương hàm, dưới nướu, ngoài ra, phục hình răng sứ còn được chế tạo rất hài hòa về màu sắc và kích thước với các trụ implant khác. Khách hàng sẽ không cảm thấy khó chịu.
Những biến chứng có thể xảy ra sau khi cấy ghép?
Phẫu thuật nào cũng có rủi ro, tuy tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng sau cấy ghép. Bác sĩ sẽ cảnh báo bạn về các biến chứng trong quá trình cấy ghép:
- Tổn thương thần kinh hầu như không thể xảy ra nếu bạn đã thực hiện cẩn thận việc chụp CT trước khi cấy ghép.
- Đau bất thường: Đau sau khi cấy ghép gần như không tồn tại hoặc chỉ đau nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn giảm đau cho bạn.
- Nhiễm trùng vùng cấy ghép, mặc dù tỷ lệ rất thấp do quy trình chuẩn và dùng kháng sinh dự phòng trước khi cấy ghép.
- Tổn thương mạch máu hoặc mô mềm, các tổn thương khác cho răng: Nếu bác sĩ phẫu thuật cấy ghép có kinh nghiệm trong phẫu thuật, điều này sẽ rất hiếm.
Cấy ghép Implant có an toàn?
Không giống như cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp, trồng răng implant không làm tổn hại đến răng thật của bạn, trụ được cấy vào xương hàm để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương.
Ngay cả khi implant bị lấy ra khỏi vị trí cấy ghép thì xương hàm cũng sẽ nhanh chóng được lấp đầy lại như ban đầu. Ngoài ra, chất liệu của implant được vô trùng tuyệt đối nên hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, sâu răng.
Hầu hết mọi người đều không nằm trong danh sách chống chỉ định vì quy trình cấy ghép implant rất an toàn và ít rủi ro. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch nên xin phép bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành cấy ghép.
Trên đây là những câu hỏi thường gặp về cấy ghép implant, hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn thêm nhé!
>> Bạn nên xem ngay: Khách hàng Mỹ, Anh, Pháp, Úc review trồng răng Implant tại trung tâm Implant Việt Nam
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống