Điểm mặt những rủi ro khi cấy ghép răng implant
Cấy ghép răng implant là giải pháp nổi trội nhất trong tất cả các phương pháp phục hồi răng mất về cả tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai cũng như độ bền chắc. Theo các chuyên gia đánh giá, tỷ lệ thành công của một ca phẫu thuật implant lên đến 97%, tuy nhiên trong đó vẫn có khoảng 3% trường hợp gặp phải những rủi ro không mong muốn.
Mục lục nội dung
Những rủi ro thường gặp khi cấy ghép răng implant
Mặc dù chiếm tỷ lệ không cao nhưng những rủi ro khi cấy ghép răng implant vẫn có thể xảy ra, ảnh hưởng đến kết quả điều trị, sức khỏe cũng như tâm lý của khách hàng.
Nguyên nhân chủ yếu là do bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật, không đảm bảo yếu tố vô trùng trong khi cấy ghép, và khách hàng không chăm sóc đúng đắn tại nhà. Một số biến chứng khi trồng răng implant thường gặp có thể kể đến như:
1. Chảy máu kéo dài
Chảy máu sau khi cấy ghép implant implant là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên bạn cần phân biệt giữa chảy máu bình thường và bất thường sau khi thực hiện. Thông thường, tình trạng chảy máu chỉ kéo dài khoảng 30 phút sau phẫu thuật.
Nhưng nếu sau 1 – 2 ngày mà hiện tượng này vẫn còn và có chiều hướng gia tăng, dùng bông không cầm máu được thì bạn cần đến ngay nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.
2. Tổn thương các răng kế cận
Nhiều trường hợp khi khoan vào xương hàm để đặt trụ implant, bác sĩ không xác định được vị trí chính xác, làm ảnh hưởng đến chân răng của răng bên cạnh. Đây là một trong những rủi ro khi trồng răng tuy ít gặp nhưng có thể gây ra những biến chứng khó lường về sau.
3. Tổn thương dây thần kinh
Ngoài việc làm tổn thương các răng kế cận, hệ thống dây thần kinh bên dưới cũng có thể bị ảnh hưởng nếu quá trình khoan không được đảm bảo. Các mô dây khi bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến các triệu chứng như tê và ngứa ran ở nướu, môi, lưỡi hoặc cằm. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể gây đau dữ dội khi ăn nhai.
4. Nhiễm trùng quanh implant
Nếu như bạn vệ sinh răng miệng kém hoặc sử dụng quá nhiều chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia… thì sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng vùng quanh implant ngày sau khi thực hiện cấy ghép.
Biểu hiện của nhiễm trùng đó là mô răng xung quanh implant bị đỏ, sưng tấy, đau nhức, một số trường hợp có thể mưng mủ và lan xuống dưới trụ khiến chúng lung lay.
5. Viêm xoang
Viêm xoang sau khi cấy ghép implant cũng có thể xảy ra. Nguyên nhân là do tiền sử bệnh khách hàng, hoặc có thể là quá trình khoang đâm vào lớp màng xoang và một phần của implant nằm bên trong xoang hàm. Điều này xảy ra ở những người đã cấy ghép răng hàm trên và phần xương hàm trên đã biến mất phần lớn.
6. Implant bị đào thải
Đây là biến chứng khá nguy hiểm mà bạn cần lưu ý. Trụ implant bị đào thải sẽ có hiện tượng như: trụ implant trồi lên, lộ một phần hoặc toàn bộ,… Nguyên nhân có thể do vật liệu implant không đảm bảo, kỹ thuật trồng răng implant không chính xác, xương hàm yếu.
Biện pháp phòng tránh rủi ro khi cấy ghép răng implant
Để tránh những rủi ro khi cấy ghép răng implant, điều quan trọng là bạn hãy cân nhắc và lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín. Hãy lựa chọn dựa vào các yếu tố như: đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, yếu tố vô trùng, đặc biệt là những phản hồi của khách hàng đã từng thực hiện dịch vụ.
Trung tâm Implant Việt Nam cấy ghép chuyên sâu hàng đầu tại TP.HCM. Nha khoa quy tụ chuyên gia implant trên 25 năm kinh nghiệm, cùng với sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, đã thực hiện thành công hàng chục ngàn ca implant, từ đơn giản đến phức tạp, mang đến khách hàng nụ cười hoàn hảo.
>> Bài viết đề xuất: Địa chỉ nha khoa 25 năm trồng răng implant uy tín tại Tp.hcm thành công trên 20.000+ khách hàng
Bên cạnh đó, khách hàng cần có cách chăm sóc khoa học sau khi điều trị. Hãy đảm bảo rằng mình có đầy đủ những kiến thức cơ bản về việc chăm sóc đúng cách sau khi cấy ghép implant, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những rủi ro khi cấy ghép răng implant thường gặp, từ đó biết được cách phòng tránh sao cho hiệu quả nhất. Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ thêm những vấn đề về nha khoa, bạn có thể liên hệ đến Hotline 1900 56 5678 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể nhất.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm