Những sự thật trồng răng Implant mà các nha sĩ ngại nói
Những sự thật trồng răng Implant mà các nha sĩ ngại nói với bạn: Trụ Implant có thể không tích hợp với xương hàm, cảm giác ăn nhai trên các loại Implant khác nhau là như nhau, tỉ lệ tích hợp xương của các dòng Implant gần như giống nhau, cấy nhiều Implant chưa chắc đã tốt, răng Implant có thể không tồn tại trọn đời,…
Tuy nhiên cho đến hiện tại, cấy ghép răng Implant vẫn là phương án tối ưu nhất giúp tái tạo toàn diện răng đã mất mà bạn nên áp dụng.
1. Trụ Implant có thể không tích hợp với xương hàm
Đây là rủi ro khiến nhiều người lo lắng nhất và chúng có thể xảy ra trên thực tế. Trụ Implant mặc dù là có tính tương thích cao nhưng vẫn là vật thể lạ khi đưa vào cơ thể, do đó vẫn có tỉ lệ thải ghép. Nhiệm vụ của chúng ta là giảm tỉ lệ đào thải đến mức thấp nhất.
Trụ Implant có tích hợp được với xương hàm hay không trên thực tế còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng xương hàm, kỹ thuật cấy ghép, điều kiện vô trùng, tính ổn định của Implant,… Bác sĩ nên trao đổi cụ thể với khách hàng về các yếu tố này vào tạo điều kiện thuận lợi cho Implant tích hợp mô xương.
2. Cảm giác ăn nhai trên các loại Implant khác nhau là như nhau
Trụ chân răng khi đã tích hợp với xương thì sẽ đứng vững chắc trong xương hàm và ổn định tại vị trí đó. Nếu bạn cảm thấy chân răng bị lung lay, nghĩa là chúng đã có vấn đề. Vì vậy, giả sử bạn sử dụng 2 chiếc răng Implant với 2 hãng Implant khác nhau thì bạn cũng sẽ không phân biệt được sự khác biệt giữa chúng thông qua cảm giác ăn nhai.
3. Cấy nhiều Implant chưa chắc đã tốt
Mỗi chiếc răng Implant cần có một khoảng xương hàm dày tối thiểu 1,5mm để nâng đỡ chân răng, nếu cấy nhiều trụ chân răng cạnh nhau thì vùng xương này sẽ có nguy cơ mỏng đi, dẫn đến tụt nướu, tiêu xương sau này.
Do đó, nếu mất 1 răng, bạn cần cấy 1 trụ Implant nhưng trong trường hợp mất 3, 4 răng cạnh nhau thì chỉ cần cấy 2 trụ chân răng là đủ. Điều này còn giúp bạn tiết kiệm chi phí, hạn chế xâm lấn và tốt hơn cho sức khỏe xương hàm.
Thậm chí khi mất cả hàm răng, bạn có thể lựa chọn Implant All on X. Đây là phương pháp cắm từ 2, 3, 4 hoặc 5, 6,… trụ Implant, tùy vào tình trạng của mỗi người (Quá trình cắm trụ sẽ được chia làm nhiều lần, mỗi lần cắm 2 trụ Implant).
Xem thêm: 4 Cách bảo vệ trụ Implant bền vững sau phẫu thuật thành công
4. Tỉ lệ tích hợp xương của các dòng Implant gần như giống nhau
Đây cũng là một trong những sự thật trồng răng Implant mà các nha sĩ ngại nói với bạn. Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy khả năng tích hợp xương của chân răng nhân tạo lên đến 95%. Tỉ lệ này cũng đúng với hầu hết các dòng Implant khác nhau.
Chân răng giả hiện nay được sản xuất từ Titanium, xử lý bề mặt bằng công nghệ hiện đại nhằm hấp dẫn tế bào xương tới và tạo nên sự tích hợp. Thời gian cần thiết cho quá trình này rơi vào khoảng 3 – 6 tháng. Tuy nhiên với các thương hiệu Implant cao cấp, thời gian này có thể được rút ngắn đáng kể.
5. Răng Implant có thể không tồn tại trọn đời
Răng Implant không bị sâu như răng tự nhiên nhưng chúng vẫn được bao bọc bởi xương và nướu nên vẫn có thể gặp phải các bệnh lý như viêm quanh răng, tiêu xương, tụt nướu,… nếu bạn không chăm sóc tốt và thăm khám răng định kì.
Tuy nhiên, độ bền đẹp của răng Implant vẫn có thể duy trì trọn đời nếu bạn biết cách vệ sinh, chăm sóc răng hợp lý và đi bảo dưỡng định kì tại nha khoa.
Hy vọng rằng những sự thật trồng răng Implant mà các nha sĩ ngại nói với bạn nêu trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này để đưa ra quyết định phù hợp nhất trước khi tiến hành. Cho đến hiện nay, trồng răng Implant vẫn là giải pháp tối ưu nhất giúp khôi phục toàn diện răng thật đã mất mà bạn nên chọn lựa.
Hãy đặt hẹn ngay với các bác sĩ tại trung tâm Implant Việt Nam để được khám và tư vấn miễn phí về các vấn đề răng miệng nhé.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm