Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

Nước bọt có mùi hôi là do đâu? Giải pháp điều trị dứt điểm


Nhiều câu hỏi gửi đến Nha khoa Nhân Tâm cho biết họ rất hoang mang không biết tại sao nước bọt lại có mùi hôi mặc dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Vậy tại sao nước bọt có mùi hôi? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy tìm ra câu trả lời trong bài viết sau!
Nước bọt có mùi hôi là do đâu? Giải pháp điều trị dứt điểm

Nước bọt có mùi hôi sẽ làm cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và ái ngại khi giao tiếp. Nguyên nhân gây ra tình trạng nước bọt có mùi hôi có thể là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, do ăn uống các loại thực phẩm “nặng mùi”, do mắc các căn bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá, do chưa vệ sinh tốt răng giả, hàm tháo lắp…

Để điều trị dứt điểm nước bọt có mùi hôi bạn nên tăng cường vệ sinh răng miệng, thay đổi kem đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, thay đổi thực đơn ăn uống, khám răng miệng định kỳ…

Các dấu hiệu nhận biết nước bọt có mùi hôi

Trên thực tế, không phải ai cũng nhận thức được việc hôi miệng của bản thân. Để biết liệu nước bọt của bạn có mùi hay không, tất cả những gì bạn phải làm là thực hiện một vài bài kiểm tra như sau:

  • Cách dễ nhất là hỏi ý kiến của người thân hoặc quan sát nét mặt của người đối diện khi giao tiếp với họ.
  • Dùng tăm bông để lấy mẫu nước bọt từ miệng. Nếu bạn thấy tăm bông màu trắng, chuyển sang màu vàng có thể nước bọt có mùi hôi.
  • Để kiểm tra chính xác hơn, bạn có thể đến gặp bác sĩ để kiểm tra nồng độ mùi bằng thiết bị nha khoa.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nước bọt có mùi hôi

Nước bọt là dịch tiêu hóa tiết ra một cách liên tục trong khoang miệng. Nước bọt thường không mùi và được coi là một loại nước súc miệng tự nhiên đóng vai trò làm sạch và khử trùng. Vì vậy khi nước bọt có mùi hôi sẽ làm cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và ái ngại khi giao tiếp. Sau đây là một số những nguyên nhân phổ biến:

Do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Nước bọt có mùi hôi khi các mảnh thức ăn không được làm sạch bị mắc kẹt giữa các kẽ răng. Vi khuẩn sẽ phân hủy các thức ăn này, làm cho thức ăn bị hòa tan trong nước bọt. Khi bạn nói, mùi hôi sẽ thoát ra. Do đó, bạn nên súc miệng kỹ lưỡng, đồng thời dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch kẽ răng.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách dễ dẫn đến hôi miệng
Vệ sinh răng miệng không đúng cách dễ dẫn đến hôi miệng

Do ăn uống các loại thực phẩm “nặng mùi”

Ăn thực phẩm có mùi nặng chẳng hạn như mắm, tỏi và hành, cũng là nguyên nhân làm cho nước bọt có mùi hôi.

Do mắc các căn bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá

Hệ tiêu hóa sẽ tác động trực tiếp tới sức khỏe răng miệng. Điều này là hiển nhiên, nhưng rất ít người biết và quan tâm đến nó. Người mắc bệnh đường tiêu hóa hoặc trào ngược axit có chứng hôi miệng kèm theo. Điều này là do thức ăn, axit và dịch vị bên trong dạ dày thoát ra ngoài theo đường miệng làm cho nước bọt có mùi.

Cũng giống như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp có ảnh hưởng trực tiếp đến hơi thở và nước bọt của người bệnh. Người bị viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản, viêm họng hạt,… cũng thường có hiện tượng hơi thở và nước bọt có mùi hôi. Ngay cả khi vệ sinh răng miệng tốt, bạn cũng khó tránh khỏi những mùi hôi này.

Các căn bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá có thể gây hôi miệng
Các căn bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá có thể gây hôi miệng

Do chưa vệ sinh tốt răng giả, hàm tháo lắp

Răng giả và răng hàm tháo lắp có thể giúp bạn ăn và nhai tốt hơn. Nhưng nếu không biết cách sử dụng, thức ăn thừa dễ dính vào nhau và gây mùi. Do đó, hàm tháo lắp cần được vệ sinh thật sạch sẽ bằng dung dịch chuyên dụng. Nếu bạn thấy hàm tháo lắp không phù hợp với mình, bạn sẽ cần phải điều chỉnh nó để tránh làm tổn thương niêm mạc và nướu răng.

>> Bài viết đề xuất: Rụng răng người trưởng thành có mọc lại không? Cập nhật mới nhất tháng 10/2024.

Các phương pháp điều trị dứt điểm nước bọt có mùi hôi

Tăng cường vệ sinh răng miệng

Bạn nên thực hiện chải răng đúng cách và kỹ lưỡng, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, khử mùi hôi của nước bọt. Ngoài ra bạn cũng cần vệ sinh lưỡi cẩn thận bằng các dụng cụ, vì đây là nơi tập trung nhiều vi khuẩn. Nếu lưỡi không được vệ sinh sạch sẽ, rất nhiều vi khuẩn gây mùi hôi sẽ tích tụ lại.

Tăng tần suất đánh răng và thay đổi kem đánh răng

Mảng bám trên răng là nguyên nhân phổ biến gây ra hôi miệng, tuy nhiên nếu bạn đã đánh răng mà vẫn có mùi hôi thì lúc này bạn nên tăng tần suất đánh răng và đổi loại kem đánh răng đang dùng. Kem đánh răng chứa hàm lượng flour cao hơn, giúp khử trùng hiệu quả hơn và loại bỏ mùi hôi hiệu quả. Hãy chải răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng phù hợp để hạn chế nước bọt có mùi.

Thay đổi kem đánh răng phù hợp có thể hạn chế tình trạng nước bọt có mùi
Thay đổi kem đánh răng phù hợp có thể hạn chế tình trạng nước bọt có mùi

Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày

Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để khắc phục mùi hôi của nước bọt tại nhà. Muối có tính kháng khuẩn cao, giúp loại bỏ vi khuẩn, làm chắc răng và giảm mùi hôi. Thực hiện theo phương pháp đơn giản, bạn chỉ cần súc miệng sau khi đánh răng và áp dụng mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Thay đổi thực đơn ăn uống

Nếu nước bọt của bạn có mùi lạ từ thức ăn hàng ngày, bạn có thể sử dụng phương pháp điều trị hôi miệng bên trong để giảm bớt mùi hôi của nước bọt. Hãy thường xuyên ăn các loại rau củ như lê, táo, cà rốt, dưa chuột, rau diếp. Thực phẩm tươi xanh tạo cơ hội làm sạch khoang miệng rất tốt. Ngoài ra, chúng còn giúp bổ sung các chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.

Thực đơn ăn uống với các thực phẩm tươi xanh làm sạch khoang miệng rất tốt
Thực đơn ăn uống với các thực phẩm tươi xanh làm sạch khoang miệng rất tốt

Khám tổng quát định kỳ

Theo dõi sức khỏe thường xuyên là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm. Khám sức khỏe định kỳ không chỉ ghi nhận tình trạng sức khỏe hiện tại mà còn giúp phát hiện sớm các bệnh lý có thể xảy ra trong tương lai. Khi đó cũng sẽ góp phần hạn chế các căn bệnh gây hôi miệng.

Khám răng miệng định kỳ

Đôi khi, mùi hôi của nước bọt có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề răng miệng như viêm nướu, sâu răng, bệnh nha chu... Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ hai lần một năm để kiểm tra và đảm bảo vệ sinh răng miệng.

Khám răng miệng định kỳ tại Implant Việt Nam để điều trị dứt điểm

Bên cạnh ý thức về việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng, việc tạo thói quen khám răng định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng, từ đó phát hiện và điều trị sớm các tình trạng răng miệng kém. Để được thăm khám răng miệng và điều trị các vấn đề phát hiện một cách tốt nhất, mời bạn đến với Nha Khoa Nhân Tâm. Chúng tôi là địa chỉ nha khoa hàng đầu với các dịch vụ chất lượng đem lại cho bạn sức khỏe răng miệng tốt nhất và nụ cười hoàn hảo.

Nhân Tâm được thành lập vào năm 1997. Với hơn 25 năm hoạt động, nha khoa tự hào là đơn vị đã thực hiện thành công ca điều trị và mang lại nụ cười đẹp nhất cho hàng nghìn khách hàng. Với chữ TÂM luôn đặt hàng đầu, khách hàng hoàn toàn gửi gắm niềm tin.

Nhân Tâm có đội ngũ bác sĩ nha khoa giỏi, giàu kinh nghiệm trong điều trị răng – hàm - mặt đem lại sự an tâm cho mọi khách hàng. Nhân Tâm còn chú trọng đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại để hỗ trợ điều trị và mang đến cho khách hàng kết quả tốt nhất. Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào việc điều trị là một thế mạnh giúp Nha khoa Nhân Tâm xuất sắc trở thành một trong những địa chỉ hàng đầu được khách hàng tin tưởng lựa chọn và đi đầu về dịch vụ trồng răng Implant.

Khám răng miệng định kỳ tại Nha khoa Nhân Tâm để điều trị dứt điểm tình trạng nước bọt có mùi hôi
Khám răng miệng định kỳ tại Nha khoa Nhân Tâm để điều trị dứt điểm tình trạng nước bọt có mùi hôi

Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900 56 5678. Bất cứ khi nào bạn đang tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín hãy đến trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn miễn phí và giải đáp những vấn đề bạn đang gặp phải.

Đăng ký tư vấn miễn phí


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan