Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Quy trình cấy ghép Implant xương bướm


Cấy ghép Implant xương bướm được đánh giá là một bước tiến đột phá trong công nghệ Implant nha khoa, cung cấp giải pháp lâu dài và bền vững cho những bệnh nhân bị mất răng hàm trên. Hãy cùng Trung tâm Implant Việt Nam tìm hiểu về quy trình cấy ghép Implant xương bướm trong bài viết dưới đây nhé!
Quy trình cấy ghép Implant xương bướm

Quy trình cấy ghép Implant xương bướm gồm các giai đoạn: Thăm khám và tư vấn giải pháp, phẫu thuật cấy trụ Implant, tích hợp xương, phục hình răng trên Implant và hướng dẫn chăm sóc sau khi điều trị. Cấy ghép Implant xương bướm được xem là “cứu cánh” cho bệnh nhân mất răng hàm trên bị tiêu xương nghiêm trọng.

Tiêu xương nghiêm trọng ở bệnh nhân mất răng hàm trên

Tiêu xương hàm là tình trạng xương hàm bị teo do sự suy giảm về số lượng, mật độ và chất lượng xương hàm. Tiêu xương hàm là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân bị mất răng, làm thay đổi cấu trúc gương mặt và kéo theo nhiều tác hại nặng nề như lệch mặt, xô lệch răng, lão hóa sớm, khó ăn nhai…

Tiêu xương hàm là lý do khiến cho việc cấy ghép răng Implant gặp thách thức, trở nên phức tạp và tốn kém hơn. Thông thường, bệnh nhân cần phải tiến hành nâng xoang, ghép xương để bổ sung số lượng và chất lượng xương hàm sao cho đáp ứng đủ nhu cầu để có thể tiến hành thực hiện cấy trụ Implant.

Tiêu xương hàm gây khó khăn cho việc trồng răng Implant
Tiêu xương hàm gây khó khăn cho việc trồng răng Implant

Tuy nhiên, có một số trường hợp tiêu xương quá phức tạp hoặc tình trạng của bệnh nhân không phù hợp để thực hiện các thủ thuật tăng cường xương. Lúc này bệnh nhân không thể cấy ghép Implant thông thường mà buộc phải có những kỹ thuật đặc biệt hơn, chẳng hạn như Implant xương gò má, Implant cá nhân hóa, Implant xương bướm…

Ở bệnh nhân mất răng bị tiêu xương hàm trên nghiêm trọng, cấy ghép Implant xương bướm là một giải pháp mang lại nhiều lợi ích vượt trội, giúp bệnh nhân có thể trồng răng mới để khôi phục ăn nhai và thẩm mỹ mà không bị ảnh hưởng bởi tình trạng xương hàm, tránh được các thủ thuật như nâng xoang ghép xương.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Quy trình cấy ghép Implant xương bướm

Xương hàm trên thường yếu hơn xương hàm dưới, điều này có thể làm phức tạp việc cấy ghép Implant truyền thống.

Do đó, bệnh nhân khi bị mất răng hàm trên có tình trạng tiêu xương phức tạp có thể phải thực hiện các quy trình ghép xương mở rộng để cấy ghép răng. Điều này có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó khăn hơn và tăng thêm chi phí cho bệnh nhân.

Lúc này, cấy ghép Implant xương bướm hay còn gọi là Implant chân bướm được xem như một giải pháp tối ưu cho bệnh nhân bị mất răng và tiêu xương trầm trọng ở vị trí vùng răng hàm hàm trên.

Kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm
Kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm

Phương pháp này được thực hiện bằng cách tận dụng xương chắc khỏe hơn nằm ở khu vực cánh bướm - một khu vực nằm ở phía sau hàm trên để đặt trụ Implant.

Kỹ thuật Implant xương bướm giúp bệnh nhân mất răng sau hàm trên có thể thực hiện cấy Implant và khôi phục khả năng ăn nhai hiệu quả, bỏ qua các vấn đề liên quan đến các quy trình cấy ghép Implant truyền thống như nâng xoang, ghép xương…

Quy trình cấy ghép Implant xương bướm được thực hiện như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn giải pháp

Bác sĩ trồng răng Implant sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe răng miệng và xương hàm của bệnh nhân. Cho bệnh nhân chụp phim CT Cone Beam 3D để đánh giá chất lượng và số lượng xương hàm nhằm chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Chụp phim CT Cone Beam 3D
Chụp phim CT Cone Beam 3D

Bước thăm khám, chẩn đoán này đảm bảo rằng tình trạng của bệnh nhân phù với kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm. Sau đó, Bác sĩ lập kế hoạch và tư vấn chi tiết kế hoạch điều trị, chi phí, thời gian… cho bệnh nhân nắm rõ.

Bước 2: Phẫu thuật cấy trụ Implant

Quy trình phẫu thuật đặt trụ Implant sẽ được thực hiện dưới sự hỗ trợ của thủ thuật gây tê, nhằm giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong suốt thời gian phẫu thuật. Bác sĩ tiến hành đặt trụ Implant vào mảng xương bướm của hàm trên theo như kế hoạch lập ra.

Với công nghệ định vị X-Guide, toàn bộ quá trình phẫu thuật sẽ được trình chiếu trên màn hình máy tính, đồng thời công nghệ được tích hợp hệ thống báo động bằng hình ảnh và âm thanh nếu mũi khoan đi lệch để Bác sĩ có thể quan sát, điều chỉnh và thực hiện đặt trụ Implant một cách chính xác.

Công nghệ định vị cấy ghép răng Implant cho phép Bác sĩ đặt trụ Implant chính xác
Công nghệ định vị cấy ghép răng Implant cho phép Bác sĩ đặt trụ Implant chính xác

Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại TPHCM 2023

Bước 3: Giai đoạn tích hợp xương

Trong vài tháng tiếp theo Implant sẽ hợp nhất với xương hay còn gọi là tích hợp xương. Quá trình tích hợp xương giúp tạo nền tảng ổn định và bền vững cho răng Implant thực hiện ăn nhai. Thông thường, giai đoạn tích hợp sẽ hoàn tất trong vòng 2-6 tháng.

Trong thời gian này, Bác sĩ có thể đặt phục hình tạm thời để đảm bảo tính thẩm mỹ và giúp bệnh nhân ăn uống dễ dàng hơn.

Đặt hẹn khám - tư vấn

Bước 4: Phục hình răng vĩnh viễn

Sau khi Implant đã tích hợp thành công với xương của bạn, bước tiếp theo Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng và gửi dữ liệu đến phòng thí nghiệm nha khoa, trao đổi với các kỹ thuật viên chế tác răng sứ để hoàn thiện phục hình vĩnh viễn trên Implant.

Khi phục hình hoàn tất, Bác sĩ sẽ gắn phục hình lên trên Implant sao cho răng mới không bị lỏng lẻo, không gây cộm vướng hay đau nhức. Bệnh nhân sẽ có hàm răng mới chắc khỏe, ăn nhai thoải mái và cười thật tự nhiên.

Bệnh nhân sẽ có hàm răng mới chắc khỏe, ăn nhai thoải mái và cười thật tự nhiên
Bệnh nhân sẽ có hàm răng mới chắc khỏe, ăn nhai thoải mái và cười thật tự nhiên

Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc răng mới

Bệnh nhân được Bác sĩ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng tổng quát cũng như răng Implant. Nếu chăm sóc tốt, răng Implant có thể kéo dài tuổi thọ vĩnh viễn.

Lợi ích của phương pháp cấy ghép Implant xương bướm

Những lợi ích nổi bật khi ứng dụng kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm bao gồm:

Tránh ghép xương, nâng xoang: Cấy ghép Implant bướm sử dụng xương dày, chắc ở các mảng xương cánh bướm của hàm trên nên bệnh nhân sẽ không cần phải nâng xoang hay ghép xương để tăng cường xương như với kỹ thuật cấy ghép truyền thống.

Tiết kiệm thời gian và chi phí: Nhờ tránh được các kỹ thuật nâng xoang, ghép xương nên quy trình cấy ghép Implant xương bướm trở nên đơn giản hơn, giảm tải thời gian và chi phí thực hiện.

Cấy ghép Implant xương bướm mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân
Cấy ghép Implant xương bướm mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân

Tỷ lệ thành công cao: Cấy ghép Implant xương cánh bướm đã được thử nghiệm và chứng minh là có tỷ lệ thành công rất cao - tương đương với cấy ghép Implant truyền thống. Khi được chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách, bạn có thể sử dụng răng Implant trọn đời.

Cải thiện chất lượng cuộc sống: Cấy ghép Implant chân bướm là “cứu cánh” cho những bệnh nhân mất răng hàm trên không thể thực hiện cấy ghép Implant truyền thống. Với hàm răng mới, bạn có thể tận hưởng cuộc sống, ăn uống thoải mái và ngon miệng, nụ cười tự nhiên như răng thật.

Như vậy Trung tâm Implant Việt Nam đã làm rõ quy trình cấy ghép Implant xương bướm để giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về kỹ thuật Implant này. Đừng quên liên hệ cho trung tâm khi có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ nha khoa bạn nhé!

Liên hệ


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan