Răng bị nứt có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?
Dù răng của chúng ta được nhận định là một bộ phận cứng và chắc nhất trên cơ thể, nhưng do răng phải chịu nhiều tác động khác nhau nên có thể gây ra tình trạng răng bị nứt. Trong trường hợp răng bị nứt thì mọi người phải làm sao? Có cách nào để điều trị tình trạng này hay không không? Hãy cùng Nha khoa Nhân Tâm tìm hiểu ngay nhé!
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt răng
Hiện tượng răng bị nứt là tình trạng trên thân răng xuất hiện những vết nứt dọc hoặc ngang. Việc này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của răng, đồng thời những chiếc răng này cũng dễ bị đau nhức và ê buốt khi ăn uống hàng ngày. Nguyên nhân phổ biến khiến răng bị nứt chính là 2 nguyên nhân chính như sau:
Do yếu tố bên ngoài
Răng bị nứt do yếu tố bên ngoài thường là do răng phải chịu sự tác động từ ngoại lực ảnh hưởng. Ví dụ như tai nạn, tật nghiến răng khi ngủ, lực ăn nhai quá mạnh, không đúng khớp cắn, hay dùng răng cắn các đồ vật cứng, nước đá, nắp chai… Cho dù là nguyên nhân gì thì một khi răng bị nứt, các bạn đều phải nhanh chóng xử lý để đảm bảo răng không tiến triển nặng hơn.
Do yếu tố bên trong
Răng bị nứt có thể là do răng bị thiếu hụt nội bộ như thiếu canxi. Canxi chính là một yếu tố cơ bản giúp cho men răng được chắc khỏe, tạo được lớp bảo vệ cứng chắc cho toàn bộ mô răng. Nhờ vào lớp bảo vệ này mà răng mới có thể phản ứng được linh hoạt với các tác động từ ngoại lực.
Một khi chiếc răng của bạn tự nhiên bị nứt, mẻ hoặc bể vỡ mà không phải do chịu lực tác động mạnh thì khả năng cao là răng thiếu canxi. Ban đầu các vết nứt chỉ xuất hiện trên thân răng, sau đó vết nứt này dần lan rộng ra khiến răng sẽ bị nứt mẻ nhanh chóng dù chỉ là một lực tác động nhẹ.
Dấu hiệu nhận biết khi bị nứt răng
Dấu hiệu nhận biết răng bị nứt rất khó nhận ra và triệu chứng cũng đa dạng. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết dựa trên các triệu chứng sau:
- Bạn có thể bị đau mỗi khi nhai, đặc biệt là khi giải phóng lực cắn.
- Nhiệt độ cũng có thể gây khó chịu cho răng, nhất là khi bị lạnh hay ăn những thực phẩm quá nóng, quá lạnh.
- Nhạy cảm với đồ ngọt nhưng không có dấu hiệu của bệnh sâu răng.
- Vùng sưng tấy có thể giới hạn trong một vùng nhỏ gần sát chiếc răng bị tổn thương.
Nếu bạn bị đau dữ dội thì hãy giảm đau nhưng phải nhớ là hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ khi dùng bất kỳ dược phẩm nào.
Răng bị nứt có tự lành không?
Một chiếc răng bị nứt chắc chắn sẽ không thể tự lành lại, bởi vì các vết nứt trên răng không thể tự hồi phục lại như da hoặc xương… đồng nghĩa với việc nếu răng bị sâu, gãy, vỡ thì mô răng sẽ không thể trở lại như xưa.
Các vết nứt có thể tiếp tục kéo dài và ăn sâu xuống dưới cho đến khi răng bị gãy, dây thần kinh bị nhiễm trùng gây đau nhức, khó chịu. Nếu răng của bạn chỉ bị nứt nhẹ mà không làm ảnh hưởng chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ thì bạn chỉ cần theo dõi một thời gian xem mô răng phát triển ra sao, có tiến triển nặng không, nếu không ảnh hưởng thì không cần phải điều trị.
Nhưng nếu răng nứt ngang, dọc hoặc nứt đôi thân răng có khả năng nhiễm trùng, và không thể tự hồi phục cao. Lúc này bạn cần đến nha khoa thăm khám để khắc phục sớm tình trạng đó, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Chuyên gia giải đáp bọc răng sứ Titan có tốt không?
Điều trị nứt răng tại nha khoa
Điều trị nứt răng sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ răng bị nứt. Để điều trị răng bị nứt sẽ có 3 phương pháp chính:
Trám răng thẩm mỹ
Trám răng thẩm mỹ có thể điều trị răng bị nứt bằng cách sử dụng vật liệu trám răng thẩm mỹ hiện đại nhất Composite. Loại vật liệu này sẽ được bôi lên bề mặt răng nơi có những vết nứt để tạo hình cho giống với men răng thật nhất, sau đó bác sĩ sẽ chiếu đèn để làm đông vật liệu Composite vào răng thật, tạo được sự bền chắc.
Do Composite có tính xốp nên rất dễ bị dính màu thực phẩm, nên sau một thời gian sử dụng thì các vết trám sẽ bị ố vàng gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, vật liệu trám này có độ bám dính không cao, dễ bị bong bật mỗi khi ăn nhai hoặc bị kích thích với nhiệt độ… Phương pháp này không được xem là giải pháp hiệu quả đối với những vết nứt lớn, sâu.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ cũng là cách khắc phục răng bị nứt một cách tốt nhất mà bác sĩ thường khuyên bạn nên thực hiện. Bọc răng sứ là giải pháp hiệu quả để bảo tồn được răng thật và có tính thẩm mỹ cao.
Trước khi bọc răng sứ thẩm mỹ, bác sĩ sẽ kiểm tra thật kỹ tình trạng răng miệng, vệ sinh sạch sẽ và điều trị bệnh lý trước. Đối với những chiếc răng sâu thì việc nạo sạch là điều cần thiết để loại bỏ hoàn toàn các mô răng gây bệnh.
Bọc răng sứ sẽ dùng một mão sứ được chế tạo theo dấu răng cũ và bọc chụp toàn bộ phần thân răng thật. Vì yếu tố bảo vệ răng thật mà lực nhai hoặc các tác động bên ngoài không thể làm ảnh hưởng đến phần răng thật bên trong.
Phần răng bị nứt vỡ sẽ được phục hình bằng một mão sứ có độ bền chắc khá cao. Nếu thực hiện với răng toàn sứ cao cấp thì tuổi thọ sẽ lên tới hàng chục năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng.
Nhổ răng
Bác sĩ sẽ chỉ định bạn nhổ răng nếu răng đã bị hư hỏng nghiêm trọng vào đến tủy và dây thần kinh. Khi này răng đã không thể phục hồi được, việc nhổ răng sẽ giúp bạn tránh được các tình trạng viêm nhiễm và không lan sang các răng còn lại.
Để ngăn ngừa biến chứng bị mất răng, bạn cần trồng răng Implant để khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Lúc này vấn đề tiêu xương hàm do mất răng cũng sẽ được ngăn chặn hoàn toàn.
Các biện pháp phòng tránh nứt răng
Các bạn không thể tránh bị nứt răng hoàn toàn. Tuy nhiên có thể ngăn ngừa hiệu quả bằng một số phương pháp như:
- Đeo miếng bảo vệ răng miệng nếu bạn hay nghiến răng khi ngủ, hay chơi thể thao.
- Không được cắn và nhai các vật quá cứng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ để theo dõi tình trạng răng miệng của mình.
Đối với những thông tin mà nha khoa Nhân Tâm đã chia sẻ trên, hy vọng các bạn đã hiểu rõ về răng bị nứt. Để tránh tình trạng răng bị nứt thì khi nhận thấy dấu hiệu, mọi người nên đến ngay trung tâm Implant Việt Nam để được các bác sĩ kiểm tra và có cách khắc phục tốt nhất.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống