Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Răng Implant bị vỡ: Nguyên nhân và cách điều trị


Răng Implant bị vỡ là trường hợp cực kỳ hiếm gặp khi trồng răng Implant. Nhưng mọi người cũng nên chú ý đến trường hợp này để kịp thời thăm khám và điều trị. Vậy răng implant bị vỡ là do nguyên nhân gì? Cùng tham khảo bài viết bên dưới để hiểu thêm chi tiết nhé!
Răng Implant bị vỡ: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng Implant được đánh giá là có độ cứng chắc và tuổi thọ sử dụng rất lâu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có thể xảy ra tình trạng răng Implant bị vỡ hoặc lung lay. Dù là trường hợp hiếm gặp nhưng các bạn vẫn nên lưu ý để có cách xử lý kịp thời khi gặp phải tình trạng này.

Cấu trúc của răng Implant

Cấu trúc của răng Implant sẽ được chia làm 3 bộ phận chính: trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ.

Trụ Implant

Trụ Implant là trụ được làm từ titanium, có hình trụ hoặc thuôn dần như đinh ốc. Trên bề mặt trụ sẽ có các vòng xoắn liên tục xuôi chiều đã được xử lý bằng công nghệ xử lý khác nhau sao cho khả năng xương tích hợp với bề mặt trụ Implant này nhanh nhất và chắc chắn nhất. Trụ implant với vật liệu titanium sẽ tạo thành liên kết bền và hòa làm một thể với xương hàm.

Khớp nối Abutment

Abutment chính là chốt được làm bằng kim loại hoặc bằng sứ, có dạng trụ và hai đầu. Đầu dưới được thiết kế khít sát để gắn với trụ Implant, còn đầu trên được thiết kế giống như một lỗ của ống vít để bắt chặt vào miệng Implant.

Khớp nối Abutment chỉ có thể được gắn cố định, chắc chắn vào Implant khi trụ Implant đã tích hợp xương thành công. Ngoài ra chúng còn đóng vai trò như một cùi răng với tác dụng nâng đỡ mão răng hay cầu răng bên trên.

Cấu trúc của răng Implant
Cấu trúc của răng Implant

Mão răng sứ

Mão răng sứ là thân răng giả được làm bằng sứ, bên trong có lõi rỗng, lõi này được úp vừa khít sát lên đầu trên vít Abutment. Thân răng này có hình thể, màu sắc, chức năng, kích thước giống như răng thật đã mất trước đó. Chất liệu tạo nên thân răng này có thể là kim loại hoặc sứ nguyên chất, tùy theo yêu cầu của khách hàng. Mão răng sứ được gắn vào vít Abutment chính là giai đoạn cuối cùng của quá trình trồng răng Implant.

Tuổi thọ của răng Implant thường là bao lâu?

Trồng răng Implant chính là phương án phục hình răng bị mất phổ biến, được nhiều người lớn tuổi lựa chọn. Vì cách này có thể cải thiện đến 99% khả năng ăn nhai cũng như nâng cao tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Ngoài ra, răng implant cũng có một đặc điểm nổi bật chính là có thời gian sử dụng lâu dài.

Theo sự phát triển công nghệ nha khoa như hiện nay, tuổi thọ của trụ Implant còn có thể kéo dài hơn nữa. Giúp tiết kiệm nhiều chi phí cho khách hàng bị mất răng hơn so với phương pháp hàm tháo lắp và cầu răng sứ. Câu trả lời cho “Tuổi thọ của răng Implant kéo dài được bao lâu?” chính là từ 25 năm, thậm chí có thể sử dụng vĩnh viễn nếu biết cách chăm sóc và có thói quen ăn uống lành mạnh.

Ngoài việc tuổi thọ trụ Implant có thể sử dụng trọn đời, người mất răng chỉ cần trồng răng một lần và không phải thay mới như các phương án khác. Đây chính là phương án được nhiều bác sĩ và chuyên gia đánh giá là giải pháp trồng răng mất tối ưu nhất.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Nguyên nhân gây ra nứt vỡ răng Implant

TH1: Trụ Implant bị vỡ hoặc lung lay

Do trụ Implant kém chất lượng

Các loại trụ Implant chính hãng thường được kiểm duyệt, cấp phép sử dụng khi có độ bền chắc lâu dài và khả năng chịu lực tốt. Còn các dòng trụ trôi nổi trên thị trường, không rõ thành phần sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, không đảm bảo tiêu chuẩn, sau một thời gian sử dụng rất dễ bị gãy vỡ.

Trụ Implant có kích thước không phù hợp

Nếu bạn bị mất răng hàm thì cần phải yêu cầu lực nhai lớn, khi này dòng trụ Implant phù hợp phải có kích thước lớn, đủ lực việc ăn nhai được thuận lợi. Nếu bạn lựa loại trụ Implant nhỏ thì chỉ thích hợp với các răng cửa không cần ăn nhai nhiều, từ đó dễ dẫn đến tình trạng trụ Implant bị gãy.

Trụ Implant bị đặt sai vị trí

Có thể là do bác sĩ lên phác đồ điều trị sai, tính toán sai khiến thông số kỹ thuật không đúng dẫn tới việc đặt trụ Implant bị sai vị trí, sai hướng. Điều này sẽ gây ra việc phân bổ lực nhai không đều, lực nhai quá tải khiến răng Implant bị vỡ, lung lay.

Nguyên nhân gây ra nứt vỡ răng Implant
Nguyên nhân gây ra nứt vỡ răng Implant

TH2: Răng Implant bị bể

Chế độ ăn nhai quá mạnh

Dù răng Implant không bị hạn chế về chế độ ăn nhai, nhưng để tăng tuổi thọ của răng được lâu thì bạn vẫn nên tránh ăn đồ quá cứng. Răng sứ cũng tương tự như một chiếc răng thật, vẫn có thể bị tổn tại khi cắn phải vật cứng hoặc bị chấn thương. Đây chính là nguyên nhân khiến răng sứ trên Implant bị vỡ.

Thói quen nghiến răng

Nghiến răng trong thời gian dài sẽ làm răng bị suy yếu, răng Implant bị tác động mạnh sẽ xuất hiện vết nứt và lung lay. Các răng thật sẽ bị mòn dần, nếu không điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ bị mất thêm răng.

Răng sứ có chất lượng thấp

Giống như chất liệu trụ Implant, răng sứ trên Implant cũng dễ bị hư hỏng nếu là chất lượng kém, không rõ nguồn gốc. Sau một khoảng thời gian ngắn sử dụng dễ bị gãy vỡ.

Điều trị răng Implant bị vỡ nứt như thế nào?

Răng Implant bị vỡ trong trường hợp nào thì bạn cũng nên đến nha khoa uy tín để thăm khám và xử lý kịp thời. Tùy vào mức độ hư hỏng của răng mà bác sĩ sẽ chỉ định có nên tháo răng sứ hay trụ Implant để làm lại một chiếc răng mới hay không. Việc thay thế răng sứ trên Implant sẽ nhanh và dễ dàng hơn trường hợp hỏng trụ Implant.

Nếu trụ Implant bị gãy vỡ hoặc không tích hợp với xương hàm thì bạn phải loại bỏ Implant ra khỏi xương hàm và chờ thời gian hồi phục. Sau khi nướu răng và xương hàm đã ổn định thì mới bắt đầu cấy ghép Implant lần 2.

Lần này các bạn nên đảm bảo điều kiện an toàn trong điều trị để tránh biến chứng hay rủi ro như lúc trước. Cụ thể nên lựa chọn nha khoa có bác sĩ giỏi, thiết bị hiện đại, phòng khám vô khuẩn và vật liệu Implant chất lượng.

Điều trị răng Implant bị vỡ nứt
Điều trị răng Implant bị vỡ nứt

Xem thêm: 6 Nguyên nhân gây nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt trụ Implant và giải pháp điều trị hiệu quả.

Lưu ý chăm sóc bảo vệ răng Implant để đạt tuổi thọ cao nhất

Nếu muốn răng implant có tuổi thọ cao, các bạn nên tham khảo một số lưu ý về chăm sóc răng implant để có tuổi thọ cao nhất:

Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ

Sau khi trồng răng Implant, bạn cần lắng nghe hướng dẫn của bác sĩ để biết cách chăm sóc răng miệng tốt nhất, giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro và biến chứng xấu đến răng implant.

Chế độ ăn uống

Một vấn đề khác cần lưu ý chính là chế độ ăn uống. Sau đây là một số gợi ý chế độ ăn uống sau khi trồng răng Implant:

  • Không nên dùng thức ăn quá nóng, quá lạnh, khô cứng và nhiều gia vị.
  • Nên dùng đồ ăn dạng lỏng, để nguội, ít gia vị để vết thương nhanh lành.
  • Khi vết thương chưa lành, đừng nên ăn nhai trực tiếp ở vùng nướu mới cắm trụ Implant.
  • Sau khi trồng răng Implant không được uống rượu bia ít nhất 2–3 tháng.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý nha khoa. Mô nướu sẽ càng dễ viêm nhiễm hơn sau khi trồng răng Implant do thức ăn tạo thành, lâu dài sẽ làm trụ Implant bị lỏng lẻo, lung lay và dẫn đến hiện tượng đào thải.

  • Không chải răng trực tiếp vào vị trí vừa cắm trụ.
  • Súc miệng bằng dung dịch súc miệng để ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn trong kẽ, hãy súc miệng để làm sạch thức ăn thừa sau khi ăn xong, tránh trường hợp thức ăn bám vào trụ dẫn đến viêm nhiễm.
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng

Không vận động mạnh

Trong 3-5 ngày đầu, trụ Implant vẫn chưa thật sự ổn định. Nếu có tác động mạnh từ hoạt động chạy bộ, chơi thể thao gắng sức có thể khiến trụ Implant bị lỏng lẻo và lung lay. Bên cạnh đó, vận động mạnh sẽ đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu, khiến vết thương dễ xuất hiện tượng chảy máu kéo dài. Ngoài ra có thể khiến mô nướu sưng và phù nề trong nhiều ngày.

Do đó, mọi người cần lưu ý sau khi trồng răng Implant nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng trong 3–5 ngày đầu để trụ được ổn định hoàn toàn, vết thương sẽ nhanh lành hơn.

Không tác động trực tiếp đến vị trí vừa cắm trụ

Trụ Implant cần mất một khoảng thời gian khoảng 2-3 tháng thì mới có thể ổn định và chắc chắn trên xương hàm. Trong thời gian này bạn không nên đẩy lưỡi, chải răng trực tiếp vào vùng nướu cắm trụ và không dùng tay chạm vào trụ Implant thường xuyên để hạn chế tác động đến vị trí cắm trụ.

Không hút thuốc lá

Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp mà còn tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Những người hút thuốc lá lâu năm sẽ không được chỉ định cấy ghép Implant vì có nguy cơ bị chảy máu kéo dài, nhiễm trùng và đào thải trụ. Do đó để đảm bảo trụ Implant được tích hợp vào xương các bạn nên tránh hút thuốc lá.

Không tự ý dùng thuốc khi cấy ghép Implant

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì bạn nên lưu ý sau khi trồng răng Implant là không tự ý sử dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều biến chứng, nhất là khi vết thương chưa lành.

Không tự ý dùng thuốc khi cấy ghép Implant
Không tự ý dùng thuốc khi cấy ghép Implant

Trong trường hợp bạn phải dùng thuốc để điều trị các bệnh lý khác, thì hãy thông báo cho bác sĩ lịch sử dùng thuốc trong vòng 14 ngày để phòng ngừa hiện tượng phản ứng thuốc.

Sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã biết thêm một vấn đề khác khi trồng răng là răng Implant bị vỡ. Khi thấy răng implant của bạn xuất hiện tình trạng này thì nên đến nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam để được thăm khám và có liệu trình điều trị thích hợp nhé!


Bài viết liên quan