Răng mọc lẫy: Nguyên nhân và cách điều trị
Có một vấn đề mà rất nhiều người lo lắng cho con nhỏ chính là trong độ tuổi thay răng rất dễ bị răng mọc lẫy.
Tình trạng này thường xuất hiện khi răng vĩnh viễn không đủ khoảng nên bị mọc lệch vào trong hoặc mọc ra ngoài trong khi răng sữa vẫn còn trên cung hàm. Bài viết bên dưới sẽ giải đáp chi tiết về tình trạng răng mọc lẫy và cách điều trị tốt nhất cho mọi người nhé!
Răng mọc lẫy là gì?
Răng mọc lẫy là hiện tượng răng cửa ở hàm dưới bị mọc lệch hơn rất nhiều so với vị trí tiêu chuẩn ở trên cung hàm. Điều này thường xảy ra ở trẻ em trong quá trình thay thế răng vĩnh viễn.
Do răng vĩnh viễn mọc lên không được thẳng trục tiêu chuẩn nên không thể tác động vào chân răng sữa làm cho chân răng không tiêu đi. Dẫn đến tình trạng răng sữa vẫn còn trên cung hàm, không chịu rụng. Kết quả nhiều người vẫn lầm tưởng trẻ con bị mọc thừa một chiếc răng.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng mọc lẫy
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ em, trên cơ bản là một số nguyên nhân chính như sau:
Do di truyền
Đa phần các trường hợp mọc lẫy ở trẻ em thường là do di truyền hoặc gia đình có tiền sử bệnh về xương. Có thể là do ông bà, bố mẹ đã bị các vấn đề như hô răng, móm răng và thưa răng,… việc này cũng sẽ di truyền lại cho đời con cháu sau này.
Răng sữa rụng quá sớm
Răng sữa rụng quá sớm cũng một nguyên nhân vô cùng quan trọng. Răng sữa là chiếc răng có thể giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Tuy nhiên, nếu răng sữa không được bảo vệ tốt, bị nhổ sớm hoặc nhổ không đúng cách cũng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tình trạng mọc răng của trẻ sau này.
Cung hàm quá hẹp
Cung hàm hẹp cũng là nguyên nhân khiến răng mọc lẫy do cung hàm không đủ chỗ để các răng vĩnh viễn mọc thẳng hàng. Từ đó dẫn đến tình trạng răng bị mọc lệch, không được thẳng hàng, chen lẫn nhau và xuất hiện tình trạng răng mọc lẫy hàm dưới, răng mọc lẫy vào trong nhìn rất lộn xộn.
Thói quen xấu hằng ngày
Những thói quen xấu như mút tay, bú bình, đẩy lưỡi hoặc ngủ nghiến răng chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí mọc của răng. Đặc biệt các nguyên nhân này sẽ dẫn đến việc răng mọc lẫy rất xấu và khắc phục rất khó khăn.
Răng sữa bị sâu
Răng sữa bị sâu nặng, ăn vào tuỷ và chân răng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mầm răng của răng vĩnh viễn đang mọc bên dưới.
Ăn uống thiếu chất
Khi cơ thể của bé thiếu các loại vitamin, khoáng chất sẽ khiến răng mọc sai vị trí hoặc có thể khiến răng vĩnh viễn mọc đè lên chỗ răng sữa khi răng sữa chưa rụng.
Biểu hiện răng bị mọc lẫy
Đối với tình trạng răng mọc lẫy mất thẩm mỹ, bố mẹ có thể phát hiện ra chúng bằng cách quan sát. Điển hình là răng của trẻ sẽ mọc không đúng như vị trí thường thấy. Sau đây là những biểu hiện của răng mọc lẫy:
- Thứ nhất: phần răng ở hàm trên sẽ bị chìa ra ngoài khiến cho 2 hàm không được khớp vào nhau.
- Thứ hai: trong thời điểm thay răng vĩnh viễn, răng sữa vẫn chưa có dấu hiệu lung lay.
- Thứ ba: răng vĩnh viễn rất dễ bị mọc hô, móm hoặc mọc cách xa nhau.
- Thứ tư: răng vĩnh viễn thường có kích thước khá lớn, có thể dẫn đến tình trạng không đủ chỗ cho các răng khác, gây ra tình trạng răng mọc lệch hoặc mọc lẫy
- Thứ năm: răng mọc lẫy xuất hiện sẽ khiến các bé cảm thấy đau nhức, khó chịu.
Những tác hại của răng mọc lẫy nên biết
Răng mọc lẫy làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Ông bà ta luôn có câu “cái răng cái tóc là góc con người’, trước tiên tình trạng răng bị mọc hướng ra ngoài hay vào trong có thể làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của khuôn mặt rất nhiều.
Thông thường, độ tuổi mọc răng cũng là thời điểm bé đã cắp sách đến trường và làm quen với môi trường mới, bạn bè và thầy cô. Và khi những chiếc răng mọc lẫy này xuất hiện, mỗi khi bé cười hoặc nói chuyện có thể trở thành rào cản to lớn khiến các bé dễ xấu hổ và mất tự tin hơn. Sau đó, bé sẽ rất khó hòa nhập với trường lớp và bạn bè, dần trở nên tự ti, ít giao tiếp với mọi người.
Chức năng cắn nhai không được hoàn thiện
Ngoài tính thẩm mỹ của khuôn mặt, những chiếc răng mọc lẫy này còn ảnh hưởng tới chức năng nhai cắn thức ăn của bé. Răng mọc lẫy sẽ khiến việc nhai và cắn thức ăn trở nên khó khăn.
Điều đó khiến bé không thể tự nhai kỹ thức ăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ khá sớm. Thêm vào đó, việc thức ăn không được nhai kỹ cũng khiến chúng dễ bị mắc kẹt ở kẽ của những chiếc răng lẫy. Tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng ở trẻ em.
Răng mọc lẫy điều trị như thế nào?
Điều trị răng mọc lẫy tại nhà
Nếu tình trạng răng mọc lẫy mới xuất hiện, cha mẹ có thể tập cho trẻ một vài động tác giúp đẩy răng về lại vị trí ban đầu như động tác đẩy lưỡi vào vị trí răng bị lẫy. Hướng dẫn trẻ đẩy đầu lưỡi về phần thân của vị trí răng mọc lệch nhiều lần trong một ngày để răng về đúng vị trí.
Nên thực hiện động tác đẩy lưỡi thường xuyên, cách này có thể giảm đáng kể tình trạng lệch trục của thân răng. Nhưng cha mẹ cũng cần chú ý đến tần suất và lực đẩy lưỡi của bé. Không nên thực hiện cách này quá đà sẽ gây ra hiện tượng hô răng. Do đó cha mẹ cần hướng dẫn kỹ và quan sát trẻ thường xuyên trong quá trình tập đẩy lưỡi để đưa răng lệch về vị trí, sau khi đã về đúng vị trí thì không được thực hiện tiếp.
Răng mọc lẫy nhờ sự can thiệp của bác sĩ nha khoa
Trong trường hợp lệch trục thân răng quá nhiều và áp dụng động tác đẩy lưỡi không thể đưa răng về đúng vị trí. Lời khuyên tốt nhất chính là cha mẹ cần đưa con đi thăm khám để bác sĩ nha khoa tiến hành điều trị. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp can thiệp chỉnh nha khi trẻ còn nhỏ và răng lẫy trong giai đoạn còn sớm.
Nếu bác sĩ không tiến hành can thiệp sớm, răng mọc lẫy có thể gây ra nhiều hệ quả như lệch hàm, xương hàm bị yếu, gây hô răng hoặc rối loạn khớp cắn. Còn nếu ba mẹ của trẻ phát hiện và can thiệp muộn sau khi trẻ được 12 tuổi thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi niềng răng ngay lập tức.
Bởi vì khi trẻ đã trưởng thành và quá trình thay răng dần hoàn thiện, răng lẫy sẽ không thể dễ dàng đưa về đúng vị trí mà cần phải can thiệp bằng phương pháp niềng răng để đạt hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.
Cách phòng tránh răng mọc lẫy
- Xác định đúng thời điểm trẻ thay răng: Trẻ sẽ bắt đầu thay răng khi lên 6 tuổi, quá trình thay răng có thể kéo dài từ 6 – 12 tuổi. Đầu tiên sẽ là những chiếc răng cửa sữa ở hàm dưới sau đó là răng cửa sữa ở hàm trên, sau đó sẽ là những chiếc răng hàm sữa.
- Thăm khám nha khoa định kỳ: Khi trẻ đến độ tuổi thay răng chính là lúc trẻ bước vào lớp 1, lúc này cha mẹ nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần. Cùng phối hợp cùng bác sĩ nha khoa để đánh giá tình trạng thay răng của trẻ và nhổ bỏ những chiếc răng chuẩn bị thay để các răng vĩnh viễn được mọc lên đúng vị trí.
- Luôn theo sát trẻ: Nếu cha mẹ đã nắm rõ độ tuổi và thứ tự thay răng sữa của trẻ thì cũng cần phải theo sát trẻ. Khi phát hiện có một chiếc răng lung lay sắp thay thì hãy khuyến khích và nhắc nhở trẻ nên tự giác dùng ngón tay tác động lực vào những chiếc răng này để chúng được lung lay nhiều thêm, giúp cho việc nhổ răng sữa nhẹ nhàng hơn. Nếu trẻ lơ là thì bố mẹ hãy chủ động hỗ trợ trẻ trong vấn đề này, bố mẹ cần rửa sạch tay và tự mình lay nhẹ hoặc mạnh cho chiếc răng sữa rụng đi.
- Những chiếc răng đã muồi rồi thì có thể lấy ra rất dễ dàng, lúc này bố mẹ cũng có thể cùng trẻ nhổ chiếc răng sữa này đi. Đấy sẽ là một kỷ niệm rất thú vị hoặc có một lựa chọn văn minh hơn là đưa trẻ đến nha sĩ. Để thuận lợi khi nhổ răng sữa đó chính là đến nha khoa để bác sĩ quan sát kỹ hơn về hàm răng của bé. Sau đó bác sĩ sẽ mang đem đến những tư vấn đúng lúc để giải quyết được các vấn đề mà các bé có thể gặp phải trong tương lai.
Trên đây là bài viết trung tâm Implant Việt Nam chia sẽ về răng mọc lẫy và cách xử lý răng mọc lẫy mà các bậc cha mẹ cần biết. Hãy quan tâm đến răng miệng của con mình để bé có một hàm răng đẹp. Hy vọng bài viết này đã mang đến những thông tin cơ bản về răng mọc lẫy, nếu mọi còn thắc mắc thì hãy liên hệ đến trung tâm Implant Việt Nam để được tư vấn ngay hôm nay nhé!
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm