Sau nhổ răng trồng Implant ngay có được không?
Trồng răng Implant tức thì là biện pháp kết hợp cả nhổ răng và trồng Implant ngay trong một cuộc phẫu thuật, giúp trụ chân răng liền với xương ổ răng trong thời gian ngắn, tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng.
Sau nhổ răng trồng Implant ngay tức thì có thể thực hiện được nhưng bạn cần đáp ứng các điều kiện về chất lượng xương hàm, xương không mềm hoặc xốp, không có bệnh lý mạn tính, không mắc bệnh về răng miệng, chất liệu chế tác trụ Implant đảm bảo chất lượng, bác sĩ thực hiện phải giỏi chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm, thiết bị hỗ trợ cấy ghép đầy đủ,…
Tìm hiểu về phương pháp nhổ răng trồng Implant tức thì
Trồng răng Implant tức thì là biện pháp kết hợp cả nhổ răng và trồng Implant ngay trong một cuộc phẫu thuật. Lúc này, răng đã hư hại được loại bỏ khỏi cung hàm, xương hàm khi đó chưa bị thương tổn. Kết thúc thao tác nhổ răng, bác sĩ sẽ thực hiện đặt trụ Implant vào khoảng trống của răng vừa nhổ để thế chỗ chân răng thật đã mất. Tế bào xương mới sẽ phát triển nhanh chóng và tích hợp lên trụ Implant.
Quá trình tích hợp có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định tới chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của chiếc răng mới và cả hàm răng. Cắm Implant tức thì ngay sau khi nhổ răng giúp trụ chân răng liền với xương ổ răng trong thời gian ngắn, tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng. Răng Implant thậm chí còn chắc chắn và khỏe hơn răng thật.
Đặc biệt, bạn có thể được phục hình răng sứ trên Implant trong vòng 2 đến 3 ngày nếu cấy Implant tức thì (thông thường, khách hàng sẽ cần chờ đợi khoảng 3 đến 6 tháng để Implant tích hợp hoàn chỉnh rồi mới gắn răng sứ lên trên).
Các điều kiện cần đáp ứng để sau nhổ răng trồng Implant ngay được
Trồng răng Implant tức thì mặc dù là biện pháp đem lại nhiều lợi ích hơn so với các biện pháp khác nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng. Bạn cần đáp ứng được một số điều kiện nhất định thì mới có thể nhổ răng và cắm Implant trong cùng một lần phẫu thuật.
Cụ thể là:
- Chất lượng xương hàm tốt, xương không mềm hoặc xốp, thể tích đủ, không quá dày hay quá mỏng.
- Khách hàng có sức khỏe tốt, không có các vấn đề liên quan tới răng miệng cũng như những bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, huyết áp,…
- Chất liệu chế tác trụ Implant đảm bảo chất lượng để trụ chân răng có khả năng chịu lực tác động lớn, độ bền chắc tốt, tuổi thọ và tính tương thích cao.
Xem thêm: 5+ tác hại mất răng lâu năm có trồng răng Implant được không?
- Bác sĩ thực hiện phải giỏi chuyên môn, am hiểu về Implant nha khoa, tay nghề tốt và có nhiều năm kinh nghiệm.
- Nha khoa tiến hành cần được trang bị đầy đủ thiết bị y tế, máy móc hỗ trợ cho quá trình thăm khám, chẩn đoán và cấy ghép răng.
Ngoài ra, các răng Implant đơn lẻ cần có thời gian chờ cho răng ổn định, hạn chế tối đa nguy cơ răng di chuyển tới vị trí khác. Đây cũng là nguyên nhân tạo sao việc nhổ răng trồng Implant tức thì đơn lẻ thường chỉ áp dụng với các răng cửa – vị trí răng không tiếp xúc với răng đối diện trong thời gian chờ lành thương.
Trong trường hợp răng cần loại bỏ là răng hàm lớn có từ 2 đến 3 chân và kích cỡ to thì cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện. Thông thường với những tình huống này, bác sĩ sẽ chỉ định cấy Implant sau khi nhổ răng khoảng 3 tháng để vết thương hồi phục và xương dần lành lại.
Bài viết đây đã cung cấp cho khách hàng những thông tin cơ bản và hữu ích về phương pháp cấy ghép Implant tức thì ngay sau khi mất răng. Cùng với đó là giải đáp băn khoăn sau nhổ răng trồng Implant ngay có được không?
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần được tư vấn, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam qua số điện thoại 1900 56 5678 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm